Tranh luận ở đây ko phải là so sánh bom khôn và bom ngu. Mà tranh luận cách biến bom ngu thành khôn theo trường phái Mỹ Nga. Giá tiền bỏ ra có xứng với hiệu quả hay ko.Từ 1965-1968, Mỹ ném bom miền Bắc. Cầu Hàm Rồng ở Thanh Hoá là một điểm huyết mạch, là trọng điểm đánh phá của không quân Mỹ, nhưng dù rất cố gắng, mất nhiều máy bay nhưng cầu Hàm Rồng vẫn đứng vững, không có quả bom nào trúng cầu. Đến năm 1972, Mỹ quay lại ném bom cầu, lần này là với bomb điều khiển bằng laser, chỉ cần 2 quả là cầu sập.
Em nghĩ là chưa cần nói đến đắt hay rẻ, có những nhiệm vụ chỉ có thể hoàn thành bởi bom dẫn đường chính xác.
Mỹ đi đầu về ý tưởng biến bom ngu thành khôn.
Tương đối rẻ. Hiệu quả khi đánh du kích. Bó tay nếu gặp gây nhiễu GPS.
Nga biến máy bay lái cơm ném bom ngu thành máy bay lái bằng máy tính ném bom ngu. Hiệu quả tương đương Mẽo.
Vấn đề của bom khôn giá rẻ Mẽo là khi bị gây nhiễu GPS là bay xuống ruộng. Muốn cginhs xác lại phải trang bị thêm đầu dò hồng ngoại, ra đa. Đắt lòi, giá ngang quả tên lửa.
Với giá tiền ko rẻ hơn quả tên lửa bao nhiêu. Nhưng bom thông minh Mỹ lại dùng quả bom ngu làm đầu đạn. Bom ngu sản xuất đại trà có nhược điểm vỏ rất nặng, thuốc nổ thông thường công suất thấp.
Nói cho dễ hiểu với bộ Kit lái quả bom thường 250kg chỉ có 100kg thuốc nổ TNT. Với giá thành đắt gấp đôi, có thể dễ dàng chế ra quả tên lửa có tính năng tương đương, nhưng có sức công phá gấp 5 lần. Tương đương cả tấn TNT.
Về hiệu quả sử dụng, có tính đến chi phí chuyến bay vào vùng chiến sự. Chế tên lửa mới tốt hơn tận dụng bom cũ.
Bom cải tiễn kiểu Mỹ chỉ có ưu điểm dễ được chấp thuận vì dính cái mác "tận dụng". Dù sao Mỹ quá giầu nên có lãng phí một chút cũng không sao.