Hung Phuc

Xe điện
Biển số
OF-470465
Ngày cấp bằng
15/11/16
Số km
2,742
Động cơ
226,889 Mã lực
Bước sang năm nay thì đúng là khó khăn thực sự. Toàn bộ hàng hóa bên em xuất đi Mỹ hiện nay đã giảm dần từ đầu năm và đến nay đã dừng lại hết do giá cước vận chuyển tăng quá nhiều, giá cước vc 1 container 40" đi Mỹ trước khoảng 4000$ giờ tăng lên 14.000$, hàng hóa vận chuyển cũng chậm rất nhiều, hiện tại em còn lô hàng vẫn nằm ở cảng hơn 1 tháng nay chưa đi đc do bị hãng tàu delay 4 lần
Bạn em cũng xuất hàng qua Châu Âu nhưng cũng đã dừng SX đóng cửa từ năm ngoái do giá cước vận chuyển quá cao, phía khách hàng cũng hủy đơn hàng.
Với tình hình giá cước tăng cao hiện nay thì chỉ những mặt hàng giá trị cao còn duy trì được, chứ những mặt hàng có giá trị thấp thì ko thể làm nổi
 
Chỉnh sửa cuối:

yêu anh có ô tô

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-343210
Ngày cấp bằng
18/11/14
Số km
6,318
Động cơ
331,888 Mã lực
Chính vì lạc quan quá đà, không dự trù hết các tình huống tương tự như dự đoán của chủ thớt dẫn đến tình trạng vaccin như hiện nay. Theo thông tin, năm ngoái nhà ta cũng đã liên hệ mua vacxin rồi, nhưng đàm phán theo kiểu "dập dòm", vs tâm lí chiến thắng, hy vọng sang năm sạch bóng covid , lúc đó, mua về nhiều nó phí ra. Đang khan hiếm , lại cửa trên mà gặp ông khách thế thì bọn bán hàng nó cũng ậm ờ ,cho qua, tao thiếu gì khách.
Sao lúc đó mình ko tính đến là nhập về tiêm free cho tuyến đầu, còn dân thì tự bỏ tiền hoặc đóng 1 phần thì có phải ngon rồi ko cụ nhỉ, đúng là ngủ quên trên chiến thắng trong khi có bao nhiêu cảnh báo của các nhà khoa học là con covid này sẽ còn dai dẳng.
 

thientudolong

Xe container
Biển số
OF-519605
Ngày cấp bằng
4/7/17
Số km
6,798
Động cơ
261,433 Mã lực
NẮNG VÀNG RỰC RỠ CHO TƯƠNG LAI TƯƠI SÁNG!
Nắng vàng rực rỡ trong một buổi trưa hè Hà Nội, tôi dừng đèn đỏ tại ngã tư Thái Hà – Tây Sơn mà hoa cả mắt, dù xe đã có kính đen và bản thân cũng đang đeo kính tối màu.
Trưa nắng, đường vắng lại càng vắng, khung cảnh ảm đạm như cảm nhận về kinh tế những ngày giãn cách này vậy. Tuy nhiên, cá nhân tôi lại đang dự cảm về một tương lai tươi sáng đang dần hiện hữu, bỗng muốn viết đôi lời động viên ae.

1. Bao giờ thì đại dịch chấm dứt tại Việt Nam?
Câu hỏi này là rất quan trọng cho bất kỳ kế hoạch kinh doanh nào, nhận định đúng về tình hình, chính là nắm đc thời cơ để tái khởi động hoạt động kinh doanh.

  • Thế nào là kết thúc đại dịch?
Nhiều người cho rằng, kết thúc đại dịch chính là lúc mọi người được tiêm chủng, ko còn ai có thể bị mắc bệnh do con virus này gây ra nữa. Tôi cho rằng quan điểm này chưa chính xác. Quan điểm của tôi là đại dịch sẽ được chấm dứt tại Việt Nam khi số người mắc bệnh được khống chế ở ngưỡng không ảnh hưởng tới áp lực lên hệ thống y tế. Tới lúc đó, sẽ được coi là hoàn tất chiến thắng.

  • Ví dụ về trường hợp của UK.
Tôi đã quan sát UK từ cuối tháng 2, khi mà nước này được coi là dẫn đầu thế giới về tiêm chủng. Ở đây tôi lấy ví dụ về UK chứ ko phải Israel, vì UK dân số lớn hơn, có mật độ dân số gần tương đương với VN. (UK: Dân số 67tr - mật độ 270ng/km2 so với VN: Dân số 97tr – mật độ 290ng/km2)
Tôi chia quá trình tiêm chủng của nước này từ khi bắt đầu tiêm mũi đầu tiên cho tới nay thành 2 giai đoạn.

  • Giai đoạn 1: Từ khi tiêm mũi đầu tiên cho tới khi số ca nhiễm giảm mạnh. 05/01/2021 – 31/03/2021
Tới ngày 31/03/2021 thì UK tiêm được 35tr mũi, tương đương đủ sức bao phủ 17,5tr dân, tương đương 26,1% dân số. Giả sử số người lớn chiếm 75% của 67tr người, thì số người lớn ở UK là 50,25tr người. Vậy với 35tr mũi vào ngày 31/03/2021 thì đã đủ bao phủ khoảng 34,8% số người lớn.
Ta nhìn sâu hơn, bằng chiến lược tiêm cho những nhóm nguy cơ tử vong cao (người cao tuổi, người có bệnh nền, người có khả năng tiếp xúc nhiều với mầm bệnh..) Thì tỷ lệ bao phủ đối với những đối tượng trên chắc chắn cao hơn tỷ lệ 34,8% trên. Như dữ liệu được công bố, số ca tử vong từ ngày 31/03/2021 trở đi chỉ loanh quanh trên dưới 30 người /ngày, nên nhớ đỉnh cao tử vong là ngày 23/01/2021 với 1.823 người chết/ngày.

  • Giai đoạn 2: Số ca nhiễm mới ổn định trong ngưỡng mà không gây áp lực lên hệ thống y tế.
Số ca nhiễm mới từ ngày 31/03/2021 đến nay (31/05/2021) loanh quanh khoảng 2500 ca nhiễm /ngày. Số ca tử vong cao nhất trong ngày cũng chỉ đạt khoảng 35 ca, nhiều ngày số ca tử vong dưới 10, thậm chí nhiều ngày số ca tử vong bằng 0. Số ca tử vong nếu có , đa phần tập trung vào đầu tháng 4 (đây là những ca đã nhiễm bệnh từ giai đoạn trước 31/03/2021)

Tôi cho rằng, giai đoạn này, đối với UK, Covid -19 đã không còn gì đáng ngại, tỷ lệ tử vong rất thấp là vì những người có nguy cơ cao đã được tiêm vắc xin rồi, họ không thể bị nhiễm, hoặc nếu bị nhiễm thì diễn biến bệnh sẽ nhẹ đi khá nhiều so với chưa được tiêm vắc xin. Còn đối với những người trẻ, nếu bị nhiễm Covid -19 thì đa phần cũng chỉ như một cơn cảm cúm thông thường, hoặc thậm chí còn không có dấu hiệu bị bệnh.

Hiện nay, với chiến dịch tiêm chủng vẫn đang tiếp tục diễn ra, việc số ca nhiễm mới và tử vong sẽ vẫn đang có xu hướng giảm dần. Cập nhật ngày 31/05/2021, UK đã tiêm 64,5tr liều, tương ứng với độ bao phủ 48.3% dân số.

Như vậy, ta có thể kết luận rằng, UK đã thực sự thoát ra khỏi bóng ma Covid-19 từ ngày 31/03/2021, khi mà tỷ lệ tiêm chủng đạt khoảng 26,1% dân số.

P/s: Theo quan sát của cá nhân tôi, các nước có dân số đáng kể (dân số ko quá ít) thì đều có số ca nhiễm mới và tử vong giảm đáng kể khi đạt tỷ lệ bao phủ từ 25% dân số trở lên.

Dữ liệu:
https://www.worldometers.info/coronavirus/
https://www.bloomberg.com/graphics/covid-vaccine-tracker-global-distribution/

  • Những trường hợp khó hiểu!!
Có một số quốc gia mà tỷ lệ tiêm chủng đạt rất cao, nhưng số ca nhiễm mới và tử vong giảm không đáng kể, điển hình nhất là UAE, một quốc gia có dân số tương đương Israel, tỷ lệ tiêm chủng cũng tương đương, nhưng kết quả rất khác biệt. Bahrain, Chile cũng đang trong trường hợp tương tự, tỷ lệ tiêm khá cao nhưng không hiểu sao dịch không giảm.
Có một điểm chung giữa các quốc gia này, là đều chấp nhận các vắc xin của TQ, tôi không có căn cứ, cũng như không nói rằng vắc xin của TQ là không tốt. Nhưng có sự thật là các nước trên có dùng vắc xin TQ, và tỷ lệ tiêm rất cao, nhưng hiện nay số ca nhiễm mới thì không giảm!
Một diễn biến khác, ở ASEAN chỉ có VN cùng Singapore là 2 nước duy nhất chưa tiêm mũi vắc xin nào của TQ cho dân của mình.

  • Quay lại với câu hỏi, vậy bao giờ đại dịch sẽ bắt đầu quá trình chấm dứt tại Việt Nam?
Như đã phân tích ở trên tỷ lệ tiêm chủng đạt cỡ 25% dân số thì Covid – 19 không còn quá nguy hiểm nữa. Tỷ lệ tương ứng tại VN, có lẽ chúng ta cần tiêm khoảng 50tr liều để đạt con số này. Tiếp theo, tôi phân tích 2 vấn đề:
  • Vấn đề thứ nhất - Năng lực tiêm chủng của VN: Về năng lực tiêm chủng, chúng ta có đơn vị hành chính cơ sở là “Xã” (đơn vị tương đương của nó là “thị trấn” và “phường”). Theo Wikipedia, ở VN hiện nay có 10.599 đơn vị hành chính cấp xã. Nếu mỗi xã có 3 y tá, mỗi y tá tiêm cho 1 người mất 10p (một tiếng tiêm được 6 người). Thì 1 ngày, 8 tiếng làm việc, một xã có thể tiêm được 3*6*8= 114 người. Cả nước một ngày thông qua hệ thống y tế cấp xã có thể tiêm được 114 liều *10599= 1.208.286 liều. Đây mới chỉ là hệ thống tiêm chủng của nhà nước, chưa kể các hệ thống tiêm chủng tư nhân như VNVC. Chưa kể việc nếu cần thiết, có thể huy động nhiều hơn số lượng 3 y tá/trung tâm y tế xã là hoàn toàn khả thi.

Trên chỉ là một con số mang tính tham khảo, tuy nhiên để thấy rằng, năng lực tiêm quy mô cả triệu liều /ngày, nếu có sự chuẩn bị trước và đủ cơ số thuốc, là hoàn toàn khả thi.

  • Vấn đề thứ 2 – Phải có đủ cơ số thuốc để tiêm:
Nói về vấn đề này, đương nhiên tôi không thể đoán được, khi nào chúng ta sẽ đủ số lượng thuốc cần thiết, tuy nhiên theo quan sát của tôi, chính phủ đã làm tất cả mọi cách để có vắc xin, những cách đó như sau:
  • Mua
  • COVAC
  • Xin hỗ trợ từ các chính phủ khác (Một số nước đã đặt mua quá số lượng mà họ thực sự cần)
  • Tự nghiên cứu trong nước.

Xét tình hình thế giới hiện nay, các nước giàu đã tiêm gần xong, lượng vắc xin dư thừa họ bắt đầu dùng để làm công cụ “ngoại giao vắc xin”. Trong những ngày vừa qua, nếu theo dõi trên truyền thông, chúng ta thấy Thủ Tướng và CTN thường xuyên gửi thư – điện đàm với các người đồng cấp của các nước yêu cầu “hỗ trợ VN tiếp cận vắc xin”. Tôi cho rằng VN sẽ sớm được hỗ trợ bởi một số nước đã yêu cầu.
Tình hình dịch ở Ấn Độ đã lắng dịu, Ấn Độ chính là công xưởng Vắc xin của thế giới, chính phủ Ấn Độ có lẽ sẽ sớm bỏ chính sách cấm xuất khẩu Vắc xin. Việc VN có được vắc xin thông qua COVAC cũng như mua được từ Astra zeneca sẽ dễ dàng hơn các giai đoạn trước.

Về quan điểm cá nhân, cá nhân tôi cho rằng, với tình hình hiện nay, có lẽ tới cuối tháng 9, VN có lẽ sẽ nhận đủ 50tr liều, và cuối tháng 10, VN có lẽ sẽ tiêm đc trên 50tr liều. (Đây hoàn toàn là nhận định cá nhân)

P/s: Tất nhiên, để đảm bảo an toàn cho tất cả mọi người, tỷ lệ bao phủ phải đạt 70% dân số, đây là điều không bàn cãi. (Để đạt được mục tiêu 70% này, đương nhiên là câu chuyện của năm 2022)

2. Người làm kinh doanh lo ngại gì trong đại dịch? Bao giờ là thời điểm bắt đầu cho kế hoạch phục hồi?
Quan điểm cá nhân của tôi cho rằng, sự lo lắng nhất về đại dịch chính là những đợt giãn cách xã hội dẫn đến sự gián đoạn trong hoạt động sản xuất - kinh doanh.

Vậy thời điểm mà sẽ không còn những đợt giãn cách nữa chính là thời điểm chúng ta có thể an tâm tái khởi động hoạt động sản xuất – kinh doanh.
Như phân tích ở trên, khi đạt được tỷ lệ tiêm chủng bao phủ khoảng 25% dân số , đấy là lúc Virus Sars-Cov-2 không còn nguy hiểm nữa. Đó chính là lúc chúng ta có thể bắt đầu xây dựng lại.
Như nhận định cá nhân tôi, có lẽ thời điểm này sẽ rơi vào đầu mùa đông năm 2021. Và để chuẩn bị cho giai đoạn đó, bạn nên chăng chuẩn bị kế hoạch ngay từ hôm nay?
Sau một cuộc khủng hoảng nào cũng là giai đoạn tái thiết, đó chính là cơ hội, khi mọi thứ bùng nổ. Ai sẽ là người nắm được cơ hội?

Chiến tranh để lại một thành phố đổ nát buồn bã hay chiến tranh để lại một thành phố với vô số công việc tái thiết, nhìn góc độ nào là tùy bạn!

3. Về ngành du lịch.
Về ngành này, cần phải nói riêng một chút. Một là nó là ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất, trực tiếp nhất của đại dịch, và cũng là ngành có sự tái khởi động chậm hơn theo mốc trên mà tôi phân tích.

  • Ngành du lịch là ngành nào??? Mọi người thường nói chung là ngành du lịch, nhưng thực ra nó chia ra nhiều ngành nhỏ hơn, và các ngành này cũng sẽ hồi phục tại các thời điểm khác nhau.
  • Ngành lữ hành quốc tế: Bản thân lữ hành quốc tế chia làm Outbound (Khách VN đi du lịch nước ngoài) và Inbound (Khách quốc tế đến VN), cả 2 ngành này đều sẽ bắt đầu hồi phục chậm nhất. Tôi cho rằng đây sẽ là câu chuyện của năm 2022. Chính phủ có lẽ sẽ cho các chuyến bay thương mại thường xuyên hoạt động lại khi tỷ lệ bao phủ tiêm chủng cao hơn 50%.
  • Ngành lữ hành nội địa (Khách VN đi du lịch trong nước): Ngành này sẽ hồi phục ngay khi tỷ lệ tiêm chủng đạt trên 25% như phân tích ở trên.
  • Ngành nhà hàng, lưu trú, vận tải, điểm tham quan (Mà du khách phụ thuộc chủ yếu vào khách Nội địa): Sẽ hồi phục cùng ngành lữ hành nội địa.
  • Ngành nhà hàng, lưu trú, vận tải, điểm tham quan (Mà du khách phụ thuộc chủ yếu hoặc một phần vào khách du lịch nước ngoài): Sẽ hồi phục một phần cùng ngành lữ hành nội địa, và hồi phục hoàn toàn cùng ngành lữ hành quốc tế.

Kết luận: Đại dịch tại VN dù đang diễn biến phức tạp, nhưng với niềm tin của người dân, sự quyết tâm của các cấp chính quyền. Chúng ta rồi sẽ lại vượt qua đợt dịch này như những đợt dịch khác.
Hi vọng rằng, đây là cú giãy giụa cuối cùng của Covid - 19 tại Việt Nam, chúng ta sẽ sớm vượt qua lằn ranh nguy hiểm của đại dịch vào mùa đông năm nay. Việc của từng cá nhân là hãy chuẩn bị thật tốt để chuẩn bị cho những bước tiến dài phía trước!

Chúc mọi người nhiều sức khỏe!
bài viết công phu nhưng riêng phần tiêm vắc xin thì có đủ vắc xin là 1 phần và thuyết phục ng dân đi tiêm là chuyện khác
hiện nay vắc xin astra zeneca đang có nhiều ngờ vực
vắc xin pfizer thì chỉ mua đc 31 triệu liều
vậy việc phân bổ vắc xin ntn cũng là bài toán khó
 

Crusaderland

Xe điện
Biển số
OF-26237
Ngày cấp bằng
23/12/08
Số km
3,159
Động cơ
519,274 Mã lực
bài viết công phu nhưng riêng phần tiêm vắc xin thì có đủ vắc xin là 1 phần và thuyết phục ng dân đi tiêm là chuyện khác
hiện nay vắc xin astra zeneca đang có nhiều ngờ vực
vắc xin pfizer thì chỉ mua đc 31 triệu liều
vậy việc phân bổ vắc xin ntn cũng là bài toán khó
Anh nó tiêm Astra Zeneca đấy cụ, có điều nó tiêm chắc là vacxin tự sản xuất, còn xuất khẩu sẽ là từ các nhà máy sản xuất nhượng quyền ở Ấn Độ, Hàn Quốc.
 

thientudolong

Xe container
Biển số
OF-519605
Ngày cấp bằng
4/7/17
Số km
6,798
Động cơ
261,433 Mã lực
Anh nó tiêm Astra Zeneca đấy cụ, có điều nó tiêm chắc là vacxin tự sản xuất, còn xuất khẩu sẽ là từ các nhà máy sản xuất nhượng quyền ở Ấn Độ, Hàn Quốc.
có 1 vụ 1 y tá chết vì sốc vắc xin astra zeneca rồi, cụ có dám tiêm ko hay chọn pfizer, chính phủ philipines còn xin dân đừng chỉ chọn tiêm pfizer kìa
à chưa kể là còn khả năng xuất hiện các biến chủng mới nhé mà vắc xin ko tạo ra kháng thể để chống lại đc
 

Dream 100

Xe trâu
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
33,430
Động cơ
3,838,669 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em chính thức chịu ko nổi cho cty vào chế độ ngủ đông, đóng cửa VP giảm thiểu tối đa chi phí, về nhà nằm tính tiếp , nhưng dịch dã thế này chả biết tính gì cả, quá là nản rồi, nhìn phố phường, hàng quán đóng cửa im ỉm, đường xá vắng lặng mà buồn.
Hôm nay cháu có việc phải lượn qua vài phố! Phần vì covid, phần vì nóng mà thấy cảnh đìu hưu quá! Chả biết bao giờ mới qua cái đận này 😭
 

yeu_vo_2

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-444679
Ngày cấp bằng
12/8/16
Số km
1,702
Động cơ
227,872 Mã lực
Tuổi
35
Nơi ở
hanoi
Website
yeuvo2.com
E dự đoán hết 2025 thế giới mới trở lại như 2019.
 

thientudolong

Xe container
Biển số
OF-519605
Ngày cấp bằng
4/7/17
Số km
6,798
Động cơ
261,433 Mã lực
Sao lúc đó mình ko tính đến là nhập về tiêm free cho tuyến đầu, còn dân thì tự bỏ tiền hoặc đóng 1 phần thì có phải ngon rồi ko cụ nhỉ, đúng là ngủ quên trên chiến thắng trong khi có bao nhiêu cảnh báo của các nhà khoa học là con covid này sẽ còn dai dẳng.
vắc xin giữa thời buổi đại dịch ko phải muốn mua là có, muốn tiêm là tiêm
 

Yellowtea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-145206
Ngày cấp bằng
9/6/12
Số km
17,103
Động cơ
505,489 Mã lực
Bước sang năm nay thì đúng là khó khăn thực sự. Toàn bộ hàng hóa bên em xuất đi Mỹ hiện nay đã giảm dần từ đầu năm và đến nay đã dừng lại hết do giá cước vận chuyển tăng quá nhiều, giá cước vc 1 container 40" đi Mỹ trước khoảng 4000$ giờ tăng lên 14.000$, hàng hóa vận chuyển cũng chậm rất nhiều, hiện tại em còn lô hàng vẫn nằm ở cảng hơn 1 tháng nay chưa đi đc do bị hãng tàu delay 4 lần
Bạn em cũng xuất hàng qua Châu Âu nhưng cũng đã dừng SX đóng cửa từ năm ngoái do giá cước vận chuyển quá cao, phía khách hàng cũng hủy đơn hàng.
Với tình hình giá cước tăng cao hiện nay thì chỉ những mặt hàng giá trị cao còn duy trì được, chứ những mặt hàng có giá trị thấp thì ko thể làm nổi
Em tưởng cước bên mua chịu chứ?
Giá chung rồi, giờ cả làng phải chấp nhận thôi :(
 

bau67

Xe container
Biển số
OF-50318
Ngày cấp bằng
6/11/09
Số km
6,979
Động cơ
553,425 Mã lực
Nơi ở
Bụi Duối đầu làng !
Em thấy người ta bảo muốn có miễn dịch cộng đồng thì số người có kháng thể phải đạt từ 60-70%. Vaccine tàu khựa được đánh giá đạt hiệu quả 50%. Thế nên nhập vaccine tàu về mà tiêm cho 100% nhân dân thì cũng chỉ tầm 50% có kháng thể. Như thế việc tiêm vacccine nhằm miễn dịch cộng đồng là vô nghĩa. Chỉ giúp được những ông nào tiêm mà may mắn thành công thôi.
Cái này là nhà Cháu đọc 1 số bài viết rồi tổng hợp lại !
Mức độ lây lan của một dịch bệnh được biểu diễn bằng 1 hệ phương trình vi phân gọi là mô hình SIR. Tốc độ lây lan của dịch bệnh được đo lường bằng ba đại lượng là:
- Số người vẫn chưa bị nhiếm và không được miễn dịch (và do đó có nguy cơ bị nhiễm bệnh).
- Số người bị nhiễm và họ có khả năng lây nhiễm.
- Số người hồi phục gồm người khỏi bệnh hoặc chết (không còn khả năng lây nhiễm).
Về cơ bản mô hình này có một giả thuyết (trong số nhiều giả thuyết) rằng tốc độ lây lan của bệnh phụ thuộc vào một hệ số gọi là hệ số lây nhiễm Ro (trong khi cố định các yếu tố khác). Nếu hệ số này mà lớn thì số người bị nhiễm sẽ mau chóng đạt một cái đỉnh nào đó rồi giảm nhanh chóng (vì vật chủ bị nhiễm bệnh đã chết cả nên tốc độ lây lan sẽ giảm). Do vậy, với các kịch bản khác nhau của dịch bệnh thì sẽ được phân tích và đánh giá dựa vào các kịch bản khác nhau của Ro. Hiểu biết về hệ số Ro thuọc lĩnh vực chuyên môn sâu ở lĩnh vực Dịch tễ học.
Với hệ số lây nhiễm cơ bản bằng 2: 1 người lây cho 2 người, 2 sẽ lây cho 4... sau 27 bước, số người lây nhiễm tầm gần 120.000.000, quá số dân mình.
Vậy, chống bệnh phải giảm số người bị lây mới. Có 2 cách:
- Hạn chế người ốm tiếp xúc với người khỏe (giãn cách xã hội, khoanh vùng, cách ly...).
- Chữa cho họ thực nhanh để họ không kịp lây cho người khác.
Với dịch COVID-19 cả 2 cách này hiệu quả thấp.
Cách rẻ nhất và có hiệu quả nhất là tiêm phòng để nhờ đó, trong xã hội có một số lượng phần trăm lớn những người có sức đề kháng với bệnh. Khi đó, nếu có ai bị bệnh thì sẽ không xảy ra việc tăng nhanh các bệnh nhân. Ta gọi đây là sức miễn dịch cộng đồng
Vậy cần có bao nhiêu người trong số dân của một vùng cần được tiêm chủng để không phát sinh bệnh dịch? Việc này phụ thuộc vào một hệ số gọi là hệ số lây nhiễm cơ bản. Hệ số này khác nhau với mỗi loại bệnh dịch và mỗi vùng. Ý nghĩa của nó rất đơn giản: nó cho ta số người trung bình mà một cá thể mắc bệnh có thể làm lây bệnh. Với ví dụ như đã nêu ở trên, hệ số lây nhiễm cơ bản bằng 2.
Vậy để dịch bệnh không tăng theo hàm số mũ, số người trung bình mà người bệnh có thể lây cho họ phải nhỏ hơn 1. Lũy thừa của một số nhỏ hơn một sẽ giảm dần về không, có nghĩa là dịch sẽ bị tắt.
Còn nếu hệ số lây nhiễm cơ bản bằng 2, tức bình thường một người ốm sẽ lây cho hai người, thì ta phải tiêm chủng cho hơn 50% dân số để dập dịch.
Theo một số tác giả, bệnh COVID-19 có hệ số lây nhiễm cơ bản từ 1,4 đến 3,9, do vậy để có miễn dịch cộng đồng, ta phải tiêm phòng cho khoảng 70% số dân.
 
Chỉnh sửa cuối:

Loe_hờ lú

Xe điện
Biển số
OF-144824
Ngày cấp bằng
6/6/12
Số km
4,434
Động cơ
422,211 Mã lực
GS. Nhân vừa lên 1 bài viết mang đậm phong cách khoa học về thống kê, phân tích dữ liệu, đầy chất Đức.
Rất đáng trân trọng cho 1 người làm khoa học như GS về hưu rồi nhưng ngứa nghề và vì đất nước vẫn có những nghiên cứu đáng kể.


Chiến lược tiêm vắc xin Covid-19 hiệu quả cao trong điều kiện thiếu vắc xin
01/06/2021 05:00 GMT+7
Giáo sư Nguyễn Thiện Nhân có bài viết chia sẻ về chiến lược chủng ngừa vắc xin Covid-19 phù hợp với Việt Nam.
GS.TS Nguyễn Thiện Nhân đề xuất chiến lược 5 điểm cho tiêm chủng vắc xin Covid-19

I. Sự phân bổ nguồn lây nhiễm cộng đồng không đồng đều trên thế giới
Lây nhiễm cộng đồng được xác định qua chỉ số: trong 1 triệu dân có bao nhiêu người đang bị nhiễm Covid-19, là nguồn lây nhiễm tiếp tục cho người khác. Những người bị nhiễm được phát hiện thì được đưa vào bệnh viện, một số chưa được phát hiện thì vẫn ở trong cộng đồng. Do thông thường số chưa được phát hiện là nhỏ và không thể biết chính xác, nên số người bị nhiễm Covid-19 đang được điều trị ở các bệnh viện được dùng để xác định mức độ lây nhiễm cộng đồng.
Ngày 27/1/2020, bình quân trên thế giới chỉ có 1 người nhiễm Covid-19 đang được điều trị/1 triệu dân. Ngày 11/3/2020, khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố: lây nhiễm Covid-19 đã trở thành dịch toàn cầu, thì bình quân có 10 người nhiễm Covid-19 đang được điều trị/1 triệu dân. Từ đó đến nay, số người đang điều trị/1 triệu dân không ngừng tăng lên, phản ánh dịch Covid-19 đang lan rộng, bùng phát toàn thế giới. Ngày 24/1, làn sóng lây nhiễm toàn cầu đạt đỉnh, Hình 1, khi đó số người đang điều trị/1 triệu dân là 2.461, sau đó giảm nhẹ rồi lại tăng đạt đỉnh vào 30/4, sau đó tiếp tục giảm, song còn ở mức cao 2.003 người đang được điều trị/1 triệu dân vào ngày 23/5.
Chiến lược tiêm vắc xin Covid-19 hiệu quả cao trong điều kiện thiếu vắc xin

Hình 1: Diễn biến dịch Covid-19 toàn thế giới
Tuy nhiên có một thực tế là việc phân bổ người lây nhiễm - số người đang được điều trị trên thế giới rất không đồng đều giữa các nước và châu lục.
Châu Mỹ chỉ chiếm 13,1% dân số thế giới, song lại có tới 48,7%, tức gần 50% số người nhiễm Covid-19 đang được điều trị, trong khi châu Á chiếm 58,2% dân số thế giới, song chỉ có 28,68% số người đang được điều trị. Đáng chú ý là Châu Phi có 16,9% dân số thế giới nhưng chỉ chiếm 1,9% số người đang được điều trị toàn cầu. Nếu tính chung cả châu Mỹ và châu Âu, thì hai lục địa giàu nhất này, có GDP/người bằng khoảng 2,4 - 2,5 lần bình quân của thế giới, chiếm chưa tới 1/4 dân số thế giới (23,9%) song lại chiếm gần 70% số người đang điều trị - nguồn lây nhiễm toàn cầu.
Nếu phân chia các nước nhiễm Covid-19 theo mức lây nhiễm cộng đồng, ở 4 mức: nước không có dịch, có dịch nhẹ, có dịch trung bình và dịch nặng, Bảng 1, ta thấy càng rõ sự phân bổ không đồng đều nguồn lây nhiễm.
Bảng 1: Phân loại mức độ lây nhiễm của thế giới ngày 12/5
Chiến lược tiêm vắc xin Covid-19 hiệu quả cao trong điều kiện thiếu vắc xin

ĐĐT/1TD: Đang điều trị/1 triệu dân
Qua Bảng 1 ta thấy, các nước không có dịch chiếm 22,9% dân số thế giới, song chỉ có 0,01% số người đang điều trị của thế giới, 43 nước có dịch nặng, chiếm 13,7% dân số thế giới, song có đến 63% tổng số người đang điều trị. Còn 51 nước có dịch trung bình, chiếm gần 30% dân số và 32% số người đang điều trị. 100 nước dịch nhẹ, chiếm 33,3% dân số thế giới, nhưng chỉ có 4,58% số người nhiễm đang điều trị của toàn cầu.
Đặc biệt ta thấy, 95,4% số người đang được điều trị - nguồn lây nhiễm toàn cầu nằm ở 94 nước có dịch trung bình và dịch nặng, với dân số chỉ là 43,4% dân số toàn cầu, còn 4,6% người đang được điều trị còn lại của thế giới nằm ở 126 nước không có dịch và dịch nhẹ, với dân số bằng hơn 56% dân số thế giới.
II. Trong tình trạng thiếu vắc xin toàn cầu, nên tiêm chủng thế nào để hiệu quả cao
Với dân số thế giới khoảng 7.713,47 triệu người, nếu tiêm chủng 70% dân số để đạt miễn dịch cộng đồng thì cần khoảng 5.400 triệu liều vắc xin mỗi lần tiêm. Nếu trong năm 2021 tiêm bình quân ít nhất 2 lần (có thể phải 3 lần ở một tỷ lệ dân cư nếu đã tiêm xong 2 lần trong 6 tháng đầu năm 2021) thì cần khoảng 10,8 tỷ liều vắc xin. Đến ngày 26/5, cả thế giới mới sản xuất và phân phối được gần 1,78 tỷ liều, chỉ hơn 23% nhu cầu nói trên.
So sánh với dân số thế giới thì đến ngày 12/5, mới có 8,6% dân số thế giới tiêm đủ 2 liều vắc xin, Bảng 1.
Nếu ước lượng số vắc xin được sản xuất và phân phối 6 tháng đầu năm 2021 là 2 tỷ liều và 6 tháng cuối năm 2021 tăng gấp đôi, thì cả năm 2021 thế giới có khoảng 6 tỷ liều, mới đáp ứng hơn 55% nhu cầu dự báo nói trên, tức là chỉ đủ tiêm cho 39% dân số thế giới. Vì vậy, bài toán đặt ra với thế giới là: làm sao có thể kết thúc dịch Covid-19 toàn cầu sớm nhất, khi rất thiếu vắc xin trong năm 2021 để tiêm đủ 70% dân số thế giới.
Xuất phát từ thực tế là nguồn lây nhiễm Covid-19 của thế giới phân bố không đồng đều theo dân số ở tất cả các nước mà lại tập trung hơn 95% ở 94 nước chỉ chiếm hơn 43% dân số thế giới. Ngày 17/4 tôi đã đề xuất với Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới một chiến lược tiêm chủng vắc xin không dàn đều mà tương thích với sự phân bổ các nguồn lây nhiễm toàn cầu, với các nội dung chính như sau:
1. Ở tất cả các nước đều phải tiêm chủng vắc xin cho các đối tượng rủi ro lây nhiễm cao (người làm việc trong ngành y tế, hải quan, quân đội, điều khiển phương tiện vận tải, người tham gia lực lượng phòng chống dịch trực tiếp, người phải ra nước ngoài và người có bệnh lý nền có nguy cơ cao), số này ước lượng khoảng 10% dân số.
2. Ở các nước có dịch nhẹ và không có dịch cũng như các nơi chưa thể tiêm chủng ở các nước khác cần áp dụng triệt để các biện pháp phòng chống dịch không dùng vắc xin đã thể hiện hiệu quả trong thời gian qua (2020, 2021).
3. Các nước có dịch nhẹ tiêm chủng thêm 10% dân số là người ở các vùng có dịch nặng ở các nước này để giảm nhanh số người bị nhiễm ở các nước đó.
4. Các nước có dịch trung bình và nặng, tiêm chủng 70% dân số, đạt miễn dịch cộng đồng năm 2021.
Với cách tiếp cận này, tương ứng với phân bổ nguồn lây nhiễm toàn cầu ngày 12/5, Bảng 1, thì nhu cầu vắc xin cho một đợt tiêm ở các nước không có dịch là: 177 triệu liều, các nước có dịch nhẹ là: 514 triệu liều, các nước có dịch trung bình là: 1.601 triệu liều và các nước có dịch nặng là: 740 triệu liều. Tổng cộng là 3.032 triệu liều. Nếu so với dân số toàn thế giới thì bằng hơn 39%.
Nếu mỗi công dân tiêm đủ 2 liều thì cần khoảng 6.064 triệu liều, bằng số vắc xin dự kiến có thể sản xuất năm 2021 là khoảng 6 tỷ liều. Tức là chúng ta có thể chấm dứt dịch Covid-19 ở các nước có dịch nặng và trung bình trong năm 2021 và giảm đáng kể dịch ở các nước có dịch nhẹ và giảm lây nhiễm ở các nước không có dịch trong năm 2021 mà chỉ cần tiêm cho khoảng 40% dân số thế giới. Sang năm 2022 sẽ mở rộng tiêm chủng theo nhu cầu ở các nước hiện nay có dịch nhẹ và không có dịch.
III. Phân bổ nguồn lây nhiễm cộng đồng ở Việt Nam hiện nay và kiến nghị chiến lược tiêm vắc xin hiệu quả cao trong điều kiện thiếu vắc xin
Trong thời gian từ tháng 2/2020 đến 30/4, số người đang điều trị/1 triệu dân của Việt Nam chưa bao giờ vượt mức 3,9 người, thấp xa ngưỡng có dịch là 10 người/1 triệu dân. Vì vậy Việt Nam là nước có lây nhiễm Covid-19, đã trải qua 3 làn sóng lây nhiễm, song không có dịch. Để việc phòng dịch có hiệu quả, giải quyết hài hòa yêu cầu chống dịch và phát triển kinh tế xã hội, cần phân loại mức lây nhiễm của các địa phương để có các giải pháp phòng chống dịch hợp lí và làm công tác dự báo việc lây nhiễm ở các địa phương và cả nước. Với việc phân loại trạng thái lây nhiễm cộng đồng khi chưa có dịch thành 4 mức:
- Không có người lây nhiễm (số người đang được điều trị/1 triệu dân = 0)
- Lây nhiễm nhẹ, nguy cơ thấp trở thành có dịch (số người đang được điều trị/1 triệu dân không quá 5 người)
- Lây nhiễm trung bình, nguy cơ ở mức trung bình trở thành có dịch (số người đang được điều trị/1 triệu dân: lớn hơn 5, đến 8)
- Lây nhiễm cao, nguy cơ cao trở thành có dịch (số người đang được điều trị/1 triệu dân lớn hơn 8 đến dưới 10)
thì tình hình lây nhiễm ở Việt Nam ngày 29/5 có thể tóm tắt như sau, Bảng 2:
Bảng 2: Bảng tổng hợp tình hình lây nhiễm và dịch ở Việt Nam (29/5)
Chiến lược tiêm vắc xin Covid-19 hiệu quả cao trong điều kiện thiếu vắc xin

1. Có 18 tỉnh, thành phố có dịch, với số người điều trị/1 triệu dân từ 10,5 đến 1.121 người, trong đó có 3 tỉnh, thành phố là Bắc Giang, Bắc Ninh và Đà Nẵng là 3 địa phương có dịch, với số người đang điều trị/1 triệu dân cao nhất cả nước, tức là có lây nhiễm cộng đồng cao nhất: trên 1 triệu dân bình quân có 683 người đang được điều trị. 15 tỉnh, thành phố còn lại đang có dịch nhẹ, số người đang điều trị/1 triệu dân bình quân có gần 27 người (từ 10,5 đến 94,7 người).
2. Có 30 tỉnh, thành phố có lây nhiễm, song chưa có dịch với số người đang điều trị/1 triệu dân bình quân là gần 3 người.
3. 15 tỉnh hiện nay không có lây nhiễm.
Như vậy, tương tự như phân bổ nguồn lây nhiễm Covid-19 ở trên thế giới, Bảng 1, nguồn lây nhiễm ở Việt Nam phân bổ rất không đồng đều. Từ Bảng 2 ta có sơ đồ phân bổ nguồn lây nhiễm và tương quan với dân số các tỉnh có người lây nhiễm trong Hình 3.
Chiến lược tiêm vắc xin Covid-19 hiệu quả cao trong điều kiện thiếu vắc xin

Hình 3: Phân bố dân số và nguồn lây nhiễm ở cộng đồng ở các địa phương của Việt Nam ngày 29/5
Do tình hình thiếu vắc xin trên thế giới mà Việt Nam cũng rất thiếu vắc xin. Để tạo miễn dịch cộng đồng cần tiêm ít nhất cho 70% dân số. Tức là 1 đợt tiêm cần khoảng 68 triệu liều vắc xin và 2 đợt tiêm cần khoảng 136 triệu liều. Hiện nay hơn 1 triệu người Việt Nam đã tiêm 1 mũi, chiếm hơn 1% dân số và hơn 28.500 người đã tiêm 2 mũi (chiếm khoảng 0,03% dân số). Hiện nay số vắc xin đã về đến Việt Nam là 2,898 triệu liều. Như vậy, sau khi tiêm lần 2 cho hơn 1 triệu người đã tiêm 1 mũi thì còn khoảng 0,9 triệu liều, đủ tiêm cho 0,45 triệu người 2 mũi. Tổng số người tiêm đủ 2 mũi sẽ khoảng gần 1,5 triệu người, chiếm 1,55% dân số. Số vắc xin đang đặt hàng cho cả năm 2021 khoảng trên 100 triệu liều, song thời hạn cung cấp không cam kết đảm bảo đúng theo kế hoạch. Như vậy bài toán đặt ra với Việt Nam là: làm sao loại bỏ dịch Covid-19 ở Việt Nam sớm nhất và đạt tác dụng tương đương như miễn dịch cộng đồng sớm nhất trong điều kiện thiếu vắc xin toàn cầu.
Trên cơ sở chiến lược tiêm chủng vắc xin không dàn đều mà tương thích với phân bổ các nguồn lây nhiễm mà chúng tôi đã đề xuất với Tổ chức Y tế thế giới, phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam ngày 29/5, tôi đề xuất “Chiến lược tiêm vắc xin lan tỏa từ các đối tượng và khu vực có nguy cơ cao nhất” ở Việt Nam với 5 nội dung chính và lộ trình như sau:
1. Tiêm vắc xin cho các đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao của Việt Nam (nhân viên y tế, hải quan, công an, quân đội, lực lượng phòng chống dịch trực tiếp, người điều khiển phương tiện giao thông vận tải, người phải ra nước ngoài, người có bệnh lý nền phức tạp…). Ngoài ra cần tiêm chủng cho cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị (thường xuyên tiếp xúc với nhân dân) để hệ thống chính trị hoạt động hiệu quả, an toàn vì đất nước. Ở Việt Nam có thể ước nhóm đối tượng này khoảng 2 triệu người.
2. Nơi nào chưa tiêm vắc xin thì áp dụng triệt để các biện pháp phòng chống dịch không dùng vắc xin mà Việt Nam và các nước đã áp dụng hiệu quả thời gian qua.
3. Ngay bây giờ tập trung tiêm vắc xin cho Bắc Giang, Bắc Ninh và Đà Nẵng là 3 địa phương có lây nhiễm cộng đồng cao nhất cả nước (từ hơn 200 người đến hơn 1.100 người đang điều trị/1 triệu dân), với dân số chỉ chiếm 4,48% dân số cả nước, song lại có hơn 74% tổng số người đang điều trị.
Nếu tiêm cho 70% dân số của 3 địa phương này thì cần tiêm cho khoảng 3 triệu người (4,307 triệu x 0,7), qua đó sẽ loại trừ ảnh hưởng của 74% nguồn lây nhiễm toàn Việt Nam. Việc tiêm cho 3 địa phương này nên làm ngay trong quý 2 và đầu quý 3/2021.
4. Sau đó sẽ tiêm vắc xin cho 15 tỉnh, thành phố hiện nay đang có dịch nhẹ, chiếm 34,46% dân số cả nước và 22,46% số người đang điều trị cả nước. Trong 15 tỉnh thành này có tất cả các địa phương của cả nước có số công nhân ở các khu công nghiệp trên 100.000 người (Bình Dương, Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Long An, Tây Ninh, TP.HCM, Thanh Hóa, Thái Nguyên). Nếu tính cả số công nhân ở các khu công nghiệp của Bắc Giang, Bắc Ninh và Đà Nẵng thì số công nhân ở các khu công nghiệp, chế xuất, khu công nghệ cao ở 12 tỉnh, thành này sẽ là khoảng 2,7 triệu người, chiếm 75% tổng số lao động trong các khu công nghiệp cả nước. 2,7 triệu lao động này ở các khu công nghiệp của 12 tỉnh, thành phố cần được ưu tiên tiêm trước ở mỗi địa phương. Lao động của các doanh nghiệp làm việc trong các văn phòng nên được ưu tiên tiếp theo. Nếu tiêm cho 70% dân số của 15 tỉnh, thành phố này thì cần tiêm cho 23,34 triệu người (33,347 triệu x 0,7). Việc tiêm này nên làm vào cuối quý 3, đầu quý 4/2021.
5. Năm 2022, khi ta sản xuất được vắc xin hoặc đặt hàng được nhiều hơn thì có thể tiêm đại trà cho 45 tỉnh, thành phố còn lại theo nhu cầu thực tế lúc đó. Khi tác dụng lây nhiễm cộng đồng của hơn 96% nguồn lây nhiễm của cả nước ở 18 địa phương trên đã bị loại trừ và người dân ở đây đã được tiêm vắc xin thì khả năng lây từ các địa phương này cho 45 tỉnh, thành phố còn lại đang không có dịch và không có người lây nhiễm, Bảng 3 và 4, sẽ rất thấp.
Vì vậy trong năm 2021 các địa phương này hoàn toàn có thể kiểm soát tốt lây nhiễm ở quy mô nhỏ mà chưa cần tiêm vắc xin cho 70% dân cư.
Như vậy, lượng vắc xin cần thực tế cho Việt Nam năm 2021 để loại bỏ dịch Covid-19 và tạo miễn dịch cộng đồng ở tất cả 18 tỉnh, thành phố hiện nay có dịch và kiểm soát, đảm bảo lây nhiễm thấp toàn quốc là:
- Tiêm cho các đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao: 2 triệu người (quý 2/2021)
- Tiêm cho 3 tỉnh, thành phố đang có dịch nặng nhất (Bắc Giang, Bắc Ninh, Đà Nẵng): 3 triệu người (quý 2 và quý 3/2021)
- Tiêm cho 15 tỉnh, thành phố đang có dịch nhẹ: 23,34 triệu người (quý 3 và quý 4/2021)
Tổng cộng cần tiêm cho: 26,3 triệu người, bằng 27,4% dân số Việt Nam.
Như vậy tổng số vắc xin cần mua năm 2021 khoảng: 53 triệu liều (mỗi người được tiêm 2 lần), chỉ bằng 39% nhu cầu mua cho 70% dân số Việt Nam (136 triệu liều).
Một chiến lược tiêm vắc xin lan tỏa từ các đối tượng và khu vực có nguy cơ cao nhất như trên sẽ giúp chúng ta nhanh chóng dập được dịch trong cả nước, tạo được miễn dịch cộng đồng ở tất cả các địa phương đang có dịch, kiểm soát, đảm bảo lây nhiễm thấp trong cả nước 6 tháng cuối năm 2021, đồng thời tiết kiệm được kinh phí và tránh được áp lực phải tìm mua một lượng lớn vắc xin đang rất khan hiếm trên thế giới hiện nay.
Giáo sư Nguyễn Thiện Nhân
 

search

Xe điện
Biển số
OF-437
Ngày cấp bằng
21/6/06
Số km
2,911
Động cơ
595,359 Mã lực
Chẳng cần phải dự đoán dự đeo gì cả... khi nào phủ sóng tiêm chủng toàn bộ Vn, đủ tiêm phòng vaccine thì lúc đó mới hết "một phần" dịch... còn không thì cứ ngồi đấy mấy bữa lại phong tỏa truy bắt thôi... chữa bệnh thì phải có thuốc,, đằng này chỉ chông trờ phong tỏa, truy bắt thì hỏng rồi....
Nguyên nhân đơn giản thôi, Vn đã ngủ quên trên chiến thắng đẫn đến khéo đi trước lại về sau... giờ nhìn hoàn cảnh covid nó phát tác trên toàn VN thế này thì đủ biết rồi, sẽ có lúc nó rất đau thương.. hãy nhìn các nước quanh Việt Nam là đủ hiểu, từ Nhật Bản đến Hàn Quốc, Đài Loan, rồi Indo, Philippin, Malai... họ đang phải trả giá rất đắt... vì ngủ quên trên chiến thắng....
Ngủ gì mà ngủ, vaccin có phải thích mua là mua được đâu. Bọn nào tan tác nó còn đc ưu tiên trước.
Luận đề sau 7h tối thì nói làm gì. Sao lúc các nước nó lockdown khổn khổ hơn năm trời thì ko nói gì mà cười phe phé đi ăn chơi các kiểu, chả có bố nào đăng đàn nhắc gì đến vaccine, thậm chí nhiều bố còn chém là vaccine chưa thể hiệu quả vì chưa đủ thời gian thử nghiệm. Giờ mới căng thẳng 1 tháng đã đòi phải có vaccine tiêm ngay như người ta, dân mình khôn thật đấy, cái gì cũng đòi :D. Mà chưa muốn nói, vaccine mới ra chưa biết thế nào mà mang về tiêm luôn xem các ông thích chửi sẽ nói ntnao, hay lúc đấy lại có điệp khúc ko tuân thủ quy định vaccine đem dân mình ra làm thí nghiệm. Lưỡi ko xương, nói thì dễ bm.
 

Thích Đu Đủ

Xe điện
Biển số
OF-717283
Ngày cấp bằng
22/2/20
Số km
2,158
Động cơ
107,195 Mã lực
Tuổi
45
Thực ra cũng ko phải nghiên cứu gì, bản thân em cũng phải dự đoán thời điểm chấm dứt dịch bệnh, để có kế hoạch kinh doanh cho mình. Tiện thì viết ra cho các bác cùng đọc thôi.
Theo xác suất lô đề học e cũng nghĩ, đợt này, 4 tháng sau sẽ ổn. Cơ mà vắc xin thì VAC hạn chế xuất, chỉ còn có thể đi SIN thì phải. Báo vừa nói thế e cũng ko nhớ nguồn.
 

--Lamborghini--

Xe cút kít
Biển số
OF-110827
Ngày cấp bằng
29/8/11
Số km
17,687
Động cơ
565,810 Mã lực
Thằng Thái Thằng phi và indo nó tiêm hơn mình rồi cụ ạ.
Bọn ý dùng của tầu hay sao đấy cụ.
Vắc xin của tầu thì luôn sẵn giao, nhưng mình không mua.
Ngay cả trên này các cụ còn bảo không tiêm của TQ mà.
Mà bài phân tích cũng có nói là Vắc xin TQ có vẻ không hiệu quá lắm.
 

formen

Xe lăn
Biển số
OF-485699
Ngày cấp bằng
27/1/17
Số km
13,027
Động cơ
297,755 Mã lực
Chiến lược tiêm vắc xin Covid-19 hiệu quả cao trong điều kiện thiếu vắc xin
01/06/2021 05:00 GMT+7
Giáo sư Nguyễn Thiện Nhân có bài viết chia sẻ về chiến lược chủng ngừa vắc xin Covid-19 phù hợp với Việt Nam.
bài này nghiêm túc, cần có cc tay chuyên bổ sung, phản biện hoặc điềuchỉnh cho phù hợp vacxin thực tế thời điểm mình mua được.
 
Biển số
OF-141506
Ngày cấp bằng
11/5/12
Số km
13,651
Động cơ
2,072,914 Mã lực
Nơi ở
Rượu quê 28-58 độ khử độc bằng Công nghệ châu Âu
Bài em tự viết nhé, chả có nhẽ đi copy :D
Công phu thật. Ghi nhận tâm huyết của cụ!
Em thì mạnh dạn dự hết năm 2021, cơ bản Việt Nam sẽ khống chế được dịch
 

Dream 100

Xe trâu
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
33,430
Động cơ
3,838,669 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Dịch bệnh, kinh tế khó khăn nhưng chứng khoán Vietnam luôn lập đỉnh - không biết giải thích thế nào?

1622536173559.png
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top