- Biển số
- OF-6473
- Ngày cấp bằng
- 28/6/07
- Số km
- 7,139
- Động cơ
- 606,934 Mã lực
Điểm qua thế này:
-------------------------------------------------------------
1. Moderna, vaccine dạng mRNA, đang ở giai đoạn 3. Hôm 16/11 có công bố kết quả thử nghiệm với 94.5 có hiệu quả chống nCovi. Có thể bảo quản chỉ ở nhiệt độ quanh quanh -20/-30 độ C (loại sau của Pfizer cần đến -70 độ C). Vấn đề là chính phủ Mỹ bao ngay từ đầu, đa phần vaccine sản xuất ra trong năm tới là để cho người dân Mỹ (100 triệu liều). Ngoài ra Moderna cũng có ký hợp đồng trước với Nhật, Canada và Quatar.
2. Pfizer - BioNtech: cũng là kiểu mRNA, cũng đang sắp xong phase 3 như Moderna. Hiệu quả 95%. Thàng 7/2020 đã ký với chính phủ Mỹ hợp đồng cung cấp 100 triệu liều trong tháng 12, và có option mua tiếp 500 triệu liều trong các năm tiếp theo. Hợp đồng ký với Nhật là 120 triệu liều, với EU là 200 triệu liều. Cũng may là hãng hứa là có thể sản xuất được đến 1.3 tỷ liều đến cuối 2021.
---------------------------------------------------------------------
3. CanSinoBio, vaccine dạng vector. giai đoạn 3 và đã được cho phép sử dụng hạn chế ở TQ. Vaccine đang được thử nghiệm giai đoạn 3 ở Nga, Arab Saudi và Pakistan. Ở TQ đang được tiêm cho quân đội. Số liệu hiệu quả thế nào chưa có công bố.
4. Sputnik 5 của viện Gamaleya - Nga, dạng vector kết hợp 2 adenovirus 5 và 26, giai đoạn 3. Đang được thử nghiệm tại Nga, Belorussia, UAE, Venezuela và bắt đầu từ 17/10 ở cả Ấn Độ. Được phía Nga công bố là có hiệu quả 92%. Các nước khác nói là có thể đạt con số đó, nhưng phía Nga cần công khai các dữ liệu để có thể đánh giá độ chính xác. Cho đến giờ phía Nga đã đàm phán bán vaccine cho Brazil, Argentina, Ấn độ và Mexico.
5. Johnson & Johnson: cùng kiểu với 2 loại vaccine 3 và 4. Điểm khác biệt lớn nhất so với cả 4 loại trước là J&J chỉ cần tiêm 1 liều, thay vì 2 lần. Hãng đã ký với EU để cung cấp 200tr liều khi thành công. Sau một số trục chặc trong thử nghiệm, giờ J&J cũng chuyển sang tiêm 2 lần.
6. Astra Zeneca: cũng là dạng vector, đang thử giai đoạn 3 ở UK, Ấn độ, US, Brazil và Nam Phi. Đã nhận tiền và ký cũng cấp 300tr liều cho Mỹ, 400tr liều cho EU. Phía Ấn Độ do hợp tác từ đầu nên cũng đã tự sản xuất hàng triệu liều dùng cho thử nghiệm. Kết quả thử nghiệm giai đoạn 3 sẽ có trong tháng 12/2020.
--------------------------------------------------------------------------
7. NOVAVAX - là vaccine dạng protein-based. Hãng đã thử nghiệm giai đoạn 3 ở UK (dự kiến tháng đầu năm 2021 có kết quả), và US (tháng 10 mới bắt đầu). Ngoài được tài trợ và ký kết với US, US, Nam Phi, tháng 10 vừa rồi cũng có ký hợp đồng cung cấp 40tr liều cho Úc. Viện sx Vaccine Ấn Độ sau khi ký hợp đồng với Novavax khẳng định có thể sản xuất 2 tỷ liều trong năm 2021.
8. Medicago - hãng của Canada hợp tác với GSK. Cũng là dạng protein-based đang trong giai đoạn 3. Chắc ưu tiên cũng cấp cho Canada đầu tiên.
-------------------------------------------------------------------------
9. Vũ Hán - Sinopharm - vaccine kiểu truyền thống, dựa trên chính virus được giảm bớt độc lực. Đã được sử dụng hạn chế tại UAE cho nhân viên y tế, thử nghiệm giai đoạn 3 tại Peru và Maroc.
10. Sinopharm - kiểu truyền thống. Cũng đang chạy giai đoạn 3 ở UAE và Argentina.
11. Sinovac - kiểu truyền thống. Khác với 2 loại 9, 10, loại 11 này được phê chuẩn sử dụng cho đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao ở Trung Quốc. Được thử nghiệm giai đoạn 3 ở Brazil, Indonesia và Thổ. Đã ký cung cấp 40tr liều cho Indo vào tháng 3/2021. Tuy nhiên phía Brazil thì vừa tuyên bố dừng sử dụng Sinovac cho thử nghiệm.
12. Covaxin - kiểu truyền thống - của hãng Bharat Biotech Ấn Độ. Từ cuối tháng 10 bắt đầu thử nghiệm giai đoạn 3, nhưng phải đến đầu 2021 mới có kết quả để có thể sản xuất và phân phối.
--------------------------------------------------------------------------
Đây là em liệt kê các loại vaccine gần đến đích nhất (đang trong hoặc gần kết thúc giai đoạn 3 thử nghiệm):
Coronavirus Vaccine Tracker
Cụ chủ thay vì giận dỗi Chính phủ thử phân tích xem với tình hình Việt Nam mình bây giờ: không giàu như các nước phát triển (để đi tài trợ và đặt cọc mua của nhiều hãng), không sản xuất vaccine giỏi như Nga, Ấn Độ, Trung Quốc (để tự làm), không có nhiều người bị nhiễm virus như Brazil, Argentina, Indonesia ... (để đem ra đổi chác cho thử nghiệm vaccine tại nước đấy) ... thì sẽ cần làm gì? Mà chắc gì 12 loại em liệt kê đấy đều thành công cả 12? Chưa kể có loại được cung cấp lại phải kèm điều kiện này kia chắc gì nước mình đã chấp nhận?
Cuối cùng, em nghĩ Chính phủ và những bên có trách nhiệm chắc chắn cũng đang xúc tiến việc liên hệ mua vaccine rồi. Có điều kết quả chưa có thì họ cũng chẳng phải báo cáo nhân dân làm gì. Việc cần làm bây giờ là luôn cảnh giác, chấp hành các biện pháp phòng ngừa như đeo khẩu trang, hạn chế tập trung đông người ... và dập dịch sớm nhất nếu có thể khi bùng phát. Chứ em nói thật, kể cả có ký được hợp đồng mua của Ấn Độ, Nga, hay TQ thì đợi đến khi chắc chắn biết vaccine an toàn và có tác dụng, cũng với đến lượt để mua, thì may ra đến cuối năm tới mới có vaccine về Việt Nam. Từ giờ đến lúc đấy chẳng nên mơ mộng đến vaccine làm gì, tiếp tục chiến đấu như Việt Nam đang làm như bây giờ thôi.
-------------------------------------------------------------
1. Moderna, vaccine dạng mRNA, đang ở giai đoạn 3. Hôm 16/11 có công bố kết quả thử nghiệm với 94.5 có hiệu quả chống nCovi. Có thể bảo quản chỉ ở nhiệt độ quanh quanh -20/-30 độ C (loại sau của Pfizer cần đến -70 độ C). Vấn đề là chính phủ Mỹ bao ngay từ đầu, đa phần vaccine sản xuất ra trong năm tới là để cho người dân Mỹ (100 triệu liều). Ngoài ra Moderna cũng có ký hợp đồng trước với Nhật, Canada và Quatar.
2. Pfizer - BioNtech: cũng là kiểu mRNA, cũng đang sắp xong phase 3 như Moderna. Hiệu quả 95%. Thàng 7/2020 đã ký với chính phủ Mỹ hợp đồng cung cấp 100 triệu liều trong tháng 12, và có option mua tiếp 500 triệu liều trong các năm tiếp theo. Hợp đồng ký với Nhật là 120 triệu liều, với EU là 200 triệu liều. Cũng may là hãng hứa là có thể sản xuất được đến 1.3 tỷ liều đến cuối 2021.
---------------------------------------------------------------------
3. CanSinoBio, vaccine dạng vector. giai đoạn 3 và đã được cho phép sử dụng hạn chế ở TQ. Vaccine đang được thử nghiệm giai đoạn 3 ở Nga, Arab Saudi và Pakistan. Ở TQ đang được tiêm cho quân đội. Số liệu hiệu quả thế nào chưa có công bố.
4. Sputnik 5 của viện Gamaleya - Nga, dạng vector kết hợp 2 adenovirus 5 và 26, giai đoạn 3. Đang được thử nghiệm tại Nga, Belorussia, UAE, Venezuela và bắt đầu từ 17/10 ở cả Ấn Độ. Được phía Nga công bố là có hiệu quả 92%. Các nước khác nói là có thể đạt con số đó, nhưng phía Nga cần công khai các dữ liệu để có thể đánh giá độ chính xác. Cho đến giờ phía Nga đã đàm phán bán vaccine cho Brazil, Argentina, Ấn độ và Mexico.
5. Johnson & Johnson: cùng kiểu với 2 loại vaccine 3 và 4. Điểm khác biệt lớn nhất so với cả 4 loại trước là J&J chỉ cần tiêm 1 liều, thay vì 2 lần. Hãng đã ký với EU để cung cấp 200tr liều khi thành công. Sau một số trục chặc trong thử nghiệm, giờ J&J cũng chuyển sang tiêm 2 lần.
6. Astra Zeneca: cũng là dạng vector, đang thử giai đoạn 3 ở UK, Ấn độ, US, Brazil và Nam Phi. Đã nhận tiền và ký cũng cấp 300tr liều cho Mỹ, 400tr liều cho EU. Phía Ấn Độ do hợp tác từ đầu nên cũng đã tự sản xuất hàng triệu liều dùng cho thử nghiệm. Kết quả thử nghiệm giai đoạn 3 sẽ có trong tháng 12/2020.
--------------------------------------------------------------------------
7. NOVAVAX - là vaccine dạng protein-based. Hãng đã thử nghiệm giai đoạn 3 ở UK (dự kiến tháng đầu năm 2021 có kết quả), và US (tháng 10 mới bắt đầu). Ngoài được tài trợ và ký kết với US, US, Nam Phi, tháng 10 vừa rồi cũng có ký hợp đồng cung cấp 40tr liều cho Úc. Viện sx Vaccine Ấn Độ sau khi ký hợp đồng với Novavax khẳng định có thể sản xuất 2 tỷ liều trong năm 2021.
8. Medicago - hãng của Canada hợp tác với GSK. Cũng là dạng protein-based đang trong giai đoạn 3. Chắc ưu tiên cũng cấp cho Canada đầu tiên.
-------------------------------------------------------------------------
9. Vũ Hán - Sinopharm - vaccine kiểu truyền thống, dựa trên chính virus được giảm bớt độc lực. Đã được sử dụng hạn chế tại UAE cho nhân viên y tế, thử nghiệm giai đoạn 3 tại Peru và Maroc.
10. Sinopharm - kiểu truyền thống. Cũng đang chạy giai đoạn 3 ở UAE và Argentina.
11. Sinovac - kiểu truyền thống. Khác với 2 loại 9, 10, loại 11 này được phê chuẩn sử dụng cho đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao ở Trung Quốc. Được thử nghiệm giai đoạn 3 ở Brazil, Indonesia và Thổ. Đã ký cung cấp 40tr liều cho Indo vào tháng 3/2021. Tuy nhiên phía Brazil thì vừa tuyên bố dừng sử dụng Sinovac cho thử nghiệm.
12. Covaxin - kiểu truyền thống - của hãng Bharat Biotech Ấn Độ. Từ cuối tháng 10 bắt đầu thử nghiệm giai đoạn 3, nhưng phải đến đầu 2021 mới có kết quả để có thể sản xuất và phân phối.
--------------------------------------------------------------------------
Đây là em liệt kê các loại vaccine gần đến đích nhất (đang trong hoặc gần kết thúc giai đoạn 3 thử nghiệm):
Coronavirus Vaccine Tracker
Cụ chủ thay vì giận dỗi Chính phủ thử phân tích xem với tình hình Việt Nam mình bây giờ: không giàu như các nước phát triển (để đi tài trợ và đặt cọc mua của nhiều hãng), không sản xuất vaccine giỏi như Nga, Ấn Độ, Trung Quốc (để tự làm), không có nhiều người bị nhiễm virus như Brazil, Argentina, Indonesia ... (để đem ra đổi chác cho thử nghiệm vaccine tại nước đấy) ... thì sẽ cần làm gì? Mà chắc gì 12 loại em liệt kê đấy đều thành công cả 12? Chưa kể có loại được cung cấp lại phải kèm điều kiện này kia chắc gì nước mình đã chấp nhận?
Cuối cùng, em nghĩ Chính phủ và những bên có trách nhiệm chắc chắn cũng đang xúc tiến việc liên hệ mua vaccine rồi. Có điều kết quả chưa có thì họ cũng chẳng phải báo cáo nhân dân làm gì. Việc cần làm bây giờ là luôn cảnh giác, chấp hành các biện pháp phòng ngừa như đeo khẩu trang, hạn chế tập trung đông người ... và dập dịch sớm nhất nếu có thể khi bùng phát. Chứ em nói thật, kể cả có ký được hợp đồng mua của Ấn Độ, Nga, hay TQ thì đợi đến khi chắc chắn biết vaccine an toàn và có tác dụng, cũng với đến lượt để mua, thì may ra đến cuối năm tới mới có vaccine về Việt Nam. Từ giờ đến lúc đấy chẳng nên mơ mộng đến vaccine làm gì, tiếp tục chiến đấu như Việt Nam đang làm như bây giờ thôi.