Bản năng con người nhiều khi rất nhạy cảm diệu kỳ chứ chẳng cần ăn học hay kỹ năng phân tích tình hình cao siêu gì ráo
Và những phản ứng nầy nó còn là " kinh nghiệm " văn hóa tích tụ truyền đời của từng dân tộc .
Trong tình hình hiện nay , với những quốc gia sống nhờ vào xuất khẩu , dịch vụ du lich, FDI v.v. thì sư kiệt quê của nền kinh tế nó đáng sợ hơn nhiều con virus vũ hán chết tiệt nầy .
Lấy ví dụ là Trung quốc - một quốc gia mà rất nhiều người " thần thánh hóa "
Trung quốc sẽ đối mặt với tình thế nghiêm trọng hơn rất nhiều dịch bệnh mà họ đã " dập được " đó là tình trạng lockdown diện rộng trên toàn cõi châu âu và bắc mỹ . Hai thị trường quyết định sống còn với nền kinh tế Trung quốc .
Hãy quên đi khái niệm họ là cường quốc thứ hai - GDP chỉ là số tổng của toàn bộ thu nhập của nền kinh tế quốc gia và chia ra đầu người Trung quốc còn xa lắm mới đạt đến khái niệm thịnh vượng - vì sao tôi nói đến tiêu chí nầy vì nó tối quan trọng cho một quốc gia khi có nền tiêu dùng nội địa đủ mạnh để có thể làm đòn bẩy đối trọng với khủng hoảng bên ngoài . Mảng tiêu dùng nội địa trung quốc còn rất mỏng manh so với khối lượng đồ sộ của nền kinh tế do sức gộp của 1 tỷ 4 dân và hơn 2/3 là chỉ đủ ăn no mặc ấm ...đó là trong điều kiện bình thường- sau trận dịch kinh hồn thì phần lớn 7-8 trăm triệu lao động đã thoi thóp thì để thúc đẩy chi tiêu nội địa là chuyện viễn vông - Nhìn qua cách vung tay của Mỹ để chích phóc mon cho nền kinh tế trước nguy cơ khủng hoảng mới thấy được cái gọi là dự trữ ngoại hối mà rất nhiều người trầm trồ và chém rằng Trung quốc đem ra hù là Mỹ ngất - giờ thì mới thấy cái gọi là khủng đó thật nhỏ bé và tội nghiệp - Trung quốc có dám làm như Mỹ tung ra một lúc hàng nghìn tỷ USD để " chống khủng hoảng " hay không ? Hãy mơ một giấc mơ đại hán đẹp đẽ rồi tỉnh giấc ôm tiền giữ chặt phòng khi hữu sự .
Hãy quên đi cái gọi là công xưởng thế giới và thì mà là không có trung quốc thế giới nầy ...đói , không có đồ xài ... Tình hình hiện nay là Trung quốc sau vài tháng shutdown trỡ mình gia tăng công sưất thì hai vùng trù phú ăn hàng trung quốc lại ...lockdown ... Thế thì bán cho ai ? Không bán được mà cắm đầu làm thì hàng hóa thừa mứa -- hãy nhìn lại bài học khủng hoảng thừa dễ dự đoán cái gì sẽ đến . Nếu ai còn nghi ngờ điều nầy thì hãy tìm lại dữ kiện của cuộc thuơng chiến Mỹ - Trung mới đây thôi ... chỉ là các gói đánh thuế của riêng Mỹ đã làm trung quốc loạng choạng phải ngồi vào bàn đàm phán -nên nhớ đánh thuế thôi nhé, hàng vẫn bán được và cả lục địa già châu âu dang rộng vòng tay ôm trung quốc vào lòng - Giờ thì đứt hẳng thị trường chẳng riêng Mỹ mà cả một châu âu mông mênh ... Kéo dài đến bao lâu ? không ai biết và Trung quốc chịu đựng nổi đến bao lâu ? Theo lý thuyết là 4 tháng = giá trị 1/3 tổng dự trữ ngoại hối -- và từ đó chuyện gì đến sẽ đến .
Thế dịch hết vào mùa hè nầy thì sao ? Cũng chẳng có gì gọi là sáng sủa - Cả thế giới- dù có mờ mắt với Trung quốc cách mấy thì cũng đã sáng mắt ra và hết còn ảo tưởng vào một china có trách nhiệm và hiểu rằng phụ thuộc vào người khác là chuyện không hề tốt chút nào . Mỹ thì lòng dân đã cuồng nộ , vốn niềm kiêu hãnh của anh chàng cao bồi từ lâu bị cái tên china xúc xiểm giờ thì chẳng khác nào như sóng trào sau vụ china đổ thừa virus là do Mỹ và hăm he cấm xuất nguyên liệu cho Mỹ sãn xuất thuốc men -Trump chỉ việc đổ thêm xăng vào lửa ... Tình hình nước Mỹ ngày nay nhìn cái tên china bằng lòng " căm ghét " chẳng khác nào nghe đến ai đó hô ala sau ngày 9/11 .
Dù dịch hết chậm hay mau - lòng thù vẫn còn nguyên đó - China một khắc trước còn là đối tác-, đối thủ của Mỹ - giờ sau bệnh dịch trở thành kẻ thù trong mắt dân cao bồi - Và khi dân Mỹ dán cho con tem " kẻ thù " thì một là Mỹ chết hai là kẻ mang con tem sẽ sống dặt dẹo trầm kha . Chưa kể lòng căm thù nầy còn được khối dân châu âu chia sẽ .
Thế giới sẽ rất khác sau trận dịch nầy và một loạt quốc gia sẽ từ đứng đường đến vác nón xin ăn và thế giới sẽ còn lâu thật lâu mới trỡ về thời cách đây một năm sao khi oán thù trả đủ lửa giận nguôi ngoai .
Em rảnh, ngồi viết fiction , đừng tin thiệt nhé he he .