- Biển số
- OF-308850
- Ngày cấp bằng
- 22/2/14
- Số km
- 6,844
- Động cơ
- 275,034 Mã lực
Dân tộc Việt là 1 nhóm duy nhất trong tộc Việt xưa kia có tư tưởng dân tộc cao và rất kiên cường.Việt Nam và Hàn Quốc đều có quan hệ kinh tế chặt chẽ với Trung Quốc, tuy nhiên khi dịch cúm corona bùng phát tại Trung Quốc thì mỗi quốc gia lại chọn cho mình một đối sách riêng về vấn đề cấm hay không cấm nhập cảnh với người Trung Quốc. So với những biện pháp mạnh tay của Việt Nam thì những biện pháp của Hàn Quốc được coi là "nhẹ nhàng", và tính tới thời điểm hiện tại thì số ca nhiễm virus của Việt Nam ít hơn hẳn so với Hàn Quốc. Lý do của sự khác biệt về đối sách của 2 nước đã được tác giả Kawashima Hiroyuki nêu lên, dựa trên quan điểm là nhìn vào lịch sử đấu tranh, đối đầu của 2 nước Việt Nam và Hàn Quốc với đe doạ xâm lược từ Trung Quốc suốt nghìn năm qua.
中国と戦ってきたベトナムと「服従」を国策とした韓国
Việt "đối Trung", Hàn "phục tùng"
Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả Kawashima Hiroyuki: Nguyên Phó giáo sư, Khoa Sau đại học về Nông nghiệp và Khoa học Đời sống, Đại học Tokyo. Chuyên về kinh tế châu Á và kinh tế phát triển từ quan điểm của nông nghiệp.
「まさかの時の友が真の友」と言うことわざがある。非常事態が起きたときの対応から、人の真意が分かる。このことわざは人についてだけではなく国にも当てはまる。今回の新型コロナウイルスの感染の広がりへの対応から、共に中国に隣接する国でありながら、ベトナムと韓国の国民感情の違いを見てとることができる。
Ngạn ngữ có câu: "Người bạn xuất hiện khi khó khăn mới là người bạn thực sự". Chính trong những trường hợp khẩn cấp, phản ứng của một người ra sao sẽ khiến chúng ta hiểu được con người thực sự của người đó. Ngạn ngữ này không chỉ đúng với một con người mà đúng với cả các quốc gia. Từ cách ứng phó với sự lây lan của virus corona, chúng ta có thể nhận ra sự khác biệt trong tình cảm giữa dân Việt Nam và dân Hàn Quốc đối với Trung Quốc, nước có đường biên giới chung với cả 2 quốc gia trên.
中国で新型コロナウイルスの感染が拡大し始めると、ベトナムは1月30日には中国人に対してビザの発給を停止し、中国とベトナムをつなぐ全ての航空便を運休にした。また国境の街であるランソンやラオカイでの商取引に制限をかけると共に、山岳地帯の全ての小道を通行禁止にした。すでに入国していた中国からの観光客を1月31日までに強制的に帰国させる措置まで講じた。このように強硬な措置を講じた結果、3月9日の時点においてベトナム国内の感染者は20名に留まっており、死者は出ていない。
Khi dịch corona mới bắt đầu lan rộng ở Trung Quốc, Việt Nam đã ngừng cấp thị thực cho người Trung Quốc vào ngày 30/1 và đình chỉ các chuyến bay qua lại giữa 2 nước. Chính phủ cũng cấm tất cả các con đường núi nối 2 nước và hạn chế thương mại tại 2 tỉnh biên giới như Lào Cai và Lạng Sơn. Chính phủ Việt Nam cũng thực hiện các biện pháp buộc khách du lịch Trung Quốc phải trở về nước trước ngày 31/1. Nhờ có những biện pháp cứng rắn này mà tính đến ngày 9/3 chỉ có 20 người nhiễm bệnh ở Việt Nam và không có trường hợp tử vong được ghi nhận.
一方、韓国は3月9日になっても、中国からの入国を完全には禁じていない。武漢のある湖南省以外からの入国は可能である。このように中国での感染の拡大に対して甘い対応を取り続けた結果、新型コロナウイルスの感染が拡大してしまった。
Ngược lại, cho tới ngày 9/3 thì Hàn Quốc cũng không cấm hoàn toàn việc nhập cảnh từ Trung Quốc. Những người đến từ các vùng khác ngoài Hồ Nam, nơi có thành phố Vũ Hán thì vẫn có thể nhập cảnh. Những đối sách có phần "dễ dãi" này đã đem lại hậu quả là virus corona lây lan mạnh tại Hàn Quốc.
韓国が新型コロナウイルスに関連して中国に強い措置をとることができない理由として、中国との間の強い経済的な結びつきが挙げられている。中国人の入国を禁じると、韓国経済が大きなダメージを受けるというのだ。
Mối quan hệ kinh tế chặt chẽ với Trung Quốc được cho là lý do khiến cho Hàn Quốc không thể có hành động mạnh mẽ với Trung Quốc để ngăn chặn virus corona. Nếu cấm công dân Trung Quốc, nên kinh tế của Hàn Quốc sẽ chịu thiệt hại nghiêm trọng.
しかし強硬な措置を講じたベトナムも中国との間に密接な経済関係を有している。中国への輸出額はベトナムの全輸出額の2割を占めており、輸入額に至っては3割にもなっている。それだけではない。ベトナムはシンガポールや香港を経由して中国から大量の投資を受け入れている。ダナンやニャチャンなどの観光地には中国から大勢の観光客が押し寄せている。今回の騒動でベトナムの観光業は大きな打撃を受けた。
Tuy nhiên Việt Nam đã có những biện pháp mạnh mẽ mặc dù cũng có quan hệ kinh tế chặt chẽ với Trung Quốc. Xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, trong khi nhập khẩu chiếm 30%. Nhưng không chỉ vậy. Việt Nam còn đang nhận được đầu tư đáng kể từ Trung Quốc thông qua Singapore và Hồng Kông. Các điểm du lịch như Đà Nẵng, Nha Trang đón rất nhiều khách du lịch tới từ Trung Quốc. Biến động lần này ảnh hưởng nghiêm trọng tới ngành du lịch Việt Nam
ベトナムは韓国と同様に経済の上で中国と強い結びつきを有している。それにもかかわらず、ベトナムは中国で新型コロナウイルス感染による疾病が拡大しているという情報が伝わると、経済への悪影響を省みることなく、果断な措置を講じた。一方、韓国は現在なっても中国からの入国を全面的に禁止することができない。
Việt Nam, giống như Hàn Quốc, có quan hệ chặt chẽ về kinh tế với Trung Quốc. Tuy nhiên, khi Việt Nam có được thông tin rằng dịch corona đang bùng phát mạnh tại Trung Quốc, họ đã thực hiện các biện pháp quyết liệt mà không mảy may tính đến những ảnh hưởng xấu lên nền kinh tế. Mặt khác Hàn Quốc thì ngay cả bây giờ cũng không thể cấm hoàn toàn việc nhập cảnh của công dân Trung Quốc.
これほどまでに中国に対して弱腰の韓国であるが、日本が韓国からの入国を禁止すると強く反発して、対抗措置として日本からの渡航を禁じるなどといった、子供じみた行動に出ている。
Từ trước đến nay với Trung Quốc, Hàn Quốc đã tỏ ra mềm yếu, tuy nhiên họ lại phản đối mạnh mẽ việc Nhật Bản cấm nhập cảnh với công dân nước họ. Để trả đũa họ đã có những hành động "trẻ con" như là cấm nhập cảnh đối với công dân Nhật Bản
韓国の感染者数は中国についで多い。そのような状況において多くの国が韓国からの入国を禁じている。3月9日現在、ベトナムは日本からの入国は制限をつけて認めているが、韓国からの入国は全面的に禁止している。ベトナムだけではない。中国も、韓国からの入国を禁じている。だが、韓国は中国やベトナムには抗議していない。
Số người nhiễm bệnh ở Hàn Quốc chỉ đứng sau Trung Quốc. Trong hoàn cảnh như vậy nhiều quốc gia đã cấm nhập cảnh với người tới từ Hàn Quốc. Kể từ 9/3 Việt Nam đã hạn chế nhập cảnh với người tới từ Nhật Bản, tuy nhiên với công dân Hàn Quốc thì cấm hoàn toàn. Không chỉ có Việt Nam, Trung Quốc cũng đã cấm nhập cảnh từ Hàn Quốc, nhưng Hàn Quốc không phản đối Trung Quốc hay Việt Nam.
このような韓国の態度は何に起因するのであろうか。韓国の文在寅政権が左翼政権であり中国や北朝鮮に甘いことがその理由であろうか。そうではないと思う。日本ではあまり知られていないが、ベトナムの現在の共産党書記長は中国と仲が良いとされる。そんな書記長がいるベトナムが新型コロナウイルス問題では中国に対して強硬な措置をとっている。このような事実を見る時、首脳の個人的な感情が政策の差になっているとは考えにくい。韓国は朴槿恵政権であったとしても、文政権と似た様な対応をしたと思う。
Nguyên nhân của thái độ này của Hàn Quốc là gì ? Có phải vì chính quyền tổng thống Moon Jae-in là những người cánh tả, mềm yếu trước Trung Quốc và Triều Tiên ? Tôi không nghĩ là như vậy. Mặc dù tại Nhật ít người biết, nhưng bí thư hiện tại của ************* Việt Nam được cho là có quan hệ tốt với Trung Quốc. Việt Nam, nơi có một *********** như vậy lại đang thực hiện các biện pháp cứng rắn đối với Trung Quốc khi liên quan đến vấn đề phòng dịch corona. Khi nhìn vào sự thật này, chúng ta không thể chắc chắn rằng, cảm xúc cá nhân của các nhà lãnh đạo đã tạo ra sự khác biệt trong chính sách. Ngay cả khi Hàn Quốc do chính quyền Park Geun-hye (tiền nhiệm của ông Moon Jae-in) lãnh đạo, tôi nghĩ họ sẽ vẫn phản ứng theo cách giống với chính quyền của tổng thống Moon Jae-in hiện tại
2000年間、中国の侵略と戦ってきたベトナム
Việt Nam, đất nước đã chống sự xâm lược của Trung Quốc suốt 2000 năm.
新型コロナウイルス問題において、中国に対するベトナムと韓国の態度は180度異なっている。その違いは歴史が決めていると言ってよい。
Việt Nam và Hàn Quốc có thái độ trái ngược 180 độ đối với Trung Quốc về các vấn đề liên quan đến dịch corona. Sự khác biệt này có thể nói là do lịch sử quyết định.
ベトナムは過去2000年にわたり中国の侵略と戦ってきた。ベトナムは今から約2000年前(漢の時代)に中国の植民地になってしまった。しかし約1000年前、唐が滅びて中国国内が混乱した時代に、ベトナムは独立することができた。しかし、中国はそれ以降も、事あるごとに攻めてきた。その度にベトナムは国を挙げて戦って、中国の大軍を追い返している。
Việt Nam đã chiến đấu chống lại các cuộc xâm lược của Trung Quốc trong suốt 2000 năm qua. Việt Nam trở thành thuộc địa của Trung Quốc khoảng 2000 năm trước (thời nhà Hán). Tuy nhiên, khoảng 1000 năm trước khi nhà Đường trở nên mục nát, nội bộ trở nên rối loạn, Việt Nam đã giành lại được độc lập. Tuy nhiên, từ đó trở đi, tuỳ từng thời điểm mà Trung Quốc vẫn tấn công và xâm lược Việt nam. Nhưng lần nào cũng vậy, Việt nam kêu gọi toàn quốc kháng chiến và đẩy lui quân xâm lược đông đảo tới từ Trung Quốc.
海を隔てた日本とは異なり朝鮮半島に住む人々もベトナムと同様に中国の脅威にさらされてきた。その脅威に対してベトナムの人々は武力で対抗したが、朝鮮半島に住む人々は全く異なる対応を選択した。朝鮮半島に住む人々は中国に服従して、ご機嫌をとる政策を選んだ。中国に服従して生きる姿勢は李氏朝鮮(1392~1910年)になると絶対的な国策になった。
Phía bên kia biển Nhật Bản là bán đảo Triều Tiên, những người dân sống ở đây cũng chịu sự đe doạ từ Trung Quốc giống như Việt Nam. Người dân Việt Nam đã chọn đứng lên và sử dụng vũ lực để chống lại mối đe doạ, còn những người dân trên Bán đảo Triều Tiên đã chọn một cách phản ứng hoàn toàn khác. Những người Triều Tiên chọn cúi mình và phục tùng Trung Quốc. Nhà Triều Tiên (1392~1910) chọn "phục tùng Trung Quốc" là quốc sách tuyệt đối trong suốt triều đại của mình
朝鮮の人々は中国(明と清)の意向を宗主国として仰ぎ見て、その意を忖度して生きてきた。そんな朝鮮は華夷秩序の中で、満州や日本に住む人々を自分より序列が低いと考えるようになった。周辺の人々を蔑視したのは、中国に対する屈辱感がなせるわざだろう。常に中国を仰ぎ見ていた朝鮮半島の人々は、他の国の人々を見下していなければプライドを保つことができなかった。
Người dân Triều Tiên ngước coi Trung Quốc (thời Thanh, Minh) như nước minh chủ và luôn phải xem ý Trung Quốc thế nào để còn sống cho hợp.
Trong "Tư tưởng Hoa-Di" Triều Tiên đã coi những người sống ở Mãn Châu và Nhật Bản là những người có địa vị thấp kém hơn mình. Hành động coi thường những người xung quanh, là một cách để xoa dịu nỗi nhục nhã đối với Trung Quốc. Dân Triều Tiên, những người luôn phải nhìn theo Trung Quốc mà sống, không thể giữ được sự tự hào dân tộc trừ khi họ coi thường người khác.
歴史を見ると分かる「どんな行動に出るか」
Nhìn vào lịch sử có thể suy ra cách hành động
ベトナムと韓国の新型コロナウイルス騒動への対処の違いは、その歴史から解釈することが可能である。常に中国に対して果敢に戦ってきたベトナムは、今回の問題でも中国に対して強い態度で対応することができた。その結果として、これまでのところ感染者数を抑えることに成功した。一方、常に中国の意を忖度して生きてきた韓国は、今になっても中国からの入国を許すようなあまい政策を取り続けて、自国内に感染を蔓延させてしまった。
Sự khác biệt giữa phản ứng của Việt Nam và Hàn Quốc đối với sự hỗn loạn do virus corona gây ra có thể được giải thích từ lịch sử của 2 nước. Việt Nam vốn luôn mạnh dạn đấu tranh chống lại Trung Quốc, đã có thể có thái độ cứng rắn với Trung Quốc trong vấn đề này. Do đó họ thành công trong việc kìm hãm số người bị nhiễm bệnh cho tới bây giờ. Mặt khác, Hàn Quốc vốn luôn phải nhìn Trung Quốc mà sống, đã tiếp tục các chính sách "dễ dãi" cho phép người Trung Quốc nhập cảnh và mang mầm bệnh đến lan truyền tại đất nước của họ.
ある国の人々が突発的な事件が発生したときにどのような行動に出るかを考える上で、その国の歴史は重要である。
Để biết người dân của một nước sẽ hành động như thế nào mỗi khi có một sự kiện bất ngờ xảy ra, chúng ta cần nhìn vào lịch sử của quốc gia đó
筆者は今回『日本人が誤解している東南アジア近現代史』(扶桑社)と題した本を上梓した。この本の中で、中国に陸続きで接してきたベトナムの人々と朝鮮半島に住む人々が、どのような態度で中国に接してきたか、その歴史の違いを詳しく述べている。これは今日、朝鮮半島やベトナムに住む人々がどのような態度で中国に接するかを考える上で、有益な視点を与えると考える。手にとっていただければ幸いである。
Tác giả của bài viết cũng đã xuất bản một cuốn sách mang tên "Lịch sử cận đại của Đông Nam Á, những điều người Nhật vẫn đang ngộ nhận". Trong cuốn sách này, tác giả mô tả chi tiết sự khác biệt trong lịch sử giữa cách người Việt Nam và người sống ở bán đảo Triều Tiên đối đãi với Trung Quốc, nước có chung biên giới với 2 quốc gia. Nó sẽ giúp cung cấp một cách nhìn về thái độ của người dân sống trên Bán đảo Triều Tiên và Việt Nam ngày nay đối với Trung Quốc. Tôi sẽ rất vui nếu các bạn mua cuốn sách này.
Link gốc bài báo: https://jbpress.ismedia.jp/articles/-/59639
Nguồn: tiếng Nhật khó như leo núi
Rất tự hào khi mình là người Việt.
Từ giặc Phương Bắc, Mỹ, Pháp, Nhật, Mông Cổ, ... đem quân đánh Việt Nam đều ra về trong thất bại và tủi nhục.