bimbim7575

Xe buýt
Biển số
OF-709653
Ngày cấp bằng
6/12/19
Số km
768
Động cơ
266,719 Mã lực
Dù Triều Tiên chưa chính thức ghi nhận ca nhiễm COVID-19 nào, tuy nhiên, đến nay đã có đến 7.000 người bị nghi nhiễm virus và được theo dõi tại nước này.



Ảnh minh họa.
Theo tờ Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận của đảng Lao động Triều Tiên ngày 1/3, thêm 3.900 người vào diện cách ly để theo dõi các triệu chứng của bệnh COVID-19.


Cụ thể, khoảng 2.420 người tại tỉnh Nam Pyongan và 1.500 người tại tỉnh Gangwon đã được cách ly.
Cơ quan y tế đã tăng cường giám sát những người đang có vấn đề về tim, hô hấp và huyết áp, và chính phủ đã cung cấp cho những người thuộc diện giám sát y tế đầy đủ nhu yếu phẩm, đồng nghĩa với việc có thể họ đang được cách ly tại nhà.
Trước đó, truyền thông nhà nước Triều Tiên đưa tin, khoảng 3.000 người đang được theo dõi tại tỉnh Bắc Pyongan, giáp với Trung Quốc. Như vậy, tổng số người hiện được cách ly ở nước này là gần 7.000 trường hợp.

Ngày 24/2, Triều Tiên cho biết đã cách ly khoảng 380 người nước ngoài để ngăn chặn virus Corona, và cũng yêu cầu đóng cửa một số cơ sở công cộng như một biện pháp khẩn cấp.

Ngoài ra, Triều Tiên cũng áp dụng một số biện pháp đề phòng như siết chặt kiểm soát tại biên với Trung Quốc và nâng thời gian cách ly lên 30 ngày đối với những người từ nước ngoài tới.
Báo VN nhai lại của báo Nam Hàn, cái báo Hàn này cũng là báo đăng bài của 20 thằng ở Đà Nẵng chửi bới VN

1583316279180.png
 

Cụ Kéo

Xe ba gác
Biển số
OF-145302
Ngày cấp bằng
11/6/12
Số km
22,175
Động cơ
587,524 Mã lực
Nơi ở
Nhà :))
Website
shopee.vn
Thông tin về triều tiên qua miệng ông yonhap khác gì nói về VN qua mồm 3/
 

NDTBM

Xe điện
Biển số
OF-191612
Ngày cấp bằng
26/4/13
Số km
2,844
Động cơ
389,802 Mã lực
Nơi ở
2Bà.HàN
Chắc đầu tiên cũng bị dính nhưng định không khoe để có huy chương hạng nhất ai dè nó te tua ra
Liệu anh K.J Un có phải vì "lườm" thấy khả năng có thể nhận được chút lợi từ quỹ hỗ trợ covid19 của WB này chăng??? ;)


Nó đóng cửa biên giới mà, em nghĩ họ chỉ cách ly cho yên tâm thôi
Thông tin về triều tiên qua miệng ông yonhap khác gì nói về VN qua mồm 3/
 

5th

Xe đạp
Biển số
OF-711384
Ngày cấp bằng
25/12/19
Số km
37
Động cơ
86,670 Mã lực
Tuổi
113
Ai trữ hàng hóa mới thắng. Trữ tiền mặt trong các trường hợp thiên tai, địch họa là tự sát.
Trữ hàng hóa thì trữ đc bao nhiêu cụ? Mà hàng hóa thì quá nhiều thứ biết trữ cái gì hơn nhất.
 

Dũng Ốc

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-86161
Ngày cấp bằng
22/2/11
Số km
18,268
Động cơ
585,441 Mã lực
Nơi ở
Một chốn bốn nơi.
Trữ hàng hóa thì trữ đc bao nhiêu cụ? Mà hàng hóa thì quá nhiều thứ biết trữ cái gì hơn nhất.
Những mặt hàng thiết yếu: Lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng thiết yếu... tức là những thứ con người phải tiêu dùng hàng ngày.
 

DIT

Xe điện
Biển số
OF-600754
Ngày cấp bằng
25/11/18
Số km
2,139
Động cơ
184,832 Mã lực
Tuổi
38
Em dự 2021 dễ khủng hoảng toàn cầu. Riêng mỹ sẽ phát triểu mạnh hơn vì mảng dịch vụ tốt: youtube, google, face, thuốc ...
thuốc thì đúng la phát triển chứ youtube, google , face sống nhờ vào quảng cáo, mấy doanh nghiệp sụp hết thì tiền đâu quảng cáo
 

trancannam

Xe điện
Biển số
OF-394809
Ngày cấp bằng
2/12/15
Số km
3,013
Động cơ
273,598 Mã lực
Tuổi
26
Do ảnh hưởng dịch Covid-19, sau Tết Nguyên đán vừa qua, doanh thu trong tháng 1 của Công ty CP Bia - Nước giải khát Sài Gòn – Tây Đô chỉ bằng 45 - 46% so với cùng kỳ năm trước.
 

Băng keo

Xe tải
Biển số
OF-542577
Ngày cấp bằng
22/11/17
Số km
464
Động cơ
167,451 Mã lực
Tuổi
46
Các cụ cho e hỏi ngu tí, đầu tư vàng nghĩa là mua mấy miếng vàng về ôm trong nhà ạ?
 

Diệu Bảo

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-602272
Ngày cấp bằng
6/12/18
Số km
2,332
Động cơ
148,001 Mã lực
Tuổi
48
Chắc nhiều Cụ chưa đọc...

Thử tưởng tượng hôm nay Hà nội hay TP.HCM đang bình yên.

Sau đó dịch bùng nổ 1 quận hay 1 khu dân cư bị niêm phong.
Cuộc sống sẽ ra sao nhỉ ???


GIÔNG TỐ TRONG MẮT MỘT NGƯỜI DÂN BÌNH THƯỜNG Ở VŨ HÁN (Phần 1)

1.
Tôi vốn tưởng rằng 30/12 chỉ là một ngày bình thường - nhiều ngày trước đồng nghiệp của tôi đã bắt đầu thảo luận sẽ đón năm mới như thế nào; trong vòng bạn bè ở Wechat, có người đăng 'Năm 2020, xin hãy đối xử tốt với tôi một chút'. Hoặc một số người đã rất vất vả trong năm 2019, tuy chúng ta tự chế giễu bản thân, nhưng trong lòng vẫn luôn thầm hy vọng, một năm mới, tất cả mọi thứ đều sẽ tốt lên.

Sáng sớm tỉnh dậy, đã nhìn thấy bạn thân gửi ảnh và voice chat qua Wechat, ấn nghe thử, giọng có chút vội: 'Nghe nói gì chưa ? SARS quay lại rồi, ngay tại Vũ Hán của chúng ta.''

Tôi đơ một lúc, mở mấy tấm ảnh ra, ảnh này hình như là một đoạn nói chuyện của bác sĩ bên trong bệnh viện, còn có một tấm là thông báo khẩn cấp của Uỷ ban y tế quốc gia trông mờ mờ ảo ảo. Tim tôi đập mạnh hơn, cẩn thận đọc lại nội dung, tình tiết và logic bên trong dường như rất đáng tin, nhưng tôi vẫn cảm thấy có cái gì đó sai sai: 'Cậu nhìn chữ viết trong thông báo của Uỷ ban y tế đó xiên xiên vẹo vẹo, tấm này là giả à ? Đợi một lúc nữa xem biết đâu có tin đính chính đấy.' Một người bạn khác trong nhóm chat cũng nói: 'Ừ, giả đấy, báo lá cải đúng là vô công rồi nghề mà '

Trên mạng lan truyền tấm ảnh của Uỷ ban y tế Vũ Hán《 Thông báo khẩn cấp về công tác làm rõ nguyên nhân của bệnh viêm phổi 》
(T/N: https://bit.ly/2OgKkIM )

Nhớ lại dịch SARS năm 2003, chúng tôi mới năm ba đại học. Tuy lúc đó bệnh tình ở Vũ Hán không nặng, nhưng tất cả các trường đại học vẫn cho nghỉ. Mấy thanh niên lông bông như chúng tôi vô lo vô nghĩ, trèo tường ra ngoài chơi, khi trở về bị bảo vệ trường bắt được, nói rằng phải ghi tên lại, chúng tôi khóc như mưa, phải cầu cứu thầy cô giáo vụ ra mặt. Sau đó chuyện này cũng bị bỏ quên, nhưng trận dịch SARS đó, trong tâm trí tôi giống như là một đầm lầy bị sương mù che phủ vậy. Tuy không muốn đến gần, nhưng đôi khi vẫn sẽ vén màn che lên xem.

Một ngày trôi qua, chúng tôi đều không đợi được tin đính chính, ngược lại những tin tức tương tự ngày càng nhiều, trong vòng bạn bè, trong nhóm Wechat, các giọng nói thi nhau vang lên, khiến mọi người bán tín bán nghi, sau đó lại nghe tin tức có tổ chuyên gia đến Vũ Hán rồi. Buổi chiều ngày hôm sau, lần đầu tiên chính phủ công khai thông báo, trong 27 ca nhiễm bệnh, có 7 ca nghiêm trọng, điều tra chợ hải sản Hoa Nam, lại nói 'Chưa phát hiện ra bằng chứng cho thấy có hiện tượng truyền nhiễm giữa người với người, chưa phát hiện nhân viên y tế bị nhiễm bệnh.'

Sau khi xem tin tức, tôi cũng thở phào nhẹ nhõm. Mọi người đều tưởng tốc độ phản ứng của chính phủ khá nhanh, cũng không cố tình giấu giếm cái gì - trong thành phố hơn 14 triệu người này, con số này có thể được tính như một ca mà thôi.

Nếu chính phủ đã bắt đầu can dự, thì có lẽ sẽ trong phạm vi có thể kiểm soát được.

Chợ hải sản Hoa Nam là một chợ tổng hợp, ngoài hải sản ra, còn có thị trường hoa quả, thịt gia súc riêng, đồ rất tươi ngon lại còn rẻ, rất được dân bản địa yêu thích. Trước đây tôi cũng hay đến đó mua sỉ hoa quả, nhưng vẫn luôn không thích môi trường ở đó lắm - một khu chợ to như thế, xây dựng một loạt căn nhà lụp xụp, khiến người ta có cảm giác lộn xộn: hàng hoá sẽ thường chất đống bên đường, thậm chí bên cạnh thùng rác, nền đất lúc nào cũng có vũng nước bẩn, không để ý một cái là sẽ trượt chân ngã. Khi đi qua các sạp hàng, chỉ cần ánh mắt dừng lại ở hàng nào, thì chủ hàng đó sẽ nhiệt tình kéo tay tôi, lôi kéo bằng được tôi vào phía trong cửa hàng. Sự nhiệt tình đó, khiến người ta cảm giác nếu không mua vài ba thứ thì không thoát thân được.

Tôi nghiêm túc hỏi cho đồng nghiệp: 'Là hải sản có vấn đề sao ?' Cậu ấy bỗng cười haha: 'Cậu thực sự không biết khu chợ đó lén lút bán động vật hoang dã ư ?'

'Thực sự không có để ý đến.' Tôi quay sang hỏi một bạn đồng nghiệp nữ: 'Thế các cậu hôm nay vẫn đi đón năm mới chứ ?'

'Đi chứ, sao lại không đi ? Sớm đã hẹn với bạn trai rồi.' Cô ấy cười hihi, tay giơ một chiếc khẩu trang cotton, đó là chiếc khẩu trang mà cô ấy vẫn đeo đi làm từ khi vào đông đến giờ 'Phòng bị tốt là được, chúng tớ đi Đông Hồ, bên đó rộng lớn lắm, không sao đâu.'

Bên cạnh có người hỏi cô ấy: 'Cậu biết SARS chứ ?'

Cô bé chớp chớp mắt: 'Biết chứ, sao lại không biết. Nhưng lúc đó mới 6 tuổi, bé quá, chả nhớ gì cả '

Tôi có chút lo lắng, gọi điện cho em gái 9x, hỏi em ấy liệu tối nay có hủy kế hoạch đi đón năm mới không. Em ấy chần chừ một lúc, trả lời tôi: 'Hay vẫn đi đi.' Em ấy lại nói, vốn dĩ em ấy đề nghị hủy hoạt động này rồi, kết quả bạn cùng lớp cười em ấy 'Tận hưởng cuộc sống đi', 'Ăn chơi không sợ mưa rơi, có như thế mới giống thanh niên thời đại mới chứ.'

Trước khi cúp máy, em ấy hỏi tôi: 'Chắc không sao đâu nhỉ, em thấy trên mạng nói vẫn ổn mà.'

Tôi do dự một lúc, trả lời em ấy: 'Nếu là chị, chị chắc chắn sẽ không đi. Chị nghĩ em không nên đi, nhưng em vẫn nên tự mình quyết định đi.'

Nói thật lòng, tôi sợ quay lại 17 năm trước. Mỗi khi nhớ về sự hoảng sợ từng có khi 'thở thôi cũng truyền bệnh', trong thâm tâm vẫn thấy ớn lạnh. Tuy nhiên nhiều năm trôi qua rồi, SARS đối với thế hệ sinh sau năm 90 chỉ như một danh từ thường nghe thấy, đối với người hay hiếu kỳ hoặc khoe khoang về việc ăn động vật hoang dã mà nói, cũng chỉ chớp mắt như một thời đã qua bị lãng quên.

Như vậy, đêm 31/12, vô số nam nữ thanh niên Vũ Hán tụ tập cùng nhau, trong tiếng đếm ngược trước thềm năm mới, không khí vui mừng bị loãng dần đi bởi sự lo lắng mà tin tức mang đến.


GIÔNG TỐ TRONG MẮT MỘT NGƯỜI DÂN BÌNH THƯỜNG Ở VŨ HÁN (Phần 2)

2.
Ngày đầu tiên của năm 2020, chợ hải sản Hoa Nam đóng cửa,《 Thông báo về việc đóng cửa chợ để sửa sang 》dán trên tường vô cùng dễ thấy. Nghe tin tức đó, bố tôi vẫn cảm thấy có chút đáng tiếc. Bố thích nhất là đến đó trước mỗi dịp lễ tết hoặc tụ họp gia đình, khi quay trở về mua đầy ắp nguyên liệu. Bố nói, hải sản ở đó ở tươi ngon và rẻ nhất, cua hoàng đế giảm giá ở siêu thị Hema, còn lâu mới rẻ và chất lượng bằng hàng ở chợ Hoa Nam. "Người trẻ các con không biết mua đâu, chỉ có thể đến mấy siêu thị Hema đó, những người già ở Vũ Hán như bố đều biết, đồ ở chợ Hoa Nam là tốt nhất."

Sau đó, bên cạnh tôi đã ít đi một người nhắc về "viêm phổi".

Trước đây tất cả tin tức đều giống như một viên đá ném vào hồ nước vậy, sau khi lượn vài vòng rơi xuống làm mặt hồ gợn sóng, lại trở về tĩnh lặng như thường. Trong khoảng thời gian đó, có một lần chính phủ thông báo, số ca bệnh không thay đổi quá rõ ràng, chúng tôi đều cho rằng, chuyện này cứ thế trôi qua.

Gần đến Tết, trong đầu ai cũng bị lấp đầy bởi một đống chuyện: cán bộ lãnh đạo bận rộn báo cáo cuối năm, học sinh, giáo viên và phụ huynh quan tâm về việc ăn chơi thư giãn trong kỳ nghỉ sau khi thi cuối kỳ xong, người lớn bận rộn mua sắm Tết, nghĩ đến dịp sum họp gia đình được trông chờ nhất năm. Đi trên đường, cả thành phố đều ngập tràn trong tiếng cười nói vui vẻ.

— Đương nhiên, tất cả những điều này, về sau đều bị chỉ trích rộng rãi trên mạng. Trong một đoạn văn được chia sẻ trên mạng, người dân Vũ Hán "dốt nát, lỗ mãng, tham lam", nhưng khi chúng tôi tự quay đầu nhìn lại khoảng thời gian nửa tháng đó, có sự xót xa ân hận, cũng có chút tủi thân.

Ngày 5/1, thông báo thứ 3 được công bố, người mắc bệnh tăng lên 59 ca, trong đó có 7 ca nghiêm trọng.

Ngày 10/1, có một bác sĩ tôi quen nói với tôi, bệnh viện của họ tổ chức một cuộc họp khẩn cấp, yêu cầu cứ sáng và tối mỗi ngày báo cáo một lần, xem có xuất hiện ca nghi ngờ nhiễm bệnh nào không. Nói xong, còn cẩn thận dặn dò tôi, không được lan tin ra ngoài, phải nhanh chóng xoá lịch sử cuộc trò chuyện.

Ngày 15/1, trong thông báo mới nhất chỉ thêm một câu "Không loại trừ khả năng truyền từ người sang người, nhưng sự nguy hiểm khi lây từ người sang người vẫn còn thấp", có người bạn gửi cho tôi một tấm ảnh chụp màn hình - sân bay Thiên Hà đã yêu cầu thiết lập điểm giám sát nhiệt độ cơ thể, tạm thời cách ly những du khách phát sốt, hơn nữa cho trả vé miễn phí, hoặc thay đổi chuyến bay. Tôi nhanh chóng lấy khẩu trang có sẵn ở nhà, dặn dò bố mẹ, chồng và con đeo, tuy nhiên, tất cả mọi người từ già đến trẻ chẳng có ai làm theo cả.

Bố mẹ tôi là người già Vũ Hán điển hình, luôn mang trong mình tính cách "chẳng có chuyện gì cả", khi tôi nói có virus, họ liền bịt tai lại: "Bố mẹ đều đã từng trải qua SARS rồi, yên tâm đi!" Chồng tôi thì trực tiếp xua tay khi tôi đưa cho khẩu trang: "Trên đường làm gì có ai đeo khẩu trang? Anh đường đường là đàn ông, đeo khẩu trang để người ta cười cho à." Con còn nhỏ, không hiểu chuyện, chê khẩu trang ngột ngạt không chịu đeo. Cuối cùng, đến tôi cũng giận dỗi cất lại khẩu trang vào ngăn kéo, tự an ủi chính mình, dù sao cũng không có người truyền sang người, có lẽ giống cảm cúm thôi, bỏ đi bỏ đi.

Những ngày đó, chú tôi có đăng lên vòng bạn bè một tấm ảnh, trong ảnh chú một mình uống rượu, kèm dòng chữ "chuyên gia nói rượu có thể giết được virus". Em dâu trẻ tuổi trong nhóm Wechat của gia đình không chịu được, muốn nhảy ra tranh luận nghiêm túc, tôi cản em ấy lại - đây chỉ là trò đùa hài hước đối với bậc cha chú mà thôi, không cần phải giải thích dài dòng làm gì, thực sự không cần thiết.

Còn có bạn bè hồi cấp 2 muốn tổ chức một buổi họp lớp, dự định vào ngày 18/1, có nhiều người hưởng ứng, ngày hôm đó là ngày cúng ông công ông táo - sau này bị bạn bè trên mạng quở trách, "Tiệc vạn nhà*" của cộng đồng Baibuting** cũng diễn ra vào ngày hôm đó. Dù sao "qua ngày Tết ông Táo là năm mới", từ ngày hôm ấy trở đi, những người con xa quê lần lượt trở về nhà, mở màn cho một mùa liên hoan quy mô lớn.

Bây giờ nhớ lại, sự sợ hãi của tôi đến sớm hơn người khác mấy ngày. Chiều ngày 16/1, bạn thân Trương Lộ gọi điện cho tôi, nói bằng giọng căng thẳng, gia đình của đồng nghiệp cùng công ty cô ấy xảy ra chuyện rồi:

Đại khái là khoảng 10 ngày trước, cả gia đình của đồng nghiệp nam này cùng nhau ăn một bữa cơm tối ở một trung tâm mua sắm nào đó, không lâu sau cả nhà đều bị bệnh, trong đó nghiêm trọng nhất là mẹ. Mới đầu, triệu chứng chỉ là đau đầu, ho sốt, người nhà chỉ coi như cảm cúm thông thường, sau vài ngày uống thuốc nhưng không thấy có chuyển biến tốt, mới đi đến bệnh viện công cộng gần nhà để khám. Thế nhưng, bệnh của mẹ già ngày càng nặng, đồng nghiệp lúc này mới bắt đầu lo lắng. Sau vài ngày, bệnh viện công cộng đề nghị chuyển viện, ngày 14/1 chuyển đến bệnh viện tuyến cao hơn, không ngờ đến tối ngày hôm sau đã qua đời rồi. Vị đồng nghiệp ấy cùng người thân cũng nhanh chóng chuyển tới phòng bệnh cách ly.

Trương Lộ xưa nay là một người cực kỳ thận trọng, tôi bất ngờ đến mức không nói được gì, trong đầu hỗn loạn, có chút ong ong. Qua một lúc lâu, mới sắp xếp lại được suy nghĩ, đầu tiên gọi điện cho bố mẹ, nói hết một lượt sự việc, dặn dò họ ra ngoài nhất định phải đeo khẩu trang, không được lơ là. Từ ngày hôm nay, bố mẹ bỏ thói quen đi dạo, lùi lại hết kế hoạch gặp gỡ bạn cũ, khi ra ngoài mua đồ ăn cũng phải nhớ đeo khẩu trang con gửi sang, sau khi dùng hết thì nhắc con để kịp thời gửi đến.

Tôi vội vàng đặt mua 100 cái khẩu trang trên mạng - ai mà ngờ được, chỉ vài ngày sau, gần như 90% khẩu trang bán hết trong một đêm, còn có một số ít bị độn cao giá. Trong những ngày "một khẩu trang cũng khan hiếm" sau đó, tôi nhìn số khẩu trang ngày càng vơi dần đi trong nhà, vẫn hối hận vì bản thân mua ít quá.

Mà buổi họp lớp ngày 18, tôi quyết định không đi nữa, đương nhiên tôi cũng không thể cản người khác không được đi. May mà đến hiện tại, bạn học vẫn chưa có trường hợp nào.

GIÔNG TỐ TRONG MẮT MỘT NGƯỜI DÂN BÌNH THƯỜNG Ở VŨ HÁN (Phần 3)

3
Từ 19/1 đến 20/1, theo báo cáo, trong một đêm ở Vũ Hán có thêm 136 người được chẩn đoán mắc bệnh. Ngày 20/1, người phát ngôn của Viện hàn lâm Chung Nam Sơn công bố “Bệnh viêm phổi dạng mới có thể lây từ người sang người”.

Điều này đã giáng một đòn mạnh, khi mà tất cả tình trạng khẩn cấp và một lượng lớn người mắc bệnh dường như xuất hiện hàng loạt chỉ trong một đêm, khiến người ta trở tay không kịp, cuộc sống êm đềm bị đảo lộn trong chớp mắt.

Nỗi lo sợ ngày một lớn dần, những người trước đây từng mạnh miệng nói “Không sao” giờ ngược lại càng hoảng loạn hơn, sự bất an của mọi người dường như đã lên đến đỉnh điểm. Trong mỗi nhóm chat trên Wechat đều đang thảo luận xem ở đâu còn bán khẩu trang, đeo khẩu trang như thế nào, có cách khử trùng nào hiệu quả không, bệnh viêm phổi rốt cuộc có triệu chứng gì… Trong vòng bạn bè lan truyền chóng mặt, rằng có người chỉ quá cảnh hơn 2 tiếng ở sân bay Thiên Hà, khi trở về đã bị nhiễm bệnh rồi. Cách nói mập mờ như vậy truyền tới truyền lui, không ai có thể nói cho chúng ta biết đó là thật hay giả.

Bầu trời âm u, cả thành phố hoang mang lo sợ.

Rạng sáng ngày 21, tôi ho dữ dội tới mức giật mình tỉnh giấc, lồng ngực tắc nghẹn, tôi nhìn đồng hồ, 3h10' sáng. Tôi bật dậy, nỗi sợ hãi bao trùm trong lòng: “Mình bị nhiễm bệnh rồi sao? Cũng không phải là không có khả năng.” Nhiều ngày trước thờ ơ vô tư như vậy, tôi đã làm rất nhiều chuyện khiến bản thân có khả năng cao bị lây nhiễm:

Tôi từng đi xem phim, hơn 100 người ngồi kín rạp, trong suốt 2 tiếng ngồi xem phim, phòng kín mít không thông gió, giả sử có một người đang trong thời gian ủ bệnh thì phải làm sao?

Tôi từng đi ăn đồ Nhật, Trứng Onsen* nổi tiếng là có thể ăn sống, tôi chẳng nghĩ ngợi nhiều liền ăn luôn.

Trước đó mấy ngày, một người bạn nói với tôi rằng có hãng quần áo này đang giảm giá shock, tôi tranh thủ đi mua vào cuối tuần, trong tiệm có rất đông người, không tránh khỏi việc đụng chạm thân thể.

Thời gian này tôi còn thỉnh thoảng ra vào bệnh viện, mặc dù về sau có đeo khẩu trang, nhưng cũng có lúc sẽ tùy tiện tháo xuống đút vào túi áo, qua một lúc lại lấy ra đeo lên.
…….

Tôi liệt kê những việc bản thân đã làm trong 20 ngày nay, càng nghĩ càng sợ hãi.

Chồng tôi hỏi, liệu có phải do ảnh hưởng từ tâm lý quá căng thẳng, vì thế mới cảm thấy khó chịu? Tôi lắc đầu - ban ngày khi tôi căng thẳng cũng không có phản ứng giống thế này. Nửa đêm ho đến tỉnh, có lẽ không phải vấn đề tâm lý, mà thực sự là cơ thể có vấn đề.

Chồng tôi để lộ ra vẻ lo lắng hiếm thấy, đứng dậy lấy thuốc cho tôi uống. Một người vẫn luôn ghét uống thuốc như tôi giờ đây lại ngoan ngoãn nuốt từng viên, đo lại nhiệt độ cơ thể, may quá vẫn chưa sốt. Sợ lây cho chồng, tôi đeo khẩu trang vào rồi nằm xuống. Nhưng đeo khẩu trang thì khi ho tôi lại không thở nổi, chỉ đành ngồi dậy dựa nửa người vào đầu giường, trằn trọc khó ngủ.

Không biết phải mất bao lâu tôi mới có thể mơ hồ thiếp đi, lúc tỉnh lại đã là 8h sáng ngày hôm sau. Chồng tôi dường như cả đêm không ngủ, bởi trong lúc mê man, tôi cảm nhận được bàn tay anh ấy cứ một lát lại sờ lên trán tôi.

Sau khi tỉnh dậy, việc đầu tiên tôi làm là vào WC gội đầu - tôi sợ nếu phải đi bệnh viện, có thể sẽ rất lâu nữa không được gội đầu tử tế. Chồng tôi vội vàng ngăn tôi lại, hỏi tôi “Em bị ngốc à?", "Bây giờ mà gội đầu chỉ làm bệnh nặng hơn thôi.” Anh ấy hiếm khi giận dữ như vậy, tôi chỉ đành nghe theo.

Chồng tôi ra ngoài mua thuốc, rất lâu sau mới quay lại, đem về một hộp viên nang Liên Hoa Thanh Ôn đang rất hot trên mạng, một hộp viên ngậm vitamin C. Tôi không nhịn được cười “Mấy bài thuốc trên mạng mà anh cũng tin à? Sao anh không mua luôn Bản Lam Căn** đi? Chồng tôi cũng cười nói: “Em nghĩ thì hay lắm, người ta đã sớm mua hết Bản Lam Căn rồi, Liên Hoa Thanh Ôn này cũng chỉ còn đúng một hộp, là anh nhanh tay mua được đó.” Trông thấy nụ cười đắc ý trên môi của anh ấy, tôi cũng không kìm được mà cười theo.

Một lúc sau, anh ấy lại thần thần bí bí hỏi tôi: “Em có biết chỗ thuốc này bao nhiêu tiền không?”
“Bao nhiêu?”
“Không nhận bảo hiểm y tế, chỉ nhận tiền mặt, Liên Hoa Thanh Ôn hơn 40 tệ (~140k), vitamin C hơn 60 tệ (~200k).”
Tôi giật mình: “Không phải không được phép tăng giá ư?”
“Ai ya, đến nước này rồi em vẫn còn tính toán chi ly sao, cứ chữa khỏi bệnh trước đã."

Tôi đeo khẩu trang 24/24, cố gắng cách xa chồng và con, ăn cơm cũng dùng bát đũa dùng 1 lần, bê đồ đứng ăn một mình bên cạnh cửa sổ ban công. Bởi vì phải mở cửa thông gió, trong nhà tắt máy sưởi và điều hòa, tôi đứng cạnh cửa sổ run lẩy bẩy, không biết là do lạnh, hay là do sợ hãi nữa.

Một người bạn biết tôi không được khỏe, có chút lo lắng, do dự bảo tôi đi bệnh viện khám xem sao. Tôi nghĩ một hồi rồi nói: “Bỏ đi, đến đó rồi cũng chẳng chẩn đoán được cái gì, không cẩn thận còn bị nhiễm bệnh, cứ theo dõi một thời gian nữa xem sao.” Cứ như vậy, cảm giác an toàn tôi tự tạo ra dựa trên sự hiểu biết của bản thân, đứng trước sự trớ trêu của số phận, giống như lâu đài cát gặp thủy triều vậy, bất cứ lúc nào cũng có thể sụp đổ.

Từ trước đến nay, gia đình tôi thường có thói quen đi du lịch vào đầu năm mới, xin nghỉ mấy ngày cuối của năm cũ, cộng thêm kì nghỉ tết, vừa hay tránh được mùa du lịch cao điểm. Năm nay bởi vì điều chỉnh kế hoạch công tác, vốn dĩ đã hủy chuyến đi du lịch này rồi, thì bỗng nhiên chồng tôi nhắc lại: “Hay là chúng ta cứ đi đi, không cần sắp xếp trước, đi đại đâu đó để tránh qua vụ này?”

Tôi nghĩ một hồi, lắc lắc đầu. Anh ấy cũng không nói thêm gì nữa, chúng tôi cứ thế bỏ qua kế hoạch “Trốn khỏi Vũ Hán”.

GIÔNG TỐ TRONG MẮT MỘT NGƯỜI DÂN BÌNH THƯỜNG Ở VŨ HÁN (Phần 4)

4.
Sáng ngày 23, vừa tỉnh dậy, đã gần 9 giờ rồi, việc đầu tiên tôi làm là mở điện thoại ra: "Bắt đầu từ 10 giờ, tất cả phương tiện công cộng, tàu điện ngầm, phà, phương tiện vận chuyển hành khách đường dài tạm thời dừng hoạt động", "sân bay, ga tàu để rời Vũ Hán tạm thời đóng cửa". Vũ Hán quả nhiên đã "đóng thành" rồi.

Tôi hỏi bạn bè, dịch SARS năm đó cũng đóng cửa thành phố à? Nhiều năm trôi qua như vậy, tôi cũng có chút không nhớ rõ. Bạn bè nói không có, toàn là tự mình cách ly. Thâm tâm tôi dấy lên chút hỗn loạn, chẳng lẽ lần này nghiêm trọng hơn sao ?

Chồng tôi có chút chán nản khi hai ngày trước không rời khỏi Vũ Hán, ngược lại tôi không để bụng lắm, chúng tôi đều là người Vũ Hán, rời đi thì ở đâu bây giờ ?

Tin tức trong điện thoại tôi đã muốn nổ tung rồi, trong tấm ảnh được chia sẻ rộng rãi, có siêu thị hết sạch hàng hoá, 50 tệ (~165k) một củ cải trắng, 90 tệ (~300k) được vài nhánh tỏi, còn có tin đồn "trạm xăng sắp ngừng hoạt động" - vài ngày sau những điều này đều được chứng minh là tin vịt, nhưng vào thời điểm đó, vẫn khiến tôi không thể không lo nghĩ.

Tôi nhìn vào tủ lạnh, trong nhà thực sự không còn nhiều đồ ăn dự trữ nữa rồi, tôi không thích đồ đóng hộp, cứ cho là mấy ngày trước lo lắng, đi mua nguyên liệu nhiều nhất cũng chỉ đủ cho 2 ngày - còn có, xăng xe hình như cũng sắp hết. Vũ Hán dừng toàn bộ phương tiện công cộng và tàu điện ngầm, hủy bỏ app đặt xe, taxi quanh thành phố chỉ chạy vào ngày chẵn - nếu xe hết xăng rồi, thì đi ra ngoài kiểu gì đây ?

Tôi bảo chồng đi ra ngoài mua một ít đồ ăn "tiếp tế". Vài tiếng sau, anh lững thững trở về, nói với tôi đồ trong siêu thị thực sự hết sạch rồi, người thanh toán xếp hàng uốn lượn, trông mãi không thấy điểm đầu . Chồng tôi không muốn ở lại lâu nơi đông người, dứt khoát tìm mua của một người bán hàng trong chợ, so với giá cả ổn định trong siêu thị, hàng ở chợ lên xuống bấp bênh, giá đồ ăn cao hơn nhiều, 3 củ khoai tây mà lấy của chồng tôi những 25 tệ. (~82k)

So với siêu thị, người xếp hàng ở trạm xăng càng đông hơn, ước tính muốn đổ đầy một bình xăng phải đợi 2 tiếng trở lên. Khi xe sắp hết xăng, chồng tôi mới tìm thấy một trạm xăng tương đối vắng. May mà, lời đồn "Giới hạn đổ xăng" đã được chứng thực là tin vịt, lòng tôi mới nguôi ngoai phần nào.

Tôi nói với đứa con 10 tuổi của mình, có thể con sẽ phải hoãn lại ngày đi học, nó vui mừng nhảy cẫng lên. Những ngày này, con cũng hiểu đại khái về chuyện đang xảy ra, có lúc cũng sẽ hỏi: "Mẹ ơi, dịch bệnh lần này nghiêm trọng lắm sao?" Nhưng rốt cuộc thì con vẫn rất vui, con nói, lâu lắm rồi gia đình mình mới ở suốt trong nhà, bố mẹ chẳng đi đâu cả, chỉ dành thời gian ở bên con thôi.

Chập tối, quản lý dân cư gửi vào trong nhóm chat của các chủ hộ một tấm ảnh, trong thang máy toàn rác là rác. Nhân viên quản lý khẩn khoản yêu cầu mọi người: Giai đoạn khẩn cấp mong mọi người chú ý an toàn nơi công cộng.

Các chủ hộ trong nhóm chat xôn xao hẳn lên, mọi người phẫn nộ yêu cầu quản lý check camera, có chủ hộ tinh mắt nhìn thấy bên trong ảnh có bọc hàng chuyển phát nhanh bị vứt đến chỗ cô lao công, chụp lại số nhà và số điện thoại của chủ hộ trên bọc hàng, gửi vào trong nhóm chat. Có người lớn tiếng gọi điện thoại, có người nhắc nhở để lộ thông tin cá nhân như vậy là phạm pháp, người gửi nhanh chóng thu hồi lại tấm ảnh nhưng chủ hộ vứt rác mãi vẫn không ra mặt xin lỗi.

Ở trong tiểu khu này lâu như vậy, chưa từng xảy ra sự việc nào giống như thế. Lúc tối đi vứt rác mới biết: địa điểm tập trung rác ở tầng 1, có tin đồn là ở trong tầng này có người bị sốt, nhưng chỉ là "nghe nói", không tìm ra được là ai, trong chốc lát mọi người đều cảm thấy nguy hiểm. Chẳng trách có hàng xóm nói giận dữ trong nhóm chat các chủ hộ: "Nếu rác nhà bạn có virus, bạn vứt vào trong thang máy như vậy, chẳng phải làm hại tất cả mọi người trong toà nhà sao ?"

Những lời này tuy trôi qua nhanh chóng, nhưng trong lòng tôi lại vướng bận ít nhiều, khó mà khống chế nỗi sợ trào dâng khi đi vào thang máy. Nhưng nhà của tôi ở tầng 27, đi thang bộ rõ ràng là không thực tế, làm thế nào để xử lý rác bỗng nhiên trở thành việc khiến người ta khó xử.

Tôi nghĩ, chủ hộ trước đây vứt rác vào trong thang máy, có lẽ cũng nghĩ như vậy. Thành phố dường như đình trệ trong nháy mắt làm chúng tôi trở tay không kịp.


GIÔNG TỐ TRONG MẮT MỘT NGƯỜI DÂN BÌNH THƯỜNG Ở VŨ HÁN (Phần 5)
-----------
Phần 4: https://m.facebook.com/groups/245234876341228?view=permalink&id=561745914690121

5.
Buổi tối nói chuyện với bạn, chỉ có một chủ đề thảo luận duy nhất - "đã đi chưa?"

Trương Lộ sớm đã hẹn một người bạn ở Ân Thi để cả gia đình cùng đến đó đón Tết, trong nhà có 2 chiếc ô tô, vừa đủ cho 3 người trong nhà và bố mẹ. Nhưng khi suy xét về việc mẹ chồng vừa mới hoá trị ung thư, con gái 5 tuổi cũng vừa làm xong tiểu phẫu, lại lo lắng khi chưa định được thời gian quay lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết, cuối cùng cũng từ bỏ;

Lý Phi trước đây lên kế hoạch cùng chồng về quê nội ở tỉnh khác, bố mẹ đã một năm chưa gặp mặt con trai, không mảy may quan tâm đến tình hình bệnh dịch, cứ thúc giục con trai con dâu mau chóng về nhà đoàn tụ. Hai người họ vốn dĩ đã mua vé về ngày 23, nhưng nghĩ đến lượng người đông đúc ở ga tàu, lại thêm không gian kín mít bên trong toa hành khách, phân vân mãi, cuối cùng cũng từ bỏ;

Diêu Tinh vốn dĩ đã mua vé đi Tam Á, ngày 20 dứt khoát trả lại vé, lúc đó vẫn chưa có chính sách hoàn trả vé miễn phí, cô ấy tốn không ít tiền để hoàn vé, còn có cả tiền đặt cọc khách sạn, nhưng cô ấy không quan tâm "Du lịch ấy mà, đi lúc nào chẳng được, mạng sống là quan trọng nhất";

Phương Mạn bởi vì chồng phải trực ca Tết, vì thế cả nhà đã sớm về đoàn tụ với bố mẹ, kế hoạch ban đầu là ngày 24 quay lại Vũ Hán, cuối cùng cứ thế đóng cửa thành phố, bố mẹ chồng cũng không để họ đi nữa. Hai vợ chồng vui mừng khi rời đi trước khi "đóng thành", nhưng nhà nội cũng ở Hồ Bắc, không phải quá an toàn, hệ thống y tế ở thành phố nhỏ càng khiến người ta không yên tâm. Chồng nhớ đến việc trực ban ở cơ quan, vợ lo lắng vì không mang sách vở của con trai chuẩn bị lên cấp 2, "Nếu phải ở nhà bố mẹ thêm vài tháng nữa, đợi dịch bệnh qua đi, quay trở về trường học, không biết sẽ còn tụt lại bao nhiêu so với các đứa trẻ khác nữa";

Từ Hạo đang ở vùng khác, bị khách sạn yêu cầu "tự mình cách ly 14 ngày", "nhân viên phục vụ sẽ đưa cơm tối đến tận phòng", "sớm biết sẽ bị nhốt trong khách sạn, chẳng bằng tớ ở lại nhà ở Vũ Hán";

Ngô Địch năm nay sớm đã xin nghỉ để đi du lịch Đông Nam Á, hiện tại đối mặt với việc quay trở về, không biết phải làm sao.

Mọi người nói chuyện với nhau, bảo rằng nhiều nơi ở tỉnh khác đối xử với người Vũ Hán giống như kẻ địch vậy, không có khách sạn nào chịu nhận, cũng không có nhà hàng nào chịu phục vụ, "Giấc mơ được đi bụi năm 20 tuổi, bây giờ cuối cùng có thể thực hiện rồi".

Không ngờ mấy ngày sau, Ngô Địch cũng trở thành một trong những người Vũ Hán đang lưu lạc ở bên ngoài: chuyến bay về nước chuyển đến Côn Minh, từ lúc xuống sân bay không có tài xế nào nhận đón, gặp cản trở khi đi tìm khách sạn, cô ấy trải nghiệm từng cái một. Ngoài bộ quần áo đông mặc khi khởi hành, trong hành lý của cô ấy toàn là quần đùi áo phông mặc ở nước nhiệt đới, cả gia đình gặp muôn vàn khó khăn nơi Côn Minh lạnh giá.

Mà giờ đây, trên mạng đang công kích người dân rời khỏi Vũ Hán, tôi có chút buồn, không cam tâm hỏi chồng, dịch SARS năm ấy, tại sao những người rời khỏi Quảng Châu và Bắc Kinh không bị mắng chửi như vậy ?

Chồng tôi nghĩ một lát, lắc đầu bảo không biết. Sau này tôi mới đọc được: Việc chạy trốn của người Vũ Hán là một loại stress, có thể hiểu như một cách bảo vệ bản thân. Cách giải thích như vậy, tôi có thể chấp nhận.

Sáng sớm, mưa rất to, bầu trời âm u, nếu không phải được nhắc nhở, có lẽ người ta sẽ quên mất rằng hôm nay là 30 Tết.

Từ cửa sổ trong nhà nhìn ra, ngoài việc thỉnh thoảng có một hai chiếc xe vụt qua, Vũ Hán dường như trở thành một thành phố bị bỏ hoang, chỉ có sự buồn tẻ và trống vắng xám xịt. Những năm trước, đây vốn dĩ nên là thời gian bận rộn và náo nhiệt nhất của thành phố, nhưng lúc này đây nó giống một con quái vật kim loại khổng lồ không có sức sống. Trong vòng bạn bè có người đưa lên hình ảnh đường phố trống không, xa lạ đến mức không giống với thành phố mà chúng tôi đang sống một chút nào.

Bạn bè vẫn đang nhắn tin cho tôi. Có người mang theo sự căm phẫn, nói mãi nói mãi, giọng nói đã có sự nghẹn ngào. Có người dặn dò kĩ càng, bảo tôi nhất định phải cẩn thận, nói mùa xuân muốn tôi và cô ấy cùng đi ngắm hoa anh đào. Nhiều người cũng chỉ là nhắn tin hỏi thăm "Cậu vẫn khoẻ chứ?"

Bất lực, mơ hồ, phẫn nộ, các loại cảm xúc đan xen với nhau, muốn bỏ điện thoại trong tay xuống, vài phút sau lại không nhịn được cầm lên, cho dù lướt không có tin gì mới, vẫn lặp lại hành động đó trong vô thức.

Buổi tối, chồng tôi lấy ra câu đối và giấy cắt hoa mà trước đây tôi đã chuẩn bị, gào lên một câu: "Đi, ra ngoài dán câu đối."

Tôi nhìn đống màu sắc rực rỡ đó, bỗng nhiên không có hứng thú, nói: "Thôi bỏ đi."

Giấy cắt hoa đỏ rực nhăn nhó khi bị vứt vào góc tường, tủi thân quá đi. Trên mặt bàn có một chậu thủy tiên, nụ hoa mọc chi chít, nhưng vẫn không có bông nào nở.

Người chưa có triệu chứng lo lắng không biết liệu có phải bản thân đang trong thời kỳ ủ bệnh, người có triệu chứng nhẹ thấp thỏm không yên, lo lắng không biết có nên đi bác sĩ. Cảm giác bất lực không có cách nào giãi bày được, trộn lẫn với sự phẫn nộ và bất an trong lòng, cho dù đã hơn 2 giờ sáng rồi, vẫn còn có tin tức không ngừng chuyển đến.

Có người báo tin bệnh viện thiếu hụt dụng cụ y tế, thế là trên mạng ngay lập tức đăng tin xin viện trợ; bác sĩ y tá tan làm ca đêm không có phương tiện giao thông công cộng, không gọi được taxi, người dân tự tổ chức một đoàn xe, đưa đến những khách sạn và nhà nghỉ mà tự nguyện cung cấp chỗ ở, nghe nói tình nguyện viên trong chớp mắt đã hơn 4000 người; nhìn thấy trong video chúc mừng năm mới của các bác sĩ bệnh viện Đồng Tế, trên bàn chỉ có mì ăn liền và trứng ốp la, không lâu sau đã có rất nhiều cửa hàng thực phẩm chủ động cung cấp đồ ăn cho nhân viên điều dưỡng.

Tôi cứ nghĩ mãi, có lẽ là chịu ảnh hưởng bởi khí hậu nóng bức, người Vũ Hán bình thường bộp chộp lắm mồm, nói chuyện gắt gỏng giống như đang cãi nhau. "Văn hoá cửa ngõ" khiến người dân Vũ Hán mang trong mình rất nhiều tính cách đặc trưng, không sợ gì cả, sĩ diện, hiếu thắng, khi gặp phiền phức, cho dù trong lòng thực sự hoảng rồi, trên miệng cũng vẫn là: "Ai ya, có chuyện gì lớn đâu, không sợ, rồi sẽ giải quyết được thôi."

Chân chất mà giàu tình cảm. Giống như cuộc chiến này vậy, cho dù chúng tôi bụng đầy ấm ức, nhưng tất cả mọi thứ, cũng đều chỉ có thể cắn chặt răng, chịu đựng từng chút một.

Từng có một khoảng thời gian, tôi coi việc người khác nói tôi "không giống người Vũ Hán" là một sự khen ngợi. Mà lần này, khi Vũ Hán bị đẩy vào trung tâm cơn bão, chịu đựng sự chỉ trích và trách móc của công chúng, tôi mới có thể nhận thức được, bản thân yêu mảnh đất và người dân ở đây nhiều đến nhường nào.

Sinh ra và lớn lên ở đây, tôi sớm đã gắn bó không rời với thành phố này.
GIÔNG TỐ TRONG MẮT MỘT NGƯỜI DÂN BÌNH THƯỜNG Ở VŨ HÁN (Phần cuối)

6.
Sáng mùng 1 Tết, Lý Phi nói với tôi bằng giọng bình thản rằng có lẽ cô ấy đã “bị nhiễm” rồi: 3 ngày trước chồng cô ấy bắt đầu sốt, mà hôm qua, cô ấy cũng sốt rồi, 38 độ 3. Bây giờ, hai người bọn họ nằm ở trong nhà, sốt nhẹ, đau đầu, đau nhức cơ thể,… cái nào cũng trùng khớp với triệu chứng của viêm phổi corona.

Tôi bị dọa, sợ đến mức nói không trôi chảy, hỏi cô ấy tình hình hiện tại như thế nào rồi?

“Còn thế nào được nữa? Cũng biết hiện giờ bệnh viện là tình huống gì rồi, không đi được, mà cũng không dám đi.”

“Hay cậu gọi điện cho bên tiểu khu xem họ có gửi thuốc qua được không, không được thì đến trạm xá ở đó tiêm đi.”

“Tớ nghĩ là, mắc loại bệnh này là tại số rồi, phó mặc cho ông trời đi. Các biện pháp phòng tránh bọn tớ cũng không làm qua loa, không thể hiểu nổi rốt cuộc đã bị nhiễm từ bao giờ. Bác sĩ nói tự cách ly tại nhà, thực ra chính là xem thử hệ miễn dịch của bản thân có chống lại được virus không. Chống lại được thì sẽ khỏi, không chống được coi như xong.”

Giọng điệu của Lý Phi rất bình thản, nhưng tôi vẫn không kìm được nước mắt. Mấy ngày trước khi Lý Phi băn khoăn có nên về quê không, tôi đã cật lực ngăn cản, mà giờ phút này, tôi vô cùng sầu não: “Tớ hối hận quá, tớ không nên khuyên cậu ở lại, lúc đó chưa đóng cửa thành phố, cậu vẫn có thể đi. Nếu như lúc đó cậu rời đi, thì bây giờ hai bọn cậu đã yên ổn ở quê rồi.”

Mấy ngày nay, tinh thần tôi ngày càng sa sút, giống như một sợi dây chun bị kéo đến cực hạn. Tại thời điểm này, sự áy náy càng làm căng sợi dây hơn, “phựt” một tiếng, dây đứt rồi.

Tôi khóc không thành tiếng, Lý Phi ngược lại còn an ủi tôi: “Không sao đâu, không liên quan đến cậu. Lúc đó cứ cho là bọn tớ không trả lại vé, thì đến ga tàu cũng sẽ bị chặn lại. Kể cả lúc đó bọn tớ chưa bị sốt, về đến quê mới sốt thì còn liên lụy đến cả nhà. Không sao, không phải lỗi của cậu.”

Cô ấy càng nói tôi càng buồn, bỏ điện thoại xuống, tôi không nhịn được khóc oà lên. Chồng tôi bị giật mình bởi tiếng khóc, chạy tới hỏi tôi bị làm sao rồi. Tôi gạt nước mắt kể lại mọi chuyện, nghe xong sắc mặt anh ấy cũng trở nên nghiêm trọng, an ủi tôi: “Nếu như cảm thấy không ổn, ngày mai chúng ta mua ít thuốc gửi qua đó.”

Tôi thực sự rất sợ hãi, không biết cục diện này rồi sẽ đi đến đâu, không biết tình hình sẽ chuyển biến tốt hay sẽ mất kiểm soát, cũng không biết cuộc sống kiểu này bao giờ mới có thể kết thúc. “Mỗi ngày em đều lo lắng, có khi nào giây tiếp theo mình cũng sẽ bị lây nhiễm virus từ một nơi nào đó. Em càng lo cho mọi người hơn, anh, con, bố mẹ hai bên. Trái tim này của em, ngày nào cũng như bị ai đó bóp chặt, cứ lo lắng bồn chồn. Em khó chịu quá.”

Chồng tôi ôm lấy tôi thật lâu, thì thầm: “Em nói xem, lúc đó có phải chúng ta nên tranh thủ rời đi trước khi thành phố đóng cửa không?”

Suy nghĩ kĩ một lúc, tôi vẫn lắc đầu: “Không nên. Trước tiên chưa cần nhắc về mặt đạo đức. Em chỉ hỏi anh, nếu như bây giờ chúng ta ở một nơi khác, bị người ta xua đuổi như lũ chuột hôi hám, con mình sẽ nghĩ thế nào đây? Nó nhỏ như vậy, nó không làm gì sai, vì sao phải chịu đựng sự đối xử lạnh nhạt và những lời cay độc chỉ vì quyết định của chúng ta? Còn có bố mẹ hai bên, xe nhỏ như vậy, nhét vừa 7 người sao, nếu như chúng ta đi mà bỏ lại bọn họ, nếu như, em nói là nếu như, bọn họ có mệnh hệ gì, chúng ta lại không thể quay về, thì phải làm sao? Chúng ta không phải người không có vướng bận gì, thực sự không thể đi."

Chồng tôi im lặng một hồi, đáy mắt phản chiếu ánh nước nhàn nhạt, rất lâu sau mới thốt lên lời: “Tất cả rồi sẽ ổn thôi.”

Câu nói này rất yếu ớt, không thể thuyết phục nổi hai chúng tôi. Ngoảnh đầu nhìn về phòng của con, nó vẫn đang ngủ rất say, tôi nhếch khoé môi nở nụ cười miễn cưỡng.

Buổi chiều, điện thoại tôi nhận được một thông báo: “Từ 0h ngày 26, trung tâm thành phố Vũ Hán cấm toàn bộ xe cơ giới.”

Một viên đá lại làm dậy lên ngàn lớp sóng, không ngoài dự đoán, một đợt mua sắm điên cuồng trong các siêu thị lại diễn ra. Các tin nhắc nhở trong vòng bạn bè như kiểu “Không cần đến siêu thị XX nữa” liên tục được đăng lên, hàng hóa ở các siêu thị trống không trong nháy mắt, triệt để và nhanh hơn nhiều so với ngày đóng cửa thành phố.

Điểm khác biệt duy nhất là, ngày đó hầu hết người đi siêu thị mua sắm là các bậc cha mẹ, còn ngày hôm nay gấp rút đi mua, phần lớn lại là những thanh niên ỷ lại vào xe riêng của nhà.

Ngày thứ 3 nhốt mình ở trong nhà, vốn cho rằng việc tích trữ đồ ăn là không cần thiết, chúng tôi bỗng sâu sắc cảm nhận được cảm giác cấp bách khi "ngồi không ăn hoang, mỏ vàng cũng cạn". Tôi nhớ lại lời phản bác của mẹ khi trước đây tôi từng chê cười bà lúc bà nhét đầy đồ ăn vào tủ lạnh: “Thế hệ bọn con bây giờ, chưa bao giờ phải chịu cảnh khổ sở vì thiếu ăn thiếu mặc, vì vậy không bao giờ hiểu được cảm giác an toàn và quý trọng đối với đồ ăn như thế hệ của mẹ đâu.”

Tôi thầm nghĩ, cuối cùng bản thân cũng hiểu được điều này rồi.

Tôi cũng bắt đầu sốt ruột, có cần đi mua sắm thêm nữa không? Kiểm tra lại đồ dùng trong nhà, bởi lần trước không mua thêm nên gạo và dầu đã sắp hết rồi; rau xanh và các loại thịt dự tính có lẽ cũng chỉ còn đủ cho 2-3 ngày nữa. Nếu hôm nay không đi mua đồ tiếp tế, vậy ngày mai sau khi thi hành lệnh cấm, trời mưa to, hai chúng tôi làm sao vừa cầm ô che cho con, vừa vác được nhiều đồ như thế về nhà?

Nhưng nếu như bây giờ ra ngoài, đến được siêu thị chắc cũng chỉ còn toàn các kệ hàng trống trơn. Vừa rồi một người bạn đến được hiện trường gửi cho tôi một đoạn video: dòng người trong siêu thị, tay chân hoạt động hết công suất, căn bản không cần biết trên quầy là gì, càng không cần nhìn giá tiền, cứ trực tiếp vứt vào trong xe đẩy.

Tôi thực sự đã mất hết dũng khí ra ngoài. Thôi vậy, đợi khi nào ăn hết đồ ăn rồi tính tiếp.

May mà tối hôm đó, chính phủ đã lập tức ra thông báo sửa lại lệnh cấm.

Lúc chập tối, con tôi trèo lên ban công nhìn xuống dưới, một lúc sau, nó lật đật chạy vào, nói với tôi: “Mẹ ơi, trong 5' vừa qua, có tận 3 chiếc xe cứu thương đi qua nhà mình.”

Tôi trả lời một câu vu vơ, nhưng thằng bé giậm chân, nghiêm túc hỏi: “Tình hình bây giờ có phải rất nghiêm trọng không ạ?”

Tôi sững sờ, bản thân tôi vẫn luôn cho rằng một đứa bé 10 tuổi thì vẫn chưa hiểu chuyện, nên không muốn nói cho nó quá nhiều về tình hình hiện tại. Trước đây trừ việc khái quát đơn giản sự việc lần này cho thằng bé, nhắc con phải chú ý vệ sinh ra, thì bình thường không bao giờ nói chuyện này với nó, không ngờ, con không đơn giản như tôi vẫn nghĩ.

Tôi hỏi con: “Con có biết bây giờ chúng ta đang phải trải qua chuyện gì không?”

Con bĩu môi, ra dáng người lớn mà nói: “Đương nhiên biết chứ, con có phải đồ ngốc đâu.”

Nói xong, con lại lật đật chạy đi. Nhìn dáng vẻ say mê chơi đùa của con, nghĩ lại, tôi chỉ dạy con đúng một lần giữ vệ sinh đúng cách khi hắt xì hơi, từ đó về sau, lần nào con cũng nhớ đưa bàn tay nhỏ bé lên che lại.

Con tôi đã trưởng thành từ bao giờ.

Có lẽ đã đạt đến ngưỡng chịu đựng của tâm lý, mà tôi, cũng không muốn thảo luận về chủ đề tương tự với bất kỳ ai nữa.
_________
Phần kết
Mùng 2 Tết, sáng ngủ dậy việc đầu tiên làm là liên lạc với Lý Phi. Cô ấy nói sau khi uống thuốc, nhiệt độ cơ thể giảm xuống rồi, trong lòng tôi cuối cùng cũng nhẹ nhõm hơn một chút.

Ngày thứ 4 "đóng thành", sự sợ hãi và lo lắng ban đầu dần bình thường trở lại, chủ đề thảo luận về tình hình bệnh dịch ở trên mạng đã không còn nóng hổi như trước nữa.

Ngày càng nhiều giọng nói lên tiếng nhắc nhở mọi người, phải lý trí, phải bình tĩnh, không sợ hãi. Tâm trạng của tôi cũng không còn căng thẳng và bất lực như lúc trước nữa.

Bắt đầu từ chiều mùng 3 Tết, trong các nhóm chat ở Wechat bắt đầu chuyển đến một tin, kêu gọi mọi người lúc 8 giờ tối, đi ra cửa sổ của nhà mình để cùng nhau hát bài 《 Tôi và tổ quốc tôi 》. Rất nhanh đã có người phản đối, nói như vậy rất dễ lan truyền virus và nhiễm bệnh, nhưng ngay lập tức có người nói: "Không sao, chúng ta đeo khẩu trang lúc hát, chúng ta đóng cửa sổ lại hát, chúng ta không mở miệng, chỉ để tiếng nhạc vang lên."

Lúc 8 giờ, màn đêm buông xuống, tôi đi đến bên cửa sổ, đã lâu lắm rồi, tôi mới nghiêm túc ngắm cảnh đêm. Đèn ở nhà đối diện nhấp nháy, chầm chậm đếm sang ngang, có khoảng ⅔ đèn ở cửa sổ đang sáng, lại nhìn về phía xa hơn, toàn là những chấm nhỏ li ti ánh sáng. Hoá ra có nhiều gia đình giống tôi như thế, bất kể là suy xét như thế nào, đều chọn ở lại đây.

Nghiêng tai lắng nghe, thực sự nghe thấy tiếng hát khe khẽ. Ánh đèn khi tỏ khi mờ, tiếng hát lúc gần lúc xa, giống như nỗi buồn của chúng tôi trong những ngày gần đây vậy.

Buổi chiều nhìn thấy tin tức này trong nhóm chat, tôi còn cười thầm "ấu trĩ", nhưng đợi đến khi gần tối nhìn thấy video ca hát trong vòng bạn bè, tôi mới thực sự cảm động.

Bên trong những tiếng hát mờ mờ ảo ảo ấy, trong những khuôn mặt chưa từng gặp, dường như có một sức mạnh yếu ớt, vốn dĩ một giây sau sẽ sụp đổ, nhưng chớp mắt, lại âm thầm sinh ra dũng khí, khiến người ta cảm thấy yên bình.

(Hết)
_____
Cuối cùng thì series "Giông tố trong mắt một người dân bình thường ở Vũ Hán" cũng đã đi đến hồi kết. Bản thân mình không cảm thấy đây là một cái kết trọn vẹn cho lắm - chính bản thân tác giả cũng nói cô ấy không muốn thảo luận về chủ đề này nữa rồi. Thông qua series này, mình muốn mọi người biết được cảm nhận được của người trong cuộc - những người dân Vũ Hán phải ngày đêm chống chọi với dịch bệnh này. Mong rằng mọi chuyện sẽ dần một tốt lên, cũng mong mọi người chú ý giữ gìn sức khoẻ của bản thân. Một lần nữa, cảm ơn sự ủng hộ nhiệt tình của mọi người. ❤
__________
Chú thích:
*Trứng Onsen: là một món trứng ăn nguội truyền thống của Nhật Bản. Ban đầu, trứng được luộc chậm trong nước của suối nước nóng onsen tại Nhật. Quả trứng có cấu trúc đặc biệt với lòng trắng có vị như bánh custard mềm và béo vị sữa còn lòng đỏ đông cứng nhưng màu và vị như lòng đỏ sống.

**Bản Lam Căn: rễ cây Tùng lam, vị thuốc Bắc dùng giải nhiệt, tiêu độc, phòng bệnh…
_________
Chú thích:
*Tiệc vạn nhà (万家宴) : hàng nghìn gia đình tụ tập ở một chỗ, mỗi nhà một món, cùng nhau đón chào năm mới. Đây là hoạt động do cộng đồng Baibuting ở Vũ Hán tổ chức.
Ảnh minh hoạ: https://bit.ly/2GQvYdO
 

Trâu hun khói

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-701902
Ngày cấp bằng
26/9/19
Số km
2,007
Động cơ
115,685 Mã lực
Tuổi
40
Tề nó rộng chứ Vệ bất quá nửa tỉnh của nó, đi đél đâu?
ngồi im toàn thắng ắt vè Ta
 

Ladagia

Xe điện
Biển số
OF-186024
Ngày cấp bằng
19/3/13
Số km
4,579
Động cơ
1,355,367 Mã lực
Lâu lắm mới thấy mợ Mun.
 

Diệu Bảo

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-602272
Ngày cấp bằng
6/12/18
Số km
2,332
Động cơ
148,001 Mã lực
Tuổi
48
Tề nó rộng chứ Vệ bất quá nửa tỉnh của nó, đi đél đâu?
ngồi im toàn thắng ắt vè Ta
Đến giờ qua từng đó ngày em vẫn chưa hình dung ra được việc niêm phong 1 thành phố 11 triệu dân như thế nào.

Những người dân Vũ Hán kiên cường họ đã trải qua những ngày tháng như thế nào.

Hà nội cũng ngót nghét 11 triệu dân đấy ạ...haiiizz

Bạn em nó đang bảo sắp tới thành phố bắt buộc treo cờ.
Có mỗi Hà nội treo cờ thôi...Cụ có thấy bỗng dưng trở nên đặc biệt không.
Tất nhiên là vì kỷ niệm...nhưng mà...em không thích những gì đặc biệt bất thường quá trong giai đoạn nhạy cảm này.
 

Hoangraptor

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-647751
Ngày cấp bằng
7/5/19
Số km
17,420
Động cơ
291,729 Mã lực
Này mợ thớt!
Lời nhẹ nhàng nhất em dành cho mợ:
Mợ vào trại ngay và luôn đi,khó khăn em giúp! Hoặc thích sang mẹ Tàu ở đi,em lo cho!
Mợ đừng gây nhiễu đi!
Ngáo nó có chu kỳ,mợ ngáo không chu kỳ,em thấy mệt thay cho cõi of.
Thiểu năng hẳn nó đi 1 nhẽ,đây mợ thi thoảng lên cơn.
 

Hoangraptor

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-647751
Ngày cấp bằng
7/5/19
Số km
17,420
Động cơ
291,729 Mã lực
Đến giờ qua từng đó ngày em vẫn chưa hình dung ra được việc niêm phong 1 thành phố 11 triệu dân như thế nào.

Những người dân Vũ Hán kiên cường họ đã trải qua những ngày tháng như thế nào.

Hà nội cũng ngót nghét 11 triệu dân đấy ạ...haiiizz

Bạn em nó đang bảo sắp tới thành phố bắt buộc treo cờ.
Có mỗi Hà nội treo cờ thôi...Cụ có thấy bỗng dưng trở nên đặc biệt không.
Tất nhiên là vì kỷ niệm...nhưng mà...em không thích những gì đặc biệt bất thường quá trong giai đoạn nhạy cảm này.
Điên nó vừa thôi!
 

Trâu hun khói

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-701902
Ngày cấp bằng
26/9/19
Số km
2,007
Động cơ
115,685 Mã lực
Tuổi
40
Này mợ thớt!
Lời nhẹ nhàng nhất em dành cho mợ:
Mợ vào trại ngay và luôn đi,khó khăn em giúp! Hoặc thích sang mẹ Tàu ở đi,em lo cho!
Mợ đừng gây nhiễu đi!
Ngáo nó có chu kỳ,mợ ngáo không chu kỳ,em thấy mệt thay cho cõi of.
Thiểu năng hẳn nó đi 1 nhẽ,đây mợ thi thoảng lên cơn.
lặng nời quá cơ
đến với 1 ng pn cần mang theo nhành hoa
 

Hoangraptor

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-647751
Ngày cấp bằng
7/5/19
Số km
17,420
Động cơ
291,729 Mã lực
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top