Hệ thống y tế của nó vận hành như này. Tốt hay không thì cụ tự đánh giá:
Hệ thống y tế của nó không bám theo hệ thống quản lý hành chính như ở VN.
Tất cả các thành phố đều có vài bệnh viện. Bệnh viện không nhận khám bệnh nhân mà chỉ nhận cấp cứu và giải phẫu cũng như hỗ trợ sinh đẻ.
Tất cả các làng xã đều có các phòng khám tư nhân, khám đa khoa hoặc khám chuyên khoa. Nếu hắt hơi, sổ mũi, đau xương khớp thì qua phòng khám đa khoa( bác sỹ gia đình) . Nếu khám răng, mắt, tai, mũi, họng...thì tới phòng khám chuyên khoa.
Trẻ em thì sẽ có một bác sỹ nhi riêng, theo dõi và khám, chữa từ khi sơ sinh tới năm 18 tuổi.
nếu bất thình lình bị trở bệnh nặng ngoài giờ thăm khám thì tự đến bệnh viện cấp cứu, hoặc gọi xe cứu thương. Bảo hiểm y tế sẽ trả tiền xe cứu thương.
Tất cả mọi công dân không phân biệt quốc tịch đều có hoặc bắt buộc phải đóng bảo hiểm y tế. Du học sinh nước ngoài phải tự đóng. Người lao động thì đóng bảo hiểm theo thu nhập, người thất nghiệp thì nhà nước đóng cho. Một thành viên trong gia đình đi làm, thì các thành viên khác được ăn theo bảo hiểm y tế.
Tóm lại, bảo hiểm y tế là bắt buộc ở Đức, vì nó liên quan đến vấn đề an sinh( an ninh ) xã hội .
Bệnh viện chịu trách nhiệm toàn bộ chăm sóc bệnh nhân. Người nhà không đóng vai trò gì ngoài mặt hỗ trợ tinh thần. nên rủi , nếu không có thân nhân, thì khi nằm viện, bệnh nhân cũng không gặp vấn đề gì. Buổi tối, thân nhân không được phép thăm người bệnh và bắt buộc phải rời khỏi bệnh viện.
Phụ nữ sau khi sinh sẽ có người của bệnh viện hay một tổ chức y tế tới nhà hướng dẫn cách chăm sóc trẻ sơ sinh trong vòng hai tuần hoặc nhiều hơn.
Tất cả mọi người tàn tật đều được chăm sóc y tế đặc biệt hơn người bình thường.
Ngoại trừ công đoàn, ở Đức không có các đoàn thể chuyên trách. Chỉ có các sở như Lao động, Thanh thiếu niên, Y tế ...đảm trách tất cả các nhiệm vụ , vấn đề liên quan đến sở, bao gồm cả các hoạt động mà các hội, đoàn như ở VN lập ra.
Cho nên, không cần ai ( hay tổ chức ) phải giám sát ai. tất cả mọi người đều phải hiểu và có nghĩa vụ tuân thủ pháp luật. Khi tuân thủ pháp thuật đã trở thành thói quen thì nó sẽ hình thành ý thức. Pháp luật và ý thức kết hợp với nhau sẽ duy trì trật tự xã hội. lập pháp và hành pháp sẽ giám sát trật tự xã hội.
Mọi hoạt động xã hội đều bám theo mô hình tổ chức này. Y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng cũng không nằm ngoài nền tảng cơ bản đó.
Đại dịch này chưa hề xảy ra, nên chưa có tiền lệ. Do đó th.ủ t.ướng mới có thông điệp để định hướng và đề nghị công dân cùng chung sức chống dịch.