Nghe nói cúm này độc lực không mạnh nhưng ác ở cái lây lan nhanh. Nói kiểu anh 100 đúng kiểu bọn tư bản méo thèm quan tâm đến cộng đồng. Ở bển nếu ốm mà không có bảo hiểm thì xác định luôn. Nói bảo ác nhưng bọn tây lông giàu chắc thích mấy cái cúm này vì nó quét dọn xã hội một cách hợp pháp
Vì sao Tây-Mỹ coi thường dịch Covid-19 ?
Quan điểm của phương Tây hay Mỹ đều là theo hướng chọn lọc tự nhiên. Tức những quốc gia ở 02 châu lục này theo hướng "dịch là dịch, kinh tế là kinh tế". Điều này cho thấy bọn tây không chủ quan coi thường dịch bệnh, mà chúng đang cân bằng mọi yếu tố hình thái xã hội (của chúng). Cứ lật lại các trang sử Y tế thế giới mới thấy các trận đại dịch trước đây ở Châu Âu nó kinh hoàng thế nào nhưng nền kinh tế ở các quốc gia thời đó thì chả xuống bao nhiêu, thậm chí sau đại dịch số người chết nhiều nhưng kinh tế các nước này lại rât mau "hồi phục".
Đối với Tây-Mỹ, những quốc gia trong khu vực này tư duy thực dụng rất nhiều, với họ không có sự bảo đảm từ Chính quyền đối với các vấn đề được coi là nghiễm nhiên của xã hội: "đói nghèo, dịch bệnh, phân biệt chủng tộc, chiến tranh". Ở các quốc gia này, muốn thoát khỏi các vấn đề đó là do bản thân người trong đó tự vươn lên, chỉ khi vươn lên thì mơi có bàn tay chìa ra kéo lên, còn không thì chết kệ mm. Chính điều đó đã xây dựng lên nhận định "thượng đẳng" trong chính xã hội ở các quốc gia đó.
Tôi sẽ kể câu chuyện này cho mọi người nghe: "một ngày sau khi Paris bị tấn công vào tháng 11/2015, dân Paris lại đi uống cafe vỉa hè như thường. Họ bảo, bọn khủng bố muốn tấn công vào lối sống của chúng tôi (uống cafe vỉa hè, đi xem hát, đi xem phim, đi nhảy...), chúng tôi muốn cho họ thấy là chúng chẳng thể làm gì để thay đổi cuộc sống của chúng tôi cả".
Vậy nên, tại các quốc gia Tây-Mỹ này việc nếu tỏ ra lo lắng, hay bất an về những vấn đề bất di bất dịch thì sẽ bị xem là "hạ đẳng". Quan điểm của người ở xứ Tây-Mỹ luôn là "cuộc sống là một sự tranh đấu, muốn tồn tại thì phải đứng lên cầm vũ khí", cho nên ở các nước phuong Tây-Mỹ thì người dân sẵn sàng múc nhau hay chấp nhận rủi roi để tìm đường vươn lên chứ không như đa số người Á Đông thường tìm cách "dĩ hòa vi quý" hoặc đi vòng qua khó khăn, hoặc không thì tìm cách "đút" cho nhanh việc. Đối với các quốc gia kinh tế đã là nền công nghiệp chiếm tỉ trọng lớn nhất thì việc ngưng hoạt động 01 ngày sẽ dẫn tới thiệt hại kinh tế tính theo trăm tỉ USD, và điều này cũng dẫn tới đình trệ toàn bộ các hoạt động dịch vụ xã hội. Cho nên mới có câu chuyện ngắn là 01 người dân ở D.C đến khám tại phòng mạch vì nghi là bản thân bị nhiễm corona, bác sĩ bảo: "nếu mày không ho ra máu thì đừng đến đây, ở đây cũng không có bộ KIT kiểm tra cho mày đâu, mày ngồi ở đây tao cũng chả biết làm sao".
Có câu nói "Quan từ Dân mà ra", tư duy của quan chức mỗi nước cũng được hình thành từ chính cộng đồng dân cư nơi đó. Chính vì thế với lối sống thực dụng và chấp nhận sống chung với lũ còn hơn là lo sợ, e ngại của dân xứ Tây-Mỹ thì "định hướng điều hành" của Chính quyền đối với nền kinh tế và xã hội của các quốc gia này sẽ là "cái giá nào chấp nhận được", bởi tư duy Tư Bản Chủ Nghĩa là nếu không có nguồn lực kinh tế thì tất nhiên sẽ không thể có nguồn lực cho rất nhiều lĩnh vực khác, ngay cả cho y tế để chống dịch và chống các bệnh khác... Thực tế thì đúng là chả có quốc gia nào có thể lấy nguồn dữ trữ ra để nuôi mấy chục triệu miệng ăn mấy năm liền mà không làm kinh tế, tuy nhiên rõ ràng "còn người thì còn của" một khi chấp nhận hao tổn kinh tế để đảm bảo nguồn nội lực là con người được an toàn thì tự nhiên, sau đó cuồng máy kinh tế sẽ vận hành ép sức khôi phục lại nền kinh tế, bởi đơn giản kinh tế là thứ có thể làm lại nhanh được nếu Đoàn Kết, chứ mạng người thì méo lấy lại được nếu chết chùm, đó là cách mà Việt Nam, Trung Quốc lựa chọn khi chấp nhận hy sinh một số lợi ích kinh tế nhằm bảo vệ nguồn lực quý giá nhất là "con người"!
Vì thế các Chính quyền Tây-Mỹ sẽ thông qua truyền thông để tiến hành cải tạo xã hội "trưởng thành" hơn, chấp nhận "sống chung" hơn với rủi ro từ covid-19 thì rõ ràng rủi ro tổn thất sinh mạng do virus trực tiếp gây ra sẽ luôn được đánh giá là nhỏ hơn so với việc phải tự đóng cửa và tự làm tổn thất các hoạt động kinh tế.
Đối với các quốc gia như Tây-Mỹ thì việc người nhập cư luôn tăng theo cấp số nhân là một điều đau đầu các chính trị gia khi mà đất nước họ ở trạng thái ổn định, nhưng khi xảy ra các vấn đề thảm họa như Covid-19 thì đây lại là điều tốt lành. Bởi số lượng nhập cư kể cả bất hợp pháp hay hợp pháp sẽ chính là nguồn bổ sung sức lao động và dân số. Đồng thời, các ca tử vong tại các quốc gia Tây-Mỹ này đa số cũng nằm trong số lượng dân này do chi phí Y tế đắt đỏ, đại đa số không có Sổ An Sinh Xã Hội hoặc Bảo Hểm Y Tế mà cũng sợ bị Cảnh sát hay Cục Di trú bắt giữ cho nên có bệnh cũng đành im lặng... và mỗi mùa dịch bệnh như thế, truyền thông sẽ đóng góp vào việc nhồi vào não người dân rằng, nếu bạn không cố gắng làm việc bằng đủ mọi cách thì bạn sẽ bay màu như thế.
Tóm lại, các quốc gia Tây-Mỹ không phải chủ quan với Covid-19 mà họ trấn an người dân để người dân tiếp tục đẩy kinh tế giữ vững hoặc đi lên, đồng thời cũng từ đó mà "chọn lọc tự nhiên" buộc người dân ở các xứ này phải "tự thân vận động" làm sao "chia sẻ" gánh nặng với Chính quyền, nếu xui rủi thì là do "mày" kém nên phải bị loại khỏi xã hội.
Nói thêm thì việc Trump đăng Twitter kêu gọi bình tĩnh trong dân Mỹ là do: "Hôm qua sàn chứng khoán Mỹ đã sập nên dân buôn như Trump phải lên tiếng trấn an thị trường thôi, ở cương vị lãnh đạo buộc phải an dân". Tuy nhiên, Trump cũng chỉ là đang ngụy biện bởi "Trump đang lấy dữ liệu của 1 năm so với con số của 2 tuần và chưa có con cúm mùa nào làm phong toả 1 đất nước châu Âu như Ý hiện tại. Tỷ lệ chết tại Ý đang là 5%, cũng như việc ở Mỹ dù đã có Vaccien trị cúm hằng năm nhưng năm nào cũng chết cả vạn người thì..."... Mà nói thiệt số liệu các nước Tây-Mỹ công bố về Covid-19 liệu có tin được khi mà các biện pháp kiểm soát, cách ly ở các nước này quá lỏng lẻo!
P/s: Trong một chiều hướng nào đó việc để người dân "tự thân vận động" lại là điều tốt. Ví như việc "xóa đói, giảm nghèo", bởi cứ nhìn cách Việt Nam đang làm mới thấy giờ Dân ta có bài "không muốn thoát nghèo" vì thoát rồi thì sao được Nhà nước bao xô, sống thoải mái, ít làm được chứ. Tốt nhất vấn đề này Chính quyền chỉ nên giúp đỡ những hộ nghèo có chí vươn lên, chứ đừng đại trà như giờ là hộ nào mang danh "nghèo" đều được hỗ trợ, ỷ lại nhiều lắm!