[Funland] Tổng hợp tất cả mọi vấn đề liên quan về dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID - 19 - Phần 7

Các cụ đã được tiêm Vaccine chưa?


  • Tổng bình chọn
    950
Biển số
OF-763030
Ngày cấp bằng
10/3/21
Số km
1,223
Động cơ
55,875 Mã lực
TQ nên tiêm Astra Zeneca rồi mở cửa dần thôi ( kinh nghiệm của đại gia đình nội ngoại 2 họ nhà em tầm gần 200 người đều tiêm Astra và đều đã nhiễm Covid ).
 

Đức Phạm 8x

Xe điện
Biển số
OF-516790
Ngày cấp bằng
19/6/17
Số km
3,066
Động cơ
-105,967 Mã lực
Như tít, trong khi đợi các bộ họp hành thống nhất giấy tờ hưởng bhxh thì hiện tại chỉ có mẫu giấy nghỉ ốm là được bhxh trả tiền.
Vậy nếu bị f0 thì đi khám bệnh viện nào để xin giấy nghỉ ốm các cụ nhỉ.

HCM thì khám đâu để xin giấy nhỉ.
images1641733_1.jpg
Trạm y tế phường là nhanh nhất.
 

Steyr AUG

Xe đạp
Biển số
OF-431543
Ngày cấp bằng
21/6/16
Số km
37
Động cơ
214,880 Mã lực
Tuổi
60
Chắc sau khi Nga lật tung Ukr tìm ra bằng chứng thằng Mẽo làm virus China mới yên tâm mở cửa :)
 

mamtom7981

Xe buýt
Biển số
OF-30434
Ngày cấp bằng
3/3/09
Số km
982
Động cơ
495,278 Mã lực
Sau 1 tháng khỏi tiêm nhắc lại để phòng những chủng khác. Chủng cụ đã nhiễm sau 3-6tháng cụ không tiêm phòng tiếp vẫn có thể mắc lại nữa là chủng mới.
Đứa em em mới khỏi covid được 2 tuần đã nhiễm lại chủng mới. Để nhiễm lại sẽ nguy hiểm và mệt mỏi hơn trước. Nên việc tiếp tục tiêm phòng vaccin định kỳ sau này là cần thiết. Đến khi nào tự sản sinh ra miễn dịch cộng đồng mới dừng vaccin được
cái chủng để lấy gen sx vaccine nó còn là chủng cũ hơn nữa cụ ạ, nên tiêm vaccine hiện giờ là tiêm vaccine chủng cũ,
Nếu F0 khỏi rồi thì kháng thể đã đảm bảo để bảo vệ cụ với chủng mới và các chủng cũ rồi, sau 4 đến 6 tháng mới tiêm là phù hợp.
Còn hiện giờ ở VN có hai chủng Delta và Omicron nên nhiễm Delta sẽ có nguy cơ cao mắc lại Omicron, dần dần số ca Delta sẽ giảm dần và chỉ còn mỗi Omicron thôi thì mới ko bị mắc lại. Sau này nó lại có chủng mới thì mới có thể bị nhiễm tiếp.
Với số lượng tiêm ở VN như bây giờ đã vượt giá trị giới hạn miễn dich cộng đồng cụ ạ.
 

letrungdungcz

Xe tăng
Biển số
OF-6932
Ngày cấp bằng
10/7/07
Số km
1,995
Động cơ
1,069,955 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Nhà em vừa mới nhiễm và khỏi trong tuần vừa rồi thì Phường báo ngày mai tiêm mũi 3, mọi người đang sợ là tiêm như vậy thì nguy hiểm. Vậy F0 khỏi bệnh có tiêm được luôn không các cụ nhỉ? Cụ nào thạo tư vấn giúp em phát, em chắc là cũng có nhiều người ở trong hoàn cảnh tương tự đấy, vì trong mấy tuần vừa rồi ca mắc nhiều
Em có đứa em đang ở Nhật, bị F0 khỏi xong sau 1 tuần là bác sĩ chỉ định tiêm luôn.
 

NNS

Xe ngựa
Biển số
OF-4688
Ngày cấp bằng
12/5/07
Số km
29,748
Động cơ
520,040 Mã lực
tiêm sau khi khỏi covid rất tốt, khả năng đề kháng của cơ thể đc tăng cường tốt hơn là chỉ tiêm vc.
 

letrungdungcz

Xe tăng
Biển số
OF-6932
Ngày cấp bằng
10/7/07
Số km
1,995
Động cơ
1,069,955 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Qua phường em cũng thông báo tiêm , em mới tiêm mũi 2 và bị f0 khỏi gần 2 tháng , giờ cũng phân vân không biết tiêm hay không , đọc thông tin khá mông lung :)
Em có đứa em đang ở Nhật, bị F0 khỏi xong sau 1 tuần là bác sĩ chỉ định tiêm luôn.
 

Tony_Le

Xe container
Biển số
OF-710012
Ngày cấp bằng
10/12/19
Số km
7,260
Động cơ
200,409 Mã lực
Nhà em vừa mới nhiễm và khỏi trong tuần vừa rồi thì Phường báo ngày mai tiêm mũi 3, mọi người đang sợ là tiêm như vậy thì nguy hiểm. Vậy F0 khỏi bệnh có tiêm được luôn không các cụ nhỉ? Cụ nào thạo tư vấn giúp em phát, em chắc là cũng có nhiều người ở trong hoàn cảnh tương tự đấy, vì trong mấy tuần vừa rồi ca mắc nhiều
Chưa tiêm bây giờ thì mai mốt tiêm, có gì mà phải cuống lên thế.
 

piston

Xe container
Biển số
OF-12752
Ngày cấp bằng
18/1/08
Số km
6,411
Động cơ
567,826 Mã lực
Nhớ thời "ông ngoại"
 

Mesocsic

Xe điện
Biển số
OF-738060
Ngày cấp bằng
2/8/20
Số km
2,235
Động cơ
83,464 Mã lực
Nơi ở
Đông Y Dương Quang
Chia sẻ thêm từ Ds Thức Trần (y dược Huế):
Về Covid 19 ở trẻ em !

1. Trẻ em ít có triệu chứng nghiêm trọng hơn khi nhiễm SARS-CoV-2 so với các virus hô hấp khác, các yếu tố bảo vệ có thể có ở trẻ em bao gồm : a. Sự mạnh mẻ của miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch tập nhiễm, gây một phản ứng mạnh ban đầu tại niêm mạc mũi họng và sau đó là toàn cơ thể ; b.Tiếp cận thường xuyên hơn với các tác nhân nhiễm trùng, bao gồm các virus họ corona trước đó, gây đáp ứng miễn dịch và sản xuất tế bào T ghi nhớ ; c. Có một hệ sinh vật cộng sinh (microbiota) lành mạnh hổ trợ miễn dịch; d. Có hiệu quả bảo vệ chéo của các vaccine khác trong chương trình tiêm chủng. Ở người lớn, a. Tình trạng lão hóa nội mạc; b. Lão hóa miễn dịch nên điều hòa miễn dịch kém (dễ xảy ra bão cytokine); c. Tăng mật độ và ái lực thụ thể bề mặt tế bào ACE2 (điểm dính của spike virus SARS-CoV-2) ; d. Tình trạng nhiễm tiềm ẩn herpes hay CMV, là các yếu tố tăng nặng bệnh so với trẻ em (Petra Zimmermann, et al; Why is COVID-19 less severe in children? A review of the proposed mechanisms underlying the age-related difference in severity of SARS-CoV-2 infections; BMJ. Volume 106, Issue 5, May 2021).

Trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tuổi có khả năng bệnh nặng hơn trẻ lớn tuổi. Các yếu tố nguy cơ ở trẻ bao gồm mắc bệnh kèm như đái tháo đường, hen, có bệnh thần kinh hay chuyển hóa, bệnh tim bẩm sinh. Trẻ từ 5-11 tuổi thường có triệu chứng nhẹ hơn trẻ từ 12-17 tuổi. (National Institute of Health, NIH -Covid 19 Treatment Guideline- Special Considerations in Children-Feb, 2022)

2. Theo Unicef hay WHO, CDC Hoa Kỳ, Viện Nhi trung ương, trẻ bị covid 19 có thể có các triệu chứng như ở người lớn, nhưng thường nhẹ, bao gồm sốt, ho, rát họng, sổ mũi, đau bụng, đau ngực…

Người chăm sóc trẻ nên là người không có bệnh nền và đã tiêm vaccine. Không nên cô lập trẻ dù vẫn phải giới hạn tiếp xúc. Người chăm sóc và trẻ 6 tuổi trở lên nên đeo khẩu trang khi sinh hoạt, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng.

Cho trẻ nghỉ ngơi, uống nhiều nước, cho bú đầy đủ ở trẻ đang bú mẹ, ăn uống các thực phẩm bổ dưỡng, trấn an tâm lý, cho trẻ vận động nhẹ, có thể cho trẻ chơi và học nếu chúng thích.

Liều paracetamol dùng hạ sốt, giảm đau nhức ở trẻ em: 10-15mg/ kg cân nặng mỗi lần (trẻ 5 -11 tuổi dùng 1/3 - 1/2 viên 500 mg của người lớn là được, nv), dùng khi trẻ sốt trên 38 độ 5 (38 độ C nhiệt kế kẹp nách), dùng cách nhau 4-6 giờ nếu trẻ sốt lại, nếu không sốt lại thì khg dùng định kỳ.

Cân nhắc khi dùng thuốc giảm ho, không dùng các thuốc giảm ho có codein hay dextromethorphan vì có thể gây suy hô hấp, không dùng dầu khuynh diệp hay dầu tràm để bôi đối với trẻ nhỏ hơn 2 tuổi. Cách long đờm tốt nhất chính là uống nhiều nước và thi thoãng vổ nhẹ lưng.

Cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa nhi hay đi bệnh viện nếu trẻ sốt cao liên tục trong 24 giờ hay sốt kéo dài hơn 3 ngày, nôn hay đi chảy nhiều, thở nhanh nhiều so với nhịp thở sinh lý , rút lõm ngực khi thở, phát ban ngoài da, bỏ ăn uống bỏ bú, lú lẫn, SpO2 < 94%...

3. Trong quá trình trẻ mắc Covid 19 cần theo dõi các triệu chứng có thể có của Hội chứng viêm đa cơ quan ở trẻ em Multisystem Inflammatory Syndrome in Children (MIS-C), việc theo dõi nên được tiếp tục sau đó cho đến tuần thứ sáu, với dấu hiệu cảnh báo là sốt dai dẵng. Tuy nhiên, tần suất mắc phải MIS-C là thấp, tỷ lệ lưu hành tại Mỹ là 1 trên 3000 - 4000 trẻ em hay vị thành niên mắc Covid 19, với nhóm trẻ da đen và gốc Latin chiếm ưu thế ( CDC, American College of Cardiology )

CDC Hoa Kỳ trong hướng dẫn tạm thời xác định chẫn đoán MIS-C như sau; “một cá nhân trẻ tuổi có sốt trong hơn 24 giờ, có một giá trị xét nghiệm viêm dương tính (tăng một trong các giá trị CRP, tốc độ lắng hồng cầu ESR, fibrinogen, procalcitonin, D-dimer, ferritin, LDH, IL-6, bạch cầu trung tính, giảm lympho bào), có hơn hai triệu chứng lâm sàng nặng liên quan đến ≥2 cơ quan (tim, thận, hô hấp, huyết học, tiêu hóa, da hoặc thần kinh); Không có chẩn đoán chính xác khác thay thế; dương tính với xét nghiệm SARS-CoV-2 hiện tại hoặc gần đây; có tiếp xúc với bệnh nhân COVID-19 trong vòng 4 tuần trước khi bắt đầu xuất hiện triệu chứng”

Các triệu chứng MIS-C phổ biến bao gồm: Các đặc điểm giống bệnh Kawasaki (viêm kết mạc, đỏ mắt; bàn tay và bàn chân đỏ hoặc sưng; phát ban da; môi nứt, hạch lớn. Ở một số trẻ em, có mở rộng mạch vành và/hoặc phình động mạch, đau đầu/viêm màng não). Các triệu chứng tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn/ nôn. Đặc điểm giống hội chứng sốc nhiễm độc (Toxic shock syndrome-like) với huyết động không ổn định ( hạ huyết áp, tăng nhịp thở nhịp tim) và chức năng tim kém.

Các xét nghiệm cận lâm sàng khác có giá trị trong chẫn đoán : X quang phổi, điện tâm đồ, siêu âm tim, MRI tim, troponin, BNP or NT-proBNP. Làm thêm xét nghiệm chức năng đông máu (PT, aPTt, INR)

Các đánh giá lâm sàng có giá trị trong chẫn đoán : có cơn bão cytokine / hiện tượng kích hoạt đại thực bào HLH. Huyết khối hoặc suy thận cấp tính. Khó thở, suy tim sung huyết hoặc thuyên tắc phổi. Hạ natri máu, xuất huyết giảm tiểu cầu, giảm albumin máu.

Nếu bệnh nhân có biểu hiện hạ huyết áp và nhiễm khuẩn huyết trong quá trình đánh giá MIS-C thì điều trị bằng kháng sinh, truyền dịch, và nếu cần, thuốc nâng huyết áp (inotropes) cho đến khi loại trừ sốc nhiễm khuẩn.

Tất cả bệnh nhân MIS-C, trừ khi có chống chỉ định ( tiểu cầu < 100.000 hoặc đang chảy máu), nên được dùng aspirin liều thấp (3-5mg /kg/ ngày, tối đa 81mg) để dự phòng huyết khối.

NIH đã ban hành hướng dẫn điều trị MIS – C với bản cập nhật 24/2/2022, tóm lược như sau :

a. Điều trị khởi đầu MIS-C bằng IVIG, liều 1- 2 gam/kg/ngày ; kết hợp với glucocorticoid, GC ( methylprednisolone 1-2 mg/kg/ngày hay liều tương đương với các loại GC khác), khuyến cáo không dùng IVIG đơn độc.

b. Đối với các trường hợp kháng trị :
- Anakinra 5 - 10 mg/ kg /ngày, SC or IV, 6 đến 12 giờ một lần)
- Liều cao corticosteroid ( methylprednisolone 10-30mg/kg/ngày)
- Infliximab ( Remicade*) 5-10 mg liều duy nhất.

Trong trị liệu tăng cường, có thể kết hợp Anakinara hay Infliximab với corticosteroid, không dùng chung Infliximab với Anakinra, không dùng Infliximab nếu bệnh nhân có Hoạt hóa Thực bào macrophage activation syndrome).

Lưu ý giảm liều (taper) corticosteroid trong quá trình hồi phục. Bệnh nhân nên được theo dõi bởi bác sĩ gia đình sau khi xuất viện, nếu có tổn thương cơ tim phải giới hạn các hoạt động thể lực theo hướng dẫn của chuyên khoa tim mạch.

Trẻ mắc MIS- C đợi sau 90 ngày kể từ ngày lành bệnh thì mới nên tiêm vaccine covid 19 ( CDC, Oct/2021)
Hướng dẫn chi tiết về điều trị MIS-C ở đây: https://www.covid19treatmentguidelines.nih.gov/management/clinical-management/hospitalized-pediatric-patients--therapeutic-management-of-mis-c/
P/S : nguyên cớ của bài tóm lượt nầy là mình có các bạn có con còn nhỏ bị nhiễm SARS CoV 2, chúc các bạn nhỏ mau khỏe. Các đồng nghiệp để ý thêm MIS-C.
Các bạn có thể đọc thêm Sổ tay chăm sóc trẻ mắc covid của Viện Nhi vừa mới ra 25/2/2022 :
 

Mesocsic

Xe điện
Biển số
OF-738060
Ngày cấp bằng
2/8/20
Số km
2,235
Động cơ
83,464 Mã lực
Nơi ở
Đông Y Dương Quang

123qwerty

Xe buýt
Biển số
OF-432591
Ngày cấp bằng
25/6/16
Số km
867
Động cơ
220,914 Mã lực
Ở trên này có cụ nào đã được hưởng bảo hiểm xã hội sau khi mắc covid chưa. Và cách tính hưởng bảo hiểm là như thế nào ạ?
Em nghĩ là được hưởng như nghỉ ốm bình thường thôi.
Căn bản là bây giờ mấy cái giấy phường cấp thì bhxh có nơi chịu có nơi ko chịu. Nên em mới hỏi thủ tục đi khám như khám bệnh thông thường để xin giấy nghỉ ốm
 

CaoXanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-709064
Ngày cấp bằng
30/11/19
Số km
1,433
Động cơ
106,336 Mã lực
Nơi ở
Himmel
TQ nên tiêm Astra Zeneca rồi mở cửa dần thôi ( kinh nghiệm của đại gia đình nội ngoại 2 họ nhà em tầm gần 200 người đều tiêm Astra và đều đã nhiễm Covid ).
Năm ngoái 1 tập đoàn dược TQ (Fosun Pharma) đã ký kết với BioNTech để sx (dự kiến) tới 1 tỷ liều VX mRnA...Tuy nhiên đến nay VX này vẫn chưa được cấp phép. Ngoài ra, TQ cũng đã chống lưng & đầu tư cho cty dược nội địa nghiên cứu và sx VX mRnA của riêng TQ... ==>> TQ chắc không mặn mà với loại VX AZ (theo công nghệ tổ hợp vecter).. :-?
 

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
21,485
Động cơ
623,370 Mã lực
Không có căn cứ nào để nói tiêm tốt hơn hay tồi hơn khi đã nhiễm Covid cả. Phải có số liệu thống kê tập lớn thì mới khẳng định được. Vì vậy tiêm hay ko là tuỳ mỗi người thôi.
 

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
21,485
Động cơ
623,370 Mã lực
Hậu Covid của vợ em là sau khi khỏi được 3 tuần với các triệu chứng rát họng, chẹn họng khi nằm ngủ 1 đêm, tức là ko quá nghiêm trọng thì đến nay cứ đi xe máy tầm 6-7km trở lên là tức ngực. Báo hại em ngày nào cũng phải đưa đi đón về.
Cậu làm cùng cty, trước rất khoẻ, ngày chạy 10km, nay khỏi 2 tháng chạy chỉ 2-3km/ngày, thỉnh thoảng có hôm mệt không đi làm nổi.
Chỗ em khoảng 50 người thì tới 1 nửa là sức khoẻ kém hơn trước thấy rõ dù chưa ảnh hưởng lắm đến cuộc sống hằng ngày. Chị em thường yếu hơn. Có 3 người nằm nhà bê bết hơn 20 ngày mới đi làm được. 1 anh già bệnh nền thì phải vào nằm viện nhiệt đới, tí toi. Mất tháng rưỡi mới đi làm túc tắc nhẹ nhàng.
 

Mesocsic

Xe điện
Biển số
OF-738060
Ngày cấp bằng
2/8/20
Số km
2,235
Động cơ
83,464 Mã lực
Nơi ở
Đông Y Dương Quang
Hậu Covid của vợ em là sau khi khỏi được 3 tuần với các triệu chứng rát họng, chẹn họng khi nằm ngủ 1 đêm, tức là ko quá nghiêm trọng thì đến nay cứ đi xe máy tầm 6-7km trở lên là tức ngực. Báo hại em ngày nào cũng phải đưa đi đón về.
Cậu làm cùng cty, trước rất khoẻ, ngày chạy 10km, nay khỏi 2 tháng chạy chỉ 2-3km/ngày, thỉnh thoảng có hôm mệt không đi làm nổi.
Chỗ em khoảng 50 người thì tới 1 nửa là sức khoẻ kém hơn trước thấy rõ dù chưa ảnh hưởng lắm đến cuộc sống hằng ngày. Chị em thường yếu hơn. Có 3 người nằm nhà bê bết hơn 20 ngày mới đi làm được. 1 anh già bệnh nền thì phải vào nằm viện nhiệt đới, tí toi. Mất tháng rưỡi mới đi làm túc tắc nhẹ nhàng.
Cụ mà rảnh đưa gấu qua Bs bên em xem có thể giúp được gì
 

xomabc

Xe đạp
Biển số
OF-807919
Ngày cấp bằng
11/3/22
Số km
11
Động cơ
5,670 Mã lực
Dính rồi thì theo em không cần tiêm. Trong khi có người tiêm mũi 3 xong vẫn dính
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top