Thể hiện sự trốn tránh trách nhiệmThể hiện sư ngu dốt và cứng nhắc của một bộ phân công bộc của dân
Ko làm ji sẽ ko sai
Thể hiện sự trốn tránh trách nhiệmThể hiện sư ngu dốt và cứng nhắc của một bộ phân công bộc của dân
Còn phải xếp xe mà. Nên nếu nhân lực thì e nghĩ cũng ko phải vấn đề lớn đâu. Test gộp thì 200 que là xong. E nghĩ món thu tiền test cũng tế nhị ở thời điểm này nên yêu cầu vậy. Nếu vì an toàn với Cô Vy thì ngoáy tại chỗ tốt hơn cái phiếu trong 48h. Chỗ e sáng ngoáy, chiều 2 vạch cũng có vài trường hợp rồiHàng nghìn đứa đi 1 đợt nhân lực đâu ra và chỗ đâu ra mà ngoáy
E thấy cho bọn nó tự test xong quay phim chụp ảnh lại . Trước khi lên xe thì trình với ng nhận quân là hợp lý nhất với tình hình hiện tại
sau khi tan nát Sài gòn?Cám ơn Đảng, chính phủ VN đã nhanh chóng chuyển sang chính sách thích ứng an toàn với Covid và giờ cuộc sống trên đất nước VN đã gần như trở lại bình thường như chưa hề có dịch
Các nhà máy sản xuất cho cty tôi vừa phải nghỉ 10 ngày vì có ca nhiễm trong ctyKhông phải là tỏ ra nguy hiểm đâu cụ.
Cụ có nhớ ta từng có câu "Không để ai lại phía sau" không, ta học từ TQ đấy cụ, nhưng dự trữ của ta yếu hơn và khả năng tuân thủ quy định của dân ta không bằng nên ta vỡ trận, khi dịch đã loang khắp nơi thì buộc phải chuyển hướng chung sống với dịch và đẩy tiêm lên nhanh nhất có thể. Còn nếu năm ngoái tuân thủ quy định tốt thì giờ có lẽ ta cũng chưa chết nhiều như vậy đâu cụ. Bây giờ người ta tính được áng chừng nếu buông ra thì tỷ lệ tử vong sẽ ở mức nào rồi, với 1,4 tỷ dân, nếu tỷ lệ tử vong chỉ là 0.2% thì nó cũng là 2,8 triệu người rồi cụ, sẽ cực shock nếu số tử vong như vậy. Đấy là lý do TQ vẫn chưa từ bỏ zero-covid khi mà họ đã từng duy trì kinh tế chỉ chạy vòng tuần hoàn nội thôi.
Thêm một điều nữa, nếu TQ buông tay thì họ sẽ mất 1 năm đến 2 năm để phục hồi lại sản xuất, Thế giới không chịu nổi điều đấy đâu cụ, cái này các cụ làm ăn buôn bán với TQ sẽ hiểu rõ nhất.
Em PT đây toàn tỉnh chỉ có đội công viên chức và tiểu thương đc ưu tiên tiêm trước loại của Tây còn lại phần lớn là Tàu nhưng e thấy cả hai nhóm người đều ổn ko thấy có sự khác biệt chắc chủng về sau này cũng nhẹNhiều người chê vaccine Tàu, nhưng đợt dịch hiện tại thì thấy rõ ràng rằng: tác dụng của nó không hề kém vaccine Âu, Mỹ. Bằng chứng là tại Phú Thọ, nhiều vùng 100% vaccine tàu - nhưng không hề có bệnh nhân nặng, không hề quá tải y tế, cuộc sống vẫn bt - dù dịch lan tràn.
Có lẽ TQ đang thử nghiệm diện rộng khả năng ứng phó với tình huống khẩn cấp - và rất có thể: nó là cái cớ để làm trầm trọng thêm tình trạng đứt gãy nguồn cung...
Với anh hàng xóm thì chiến thuật này có vẻ đúng, còn việc toang với họ tương đối khó.Nhà cháu tham gia thêm góc nhìn về cái sự... "thâm" của anh Tàu:
Phương tây đã in 1 lượng thanh khoản kỷ lục, vô tiền khoáng hậu. Nó thực sự không phải do dịch bệnh - họ đã có ý định từ trước, dịch bệnh chỉ là cái cớ.
FED và ECB cho rằng: họ không in tiền - mà chỉ in thanh khoản (mua mọi hình thức trái phiếu, kể cả rác với số lượng vô cùng lớn) + bằng những thủ thuật đặc biệt, bao gồm cả sức ép chính trị... Sẽ không gây lạm phát mạnh mà được tuỳ biến linh hoạt quanh mức lý tưởng ~2% - nền kt của họ sẽ bứt tốc mạnh mẽ và khoản nợ quốc gia rất lớn không phải trả 1 xu lãi...
Nhưng việc này sẽ gây thiệt hại không nhỏ cho các quốc gia thặng dư mậu dịch lớn, dự trữ ngoại tệ lớn - tất nhiên số 1 là Tàu. Đối phó với cái này vô cùng khó... và Tàu tìm ra biện pháp hữu hiệu nhất - nằm ngoài khả năng control của FED, ECB, đó là: gián đoạn nguồn cung...
Vậy làm cách nào để không phải chịu sự chỉ trích về mặt chính trị - thứ có thể dẫn đến những biện pháp hạn chế, cấm vận?
"sản xuất speaker" ý bác là sản xuất Loa ấy ạ ?Ồ, tôi thấy có mấy cách thế này.
Nếu chỉ định kiếm thêm thì bác có thể đứng ra nhận xếp lịch và lên danh sách các gia đình muốn làm IVF/tư vấn vô sinh cho các bệnh viện..phòng khám...hay bác sĩ giỏi bác ạ. Vì sau đại dịch các chỗ này sẽ dần trở lên quá tải & luôn quá tải trong vài chục năm tới.
Còn nếu bác có chuyên môn thì có thể nghĩ phương pháp làm sao để lọc Sperm & Ovum hiếm hoi còn lại trong cơ thế không bị ảnh hưởng bởi các RNA hay mNRA gì đó + đủ chất lượng để tạo ra thai nhi bình thường. Tương lai các loại máy này sẽ đắt hơn cả máy thở bây giờ.
Hoặc bác cũng có thể sản xuất speaker, vì nhanh thôi hàng triệu người chỗ các bác sẽ có nhu cầu swear (chỗ các bác gọi là chõ loa chửi cả ngày...) những kẻ gây ra tình trạng trên.
Trên đây là một vài cách mà tôi thấy đã bắt đầu xuất hiện xu thế tại nhiều nơi trên thế giới. Tất nhiên các bác khác cũng tư vấn nhiều cách khác và bác sẽ lựa chọn. Đương nhiên tôi sẽ tôn trọng hoàn toàn sự lựa chọn đó. Chắc chắn rồi.
Nhà Mợ hôm nay nhận được kết quả chưa ạ? Bác sĩ có kết luận được gì không hay chỉ khuyên về ăn nghỉ hợp lý, khoa học chung chung thôi ạ?Sau khi tham khảo ý kiến mọi người thì sáng nay em vừa cho cháu đi khám ở phòng khám dịch vụ Việt Hàn (của BV Xanh Pôn, em cũng không để ý bây giờ gọi tên là gì nhưng từ hồi lâu rồi thì gọi là Việt Hàn). Lưu ý nhỏ là chỗ này cũng chấp nhận bảo hiểm y tế các cụ nhé. Còn con em thì do mẹ nó đoảng vứt cái thẻ bảo hiểm ở đâu không tìm thấy nên chuyển qua khám dịch vụ, tổng khám và xét nghiệm hết đâu đó tầm 2.4 triệu, một lô các xét nghiệm, trong đó có 1 hóa đơn thuê máy test nhịp tim đeo 24h sáng mai qua trả kết quả (500k), các xét nghiệm còn lại thì thứ 2 tuần tới trả KQ. Có gì em sẽ cập nhật thông tin sau các cụ nhé
25 triệu người dân Thượng Hải, hầu hết sống trong các khu chung cư, đã tạo dựng mối quan hệ cộng đồng mới trong thời kỳ bùng phát dịch lớn nhất của thành phố, thông qua hình thức trao đổi hàng hóa, mua hàng theo nhóm, và thiết lập các trạm chia sẻ thực phẩm trên WeChat.
Tuy nhiên, khi cuộc phong tỏa tại Thượng Hải chưa có dấu hiệu sẽ chấm dứt sau gần 3 tuần, với một số khu vực thậm chí đã chịu tình cảnh này hơn 4 tuần, sự thất vọng cũng đang tăng lên phía sau cánh cổng đóng kín của các tòa nhà cao tầng trong thành phố, theo Reuters.
Trong các nhóm WeChat - ban đầu cho thấy sự đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau giữa người dân - giờ đây đang bùng nổ các mâu thuẫn vì kỳ thị người bệnh.
Báo cáo lẫn nhau
Trong một lần, xung đột nổ ra khi một dân cư bị hàng xóm báo cáo với chính quyền dù chưa rõ tình trạng sức khỏe thật sự của đối phương, khiến người này bị đưa đến khu cách ly tập trung - nơi cô xét nghiệm âm tính.
Khử trùng một khu dân cư bị phong tỏa ở Thượng Hải, ngày 15/4. Ảnh: Reuters.
Trong khi các nhà chức trách nỗ lực theo dõi để kiểm soát đợt bùng dịch lớn nhất của Trung Quốc kể từ đầu dịch đến nay, những người dương tính với virus thường được công khai danh tính trên nhóm WeChat của các khu dân cư.
Một công dân Mỹ sống tại Thượng Hải được thông báo rằng cô sẽ được đưa đến trung tâm cách ly sau khi xét nghiệm gộp của cô và 3 người khác cho kết quả dương tính, dù xét nghiệm tại nhà của cô là âm tính. Tất cả người có mẫu trong xét nghiệm gộp đó đều đã được đưa đi cách ly, dù không rõ ai trong số họ mới chính xác là người nhiễm virus.
“Trong các nhóm trò chuyện, họ nói những câu mỉa mai khi chúng tôi chưa được đưa đi cách ly như: ‘Ơ, mấy người dương tính vẫn ở đây à? Họ có còn ở đây không thế?’”, cô kể lại và từ chối cho biết tên.
Những cư dân lớn tuổi, dễ bị tổn thương hơn với Covid-19, cũng có nhiều khả năng bị báo cáo với chính quyền và bị đưa ra khỏi khu nhà của họ nếu bị hàng xóm ngờ vực về tình trạng sức khỏe.
Alexy, một cư dân nước ngoài khác, đã bị hàng xóm nghi ngờ và làm khó khi kết quả xét nghiệm Covid-19 của anh không được tải lên ứng dụng sức khỏe.
Một nhân viên chống dịch canh gác khu dân cư bị phong tỏa ở Thượng Hải, ngày 17/4. Ảnh: Reuters.
Ban quản lý tòa nhà nơi anh ở đã cố chặn việc giao thực phẩm của gia đình anh trừ khi họ chia sẻ kết quả xét nghiệm tại nhà với những cư dân còn lại - nhu cầu mà một số cư dân Thượng Hải cho là đang lan rộng dù vi phạm quyền riêng tư.
“Các dịch vụ của CDC (Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh) bị quá tải. Họ (hàng xóm) cảm thấy mình đang có sứ mệnh quan trọng nhất trong đời, có thể đóng vai trò của bác sĩ, cảnh sát và thẩm phán cùng một lúc”, anh mỉa mai.
Kỳ thị người dương tính
Một số người không thể về chính căn nhà của mình và được yêu cầu ở lại khách sạn sau khi ra khỏi trung tâm cách ly, bất chấp việc này vi phạm hướng dẫn của giới chức trách.
Một cư dân nước ngoài khác cho biết cô chịu sự phẫn nộ và kỳ thị của hàng xóm trong lúc cách ly tại nhà mà không được đưa đến trung tâm sau khi dương tính với virus.
Một người hàng xóm gọi cô là "thứ rác rưởi ngoại lai", trong khi vài người lan truyền rằng cô bị tâm thần. Ủy ban quản lý của khu dân cư không giúp gì, cô nói.
"Tôi thấy ảnh chụp màn hình tin nhắn của họ, bảo nhau rằng phải tiếp tục gọi cho chính quyền cho đến khi tôi được đưa đi mới thôi", cô nói và cho biết thêm sẽ chuyển ra ngoài ngay khi có thể.
Người dân Thượng Hải đã chịu cảnh phong tỏa nghiêm ngặt trong gần 3 tuần nhưng chưa thấy dấu hiệu chính quyền sẽ sớm mở cửa. Ảnh: Reuters.
Căng thẳng trong người dân ngày càng tăng khi Thượng Hải hôm 17/4 lần đầu báo 3 ca tử vong kể từ đợt bùng phát bắt đầu vào đầu tháng 3, và tỷ lệ lây nhiễm vẫn ở mức cao bất chấp phong tỏa kéo dài và nhiều đợt xét nghiệm hàng loạt.
Thượng Hải ghi nhận 19.831 trường hợp Covid-19 không triệu chứng mới trong ngày 17/4, giảm so với 21.582 trường hợp vào ngày trước đó. Các trường hợp có triệu chứng mới ở mức 2.417, giảm so với 3.238 trường hợp ngày hôm trước, theo Reuters.
"Ánh sáng đang giết chết tôi, nó là kẻ thù chính của tôi ở nơi này", Jane Polubotko, 30 tuổi và là người Ukraine, nói với Wall Street Journal, một ngày trước khi được phép rời khỏi khu cách ly tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm ở Thượng Hải (Trung Quốc).
Jane Polubotko, 30 tuổi người Ukraine, trên giường số 138, quận 17, trong khu cách ly ở Trung tâm Hội nghị & Triển lãm Thế giới Thượng Hải. Ảnh: Wall Street Journal.
Polubotko được chuyển đến đây sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2, cùng hàng nghìn người dân khác. Đến ngày 15/4, sau ba tuần cách ly và ba lần xét nghiệm âm tính, cô được trở về nhà. Polubotko chia sẻ trải nghiệm này khiến cô thấy mình giống như một “tên tội phạm Covid-19”.
Trở về căn hộ nơi cô đang sống cùng bạn trai, Polubotko muốn tắm rửa sau 18 ngày không được sử dụng vòi hoa sen, và tận hưởng sự yên tĩnh trong ngôi nhà của mình.
“Tôi không nghe thấy gì ngoài sự yên lặng, và có thể tự điều chỉnh ánh sáng trong phòng. Tôi sẽ không coi những điều này là hiển nhiên nữa”, cô nói.
Thượng Hải đang trải qua đợt bùng phát dịch Covid-19 tồi tệ nhất với 7.776 người nhập viện và hơn 220.000 người đang được theo dõi y tế, China Daily đưa tin hôm 14/4.
Chặng đường đến khu cách ly
Sáng 26/3, Polubotko thức dậy với cơn đau đầu và sốt. Vì vậy, cô đến bệnh viện để làm xét nghiệm Covid-19. Một ngày sau đó, dù các triệu chứng đã giảm dần, Polubotko nhận được cuộc gọi từ bệnh viện, yêu cầu kiểm tra thêm vì kết quả của cô có dấu hiệu bất thường.
Các nhân viên truy vết dịch tễ gọi điện hỏi Polubotko đã gặp ai và ở đâu, thậm chí còn yêu cầu ảnh chụp màn hình những nơi cô đã tiêu tiền. Sau đó, các nhân viên y tế trực tiếp đến căn hộ của Polubotko để tiến hành xét nghiệm và xác nhận kết quả dương tính.
Cơ sở cách ly nơi Jane Polubotko đã ở trong 3 tuần qua. Ảnh: Wall Street Journal.
Polubotko được xe cứu thương đưa đến khu phức hợp Trung tâm Hội chợ và Triễn lãm, nơi được chính quyền thành phố trưng dụng làm bệnh viện dã chiến.
Trong video Polubotko gửi cho các phóng viên Wall Street Journal, hội trường ở trung tâm được chia thành 24 “quận” đánh số khác nhau, mỗi quận được chia thành các phòng nhỏ đủ hai giường nằm, ngăn cách bởi vách tường chỉ cao ngang ngực.
Nam và nữ được phân vào các khu vực khác nhau nhưng sử dụng chung một khu vệ sinh, gồm hàng chục nhà vệ sinh di động. Dù được lau dọn nhiều lần mỗi ngày, sàn nhà vẫn luôn ẩm ướt, Polubotko kể lại.
Khi đến khu cách ly, cô được phát một số vật dụng cá nhân như bàn chải đánh răng, chậu nhựa và một chiếc khăn nhỏ để tắm rửa vì không có vòi hoa sen.
Sau nhiều ngày ở đây, Polubotko đã góp nhặt được những thông tin hữu ích để cuộc sống cách ly dễ dàng hơn. Chẳng hạn, trạm y tá ở mỗi quận đều có sẵn các mặt hàng như bột giặt và sản phẩm vệ sinh phụ nữ, nếu được hỏi. Cô cũng phát hiện họ còn có nút bịt tai và thuốc ngủ.
Theo chia sẻ của cô, mọi người được ra khỏi hội trường trong vài giờ mỗi ngày, nhưng vẫn bị ngăn cách với thế giới bên ngoài bởi hàng rào cao quá tầm mắt.
"Ánh sáng đang giết chết tôi"
Theo Polubotko, trong tuần đầu tiên, tâm trạng của mọi người ở khu cách ly tương đối nhẹ nhàng. Cô thấy nhiều phụ nữ lớn tuổi cùng nhau khiêu vũ, trong khi một số nhóm nhỏ tổ chức chơi bài, có người thậm chí còn chạy bộ trong hội trường. Tuy nhiên, theo thời gian, mọi thứ dần trở nên khó khăn hơn.
Polubotko cho biết đèn trong trung tâm luôn được bật 24/7. “Ánh sáng đang giết chết tôi, nó là kẻ thù chính của tôi ở đây”, cô nói.
Polubotko đặt một chiếc bìa các tông ở đầu giường vào ban đêm để ngăn ánh sáng. Ảnh: Wall Street Journal.
Trong những ngày cách ly, cô đã chứng kiến nhiều cơn giận dữ và những giọt nước mắt. Nhiều người muốn về nhà vì đã hai lần xét nghiệm âm tính, nhưng các nhân viên y tế không thể quyết định điều này. Polubotko thậm chí đã tranh cãi với các nhân viên y tế ở đây.
Bạn trai của Polubotko, Alessandro Pavanello, cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự ở khu cách ly tại Trung tâm Văn hóa Thể thao Điện tử Quốc tế Bund. Pavanello kể anh không thể tắm. Nhiều người dùng điện thoại gây tiếng ồn lớn, trong khi số khác hút thuốc lá ở góc phòng.
Anh cũng được ra ngoài vào ngày 15/4, sau hai lần xét nghiệm âm tính. Tuy nhiên, cặp đôi vẫn phải cách ly 7 ngày tại nhà theo quy định. Sau trải nghiệm lần này, cả hai đã quyết định sẽ rời Trung Quốc và trở về châu Âu.
Pavanello cho biết anh tôn trọng các quy tắc và phong tục của Trung Quốc khi sống tại đây. Tuy nhiên, yêu cầu cách ly bắt buộc và quá trình thực hiện hỗn loạn đã khiến anh quyết định rời đi sau gần 6 năm sống ở Thượng Hải.
Pavanello đã bị một sở cách ly từ chối tiếp nhận hai lần và phải quay trở về nhà, nhưng những người hàng xóm thậm chí không cho anh vào căn hộ của mình vì mắc Covid-19.
“Đó là một sự xúc phạm. Làm sao tôi có thể thấy ổn khi bị đối xử như vậy và vẫn ở lại đây?", anh nói.
Cả Pavanello và bạn gái đều không được gặp gia đình trong hơn hai năm qua, vì những quy định phòng dịch nghiêm ngặt của chính quyền Bắc Kinh. Đối với Polubotko, nỗi lo cho sự an toàn của gia đình ở Ukraine còn khiến điều này tồi tệ hơn.
“(Thượng Hải) là một nơi tuyệt vời để tôi xây dựng sự nghiệp và kiếm tiền. Nhưng giờ đây, tôi hiểu rằng đó không phải là ưu tiên hay giá trị chính mà tôi theo đuổi”, cô nói.
Độ phủ vacxin cụ lấy thông tin ở đâu mà bảo TQ kém mình? Kém bao nhiêu?. Nói thật với cụ TQ có ngồi yên một chổ 10 năm nữa thì VN cũng vậy thôi, gần nhừ từ máy móc, vật liệu thậm chí cả chính sách đường lối mình đều học theo, nhập khẩu phụ thuộc TQ hết, cứ nhìn mấy cty, tập đoàn sx lớn nhất nước đi, có cty nào tự nghiên cứu, sx, phát triển tại VN không? Hay là chơi trò nhập hàng TQ về đổi tem sang hàng VN. Nên lấy đâu ra chuyện mình rút ngắn được.Trung Quốc nếu không theo zero covid thì sẽ TOANG MẠNH hơn VN, vì: độ phủ vaccine và loại vaccine của TQ đều thấp hơn VN. Trừ khi TQ chịu tiêm vaccine Âu Mỹ, và thay đổi chính sách chống dịch, nếu ko đây sẽ là cơ hội cực tốt để VN rút ngắn khoảng cách về thực lực với TQ vốn đang bị covid níu chân. Tất nhiên, cũng phải rất cẩn thận vì khi nội loạn TQ hay có kiểu xuất khẩu khủng hoảng ra bên ngoài như Đài Loan, Biển Đông.
PS: 1 tỷ dân mà toang chắc cũng có một sự khác biệt không hề nhẹ. Và các thành phần chống đối như ở Tân Cương, Tây Tạng, và đặc biệt là Mỹ sẽ ko bỏ qua cơ hội này.
SG là ko có vacxin mới toang, ko có vacxin mà thả ra hết thì cả nc này có 10 cái SG cụ ợsau khi tan nát Sài gòn?