Có triệu chứng gì thì tập trung khám điều trị cái đó thôi, chứ đi khám tổng thì nhà cháu nghĩ quá xông xênh mới đi khám. Như nhà cháu khi mắc Covid, triệu chứng chỉ viêm họng ngạt mũi, điều trị gần 1 tuần thì đỡ. Sau khi khỏi Covid triệu chứng này lại tái phát, đáng ngại nhất là chỉ số SpO2 của nhà cháu toàn ở mức dưới 95. Đi khám của 1 bs chuyên khoa II TMH TƯ thì bác này kê đơn ko điều trị kháng sinh, chỉ dị ứng xúc họng với nhỏ mũi bình thường. Hơn 1 tuần ko khỏi, nhà cháu liền đi kiểm tra máu với chụp phổi xem thế nào, kết quả hoàn toàn bình thường làm nhà cháu yên tâm. Tiếp tục đi khám tại TMH TƯ, lần này 1 bác tên tuổi ở viện khám và cho đơn. Hơn 2 củ cho bv TMH mà 1 tuần vẫn ko thấy khỏi nhà cháu lại đi khám tiếp của 1 bs tên tuổi khác. Sau 8 ngày điều trị, 10 phần mới chỉ được 7-8 nên nhà cháu quyết tâm tiếp tục theo đuổi cho dứt hẳn, thêm 1 tuần thuốc mới.
Theo giải thích của bs, khi bị Covid toàn bộ kháng thể trong cơ thể gồng mình để chống lại con virus, đẩy nó ra ngoài cơ thể. Chính vì vậy hệ miễn dịch sẽ yếu đi, lúc này với những người có bệnh lý nền, tiền sử hay mắc 1 loại bệnh nào đó, nếu bị vi khuẩn tấn công sẽ rất khó chữa và nó bị dai dẳng kéo dài. Nhà cháu thì trước có tiền sử về viêm xoang, viêm họng cấp mỗi khi thay đổi thời tiết. Đen là lúc bị Covid là lúc ra Giêng, thời tiết thay đổi, nồm ẩm kéo dài nên nhà cháu mới vậy.
Theo giải thích của bs, khi bị Covid toàn bộ kháng thể trong cơ thể gồng mình để chống lại con virus, đẩy nó ra ngoài cơ thể. Chính vì vậy hệ miễn dịch sẽ yếu đi, lúc này với những người có bệnh lý nền, tiền sử hay mắc 1 loại bệnh nào đó, nếu bị vi khuẩn tấn công sẽ rất khó chữa và nó bị dai dẳng kéo dài. Nhà cháu thì trước có tiền sử về viêm xoang, viêm họng cấp mỗi khi thay đổi thời tiết. Đen là lúc bị Covid là lúc ra Giêng, thời tiết thay đổi, nồm ẩm kéo dài nên nhà cháu mới vậy.