Tới phần tập tô màu.
Ứng phó với đợt bùng dịch COVID-19 nặng nề, thành phố Thượng Hải , Trung Quốc thành lập hệ thống phân cấp, chia khu vực để "dập dịch".
laodong.vn
(NLĐO) - Tiếp theo Thượng Hải đến lượt Quảng Châu (Trung Quốc) cũng xét nghiệm Covid-19 đối với toàn bộ 18 triệu dân trong nỗ lực kiềm chế dịch bùng phát
nld.com.vn
Tờ China Daily dẫn tin từ Phó thị trưởng thành phố Thượng Hải Zong Ming cho biết, thành phố 25 triệu dân này sẽ khởi động một đợt thử nghiệm axit nucleic sau đó chia thành ba khu vực để quản lý sự bùng phát dịch ở cấp khu vực dựa trên kết quả thử nghiệm và rủi ro phơi nhiễm.
Theo đó, ba khu vực được đề cập lần lượt là khu vực phòng ngừa, kiểm soát và phong tỏa.
Vùng phòng ngừa đề cập đến các cộng đồng dân cư không ghi nhận ca mắc mới trong vòng 14 ngày. Người dân trong khu vực được khuyến khích hạn chế di chuyển và tránh tụ tập. Các hoạt động kinh doanh có thể được thực hiện.
Ở khu vực kiểm soát, nơi không báo cáo bất kỳ ca lây nhiễm nào trong một tuần sẽ được yêu cầu tự theo dõi sức khỏe tại nhà. Cư dân khu vực này được phép giao nhận thực phẩm hoặc đi dạo ở những khu vực được chỉ định.
Còn lại, các khu vực có các ca mắc mới và lây nhiễm trong địa phương được liệt vào khu vực phong tỏa. Ở đây, người dân được yêu cầu ở nhà trong sự quản lý khép kín kéo dài ít nhất một tuần.
https://www.reddit.com/r/PublicFreakout/comments/u01of8
Vốn xuất phát từ một câu chuyện ấm lòng mùa dịch, sự việc đã bỗng chốc trở thành thảm kịch khiến ai nấy đều phải sốc.
kenh14.vn
Giới chức Thượng Hải cho biết việc xử lý bùng phát COVID-19 dưới mức mong đợi trong bối cảnh thành phố 26 triệu dân của Trung Quốc vẫn đang phong tỏa.
laodong.vn
Bộ Ngoại giao Mỹ cho phép các nhân viên làm nhiệm vụ không thiết yếu rời khỏi lãnh sự quán ở Thượng Hải do gia tăng số ca mắc COVID-19 và tác động của các biện pháp hạn chế chống dịch.
www.vietnamplus.vn
Những ca tử vong tại cơ sở chăm sóc người cao tuổi ở Thượng Hải đang cho thấy "cái giá" ngày càng đắt của chiến lược “Zero Covid-19” tại quốc gia đông dân nhất thế giới.
zingnews.vn
Nhiều bệnh nhân tại cơ sở chăm sóc người cao tuổi ở Đông Hải, Thượng Hải, đã qua đời giữa lúc số ca mắc Covid-19 tiếp tục gia tăng.
Một số người nhà của bệnh nhân đổ lỗi cho tình trạng thiếu nguồn nhân lực trong bệnh viện. Họ cho rằng người thân của mình không được chăm sóc một cách thích hợp, sau khi những nhân viên chăm sóc tiếp xúc với người mắc Covid-19 và được đưa đi cách ly ngay lập tức.
Một số đã lên mạng xã hội để cầu xin sự giúp đỡ và yêu cầu xem video giám sát từ bên trong cơ sở chăm sóc, sau khi bệnh viện không cung cấp thêm thông tin.
Theo
AP, những ca tử vong này đang cho thấy hậu quả nguy hiểm khi Trung Quốc vẫn kiên quyết theo đuổi chính sách “Zero Covid-19”.
Nhân viên y tế giúp đỡ người cao tuổi xét nghiệm Covid-19 ở Thượng Hải. Ảnh:
AP.
Cái chết không rõ ràng
Mặc dù hầu hết người bị nhiễm bệnh không có triệu chứng, các nhà chức trách Trung Quốc vẫn áp đặt lệnh hạn chế nghiêm ngặt. Mục tiêu chính là cách ly các trường hợp dương tính và tiếp xúc gần tại cơ sở kiểm dịch tập thể được chỉ định. Tuy nhiên,
AP nhận định “cái giá” của việc áp dụng chính sách này có thể cao hơn nguy cơ mắc bệnh.
Bà Shen Peiming (71 tuổi), được cho là một trong những “nạn nhân” của chính sách này. Bà qua đời vào cuối tuần trước tại bệnh viện mà không có bất cứ người thân nào bên cạnh.
Một thành viên trong gia đình bà cho biết họ đã liên tục gọi điện đến bệnh viện để tìm hiểu hoàn cảnh bà qua đời, nhưng vẫn chưa nhận được câu trả lời rõ ràng.
Tất cả điều họ biết là bác sĩ và y tá của bà không có mặt lúc đó. Trợ lý điều dưỡng cuối cùng của bà Shen đã bị cách ly vì tiếp xúc gần với một trường hợp mắc Covid-19. Và họ nhận được cuộc gọi thông báo bà qua đời từ một nhân viên xa lạ.
Bệnh viện cho biết nguyên nhân tử vong là do nhiễm trùng ở ngực. Gia đình thông tin thêm trước đó, bệnh viện đã trải qua một đợt bùng phát Covid-19, và bà Shen được báo là có kết quả âm tính.
Theo thông tin từ chính quyền Thượng Hải, chưa có trường hợp tử vong nào được ghi nhận trong đợt bùng phát này, nhưng nhiều câu hỏi đã được đặt ra về độ tin cậy của dữ liệu. Không rõ có bao nhiêu bệnh nhân đã chết tại bệnh viện và liệu có ai chết vì Covid-19 hay không.
Bà Shen Peiming (71 tuổi), trước khi qua đời tại bệnh viện. Ảnh:
AP.
Bà Shen đã ở bệnh viện trong ba năm sau khi trải qua một cơn đột quỵ. Trước đợt dịch này, các thành viên trong gia đình vẫn đến thăm bà hàng tuần. Tuy nhiên, các chuyến thăm đã bị cấm vào đầu tháng 3 khi lệnh hạn chế bắt đầu được áp đặt.
Ban đầu họ không lo lắng vì bệnh viện phản hồi rất nhanh và họ luôn giữ liên lạc với các trợ lý điều dưỡng chăm sóc bà Shen. Thế nhưng, mọi thứ dần thay đổi sau khi một thông báo được đưa ra hôm 26/3, cho biết nhiều trường hợp dương tính đã được ghi nhận và các nhân viên của cơ sở chăm sóc Đông Hải đang bị cách ly.
Bệnh viện đã thuê trợ lý điều dưỡng tạm thời, nhưng nhiều người không có kinh nghiệm. Một phụ nữ họ Zhang cho hay bên tuyển dụng nói với cô rằng đây là công việc dọn dẹp.
“Họ nói rằng công việc của tôi chỉ là lau chùi, thậm chí tôi sẽ không phải mặc đồ bảo hộ. Nhưng những gì họ nói hoàn toàn khác với những gì tôi phải làm”, cô nói.
“Trước đây, nếu có vấn đề, họ sẽ luôn gọi cho tôi. Lần này còn không có tin nhắn thoại mà bà ấy cứ thế qua đời”, người thân bà Shen kể lại.
Bệnh viện đang yêu cầu gia đình ký vào đơn hỏa táng người quá cố. Nhưng người thân của bà Shen cho biết gia đình sẽ từ chối cho đến khi nhận được câu trả lời rõ ràng.
Gia đình bà Shen nói rằng họ cũng đang trao đổi với những gia đình khác có người thân qua đời thời điểm này.
AP cho hay các cuộc gọi đến văn phòng chính của cơ sở chăm sóc người cao tuổi Đông Hải không có ai nhấc máy. Chính quyền Thượng Hải cũng không trả lời yêu cầu bình luận qua fax.
Đến lúc từ bỏ
Hầu hết chuyên gia đồng ý rằng phương pháp “Zero Covid-19” của Trung Quốc đã thành công trong việc giảm thiểu ca tử vong giai đoạn đầu đại dịch.
Tuy nhiên, hiện nay, trong bối cảnh vaccine được phổ biến rộng rãi và biến chủng Omicron lây lan nhanh xuất hiện, nhiều ý kiến cho rằng giới chức trách nên từ bỏ chính sách và thay vào đó, tập trung nguồn lực y tế cho người già cùng đối tượng dễ bị tổn thương.
Hôm 9/4, Thượng Hải báo cáo hơn 23.000 ca mắc mới nhưng chỉ có 1.015 trường hợp có triệu chứng.
Trong khi các nước như Mỹ hay Anh đã cho phép bệnh nhân mắc Covid-19 không triệu cách ly tại nhà trong 5 ngày, điều này dường như vẫn là viễn cảnh xa vời với Trung Quốc. Tại Thượng Hải, các công nhân đang gấp rút xây dựng thêm bệnh viện dã chiến khổng lồ để nhanh chóng bổ sung thêm nơi cách ly.
Các công nhân đang gấp rút xây dựng thêm bệnh viện dã chiến. Ảnh:
Tân Hoa Xã.
Trong khi đó, việc phong tỏa toàn thành phố đã làm gián đoạn cuộc sống hàng ngày và nền kinh tế. Nhiều cư dân, bị mắc kẹt tại nhà, đang tranh giành để mua thực phẩm thông qua ứng dụng và trao đổi với hàng xóm.
Một số người trong khu vực cách ly đã đăng video cho thấy cảnh hỗn loạn khi mọi người đổ xô đi kiếm thực phẩm và thiếu nhà vệ sinh sạch sẽ. Một số khác thậm chí còn lên mạng cầu xin giúp đỡ trong khi tìm kiếm thuốc cho người thân đang cần gấp.
Trước tình trạng này, Mỹ hôm 8/4 thông báo họ sẽ cho phép nhân viên không thiết yếu cùng gia đình rời khỏi lãnh sự quán ở Thượng Hải.
Theo các chuyên gia, việc Bắc Kinh thường xuyên ca ngợi thành công của “Zero Covid-19” - bằng chứng cho thấy cách chống dịch hiệu quả hơn của Trung Quốc so với phương Tây - việc thay đổi chiến lược trở nên khó khăn hơn.
Kết quả là các biện pháp hạn chế khiến nhiều bác sĩ và y tá bị đưa đi cách ly ngay khi tiếp xúc với bệnh nhân mắc Covid-19, đẩy tình trạng tại cơ sở chăm sóc người cao tuổi như ở Đông Hải trở nên tồi tệ hơn.
Chen Jielei cho biết đợt bùng phát dịch xảy tại bệnh viện nơi mẹ cô nằm. Bà đã 81 tuổi, bị liệt một phần và chưa tiêm phòng.
Vì các nhân viên đều bị ốm, mẹ cô không được phục vụ bữa ăn đúng giờ và ga giường của bà không được đổi trong nhiều ngày. Sau vài ngày mới có một nhân viên thay thế tới chăm sóc bà.
Một giáo sư đại học giấu tên chia sẻ hơn một ngày sau khi người cha 82 tuổi của ông qua đời, gia đình ông mới được thông báo.
Lần gần nhất ông liên lạc với phía cơ sở chăm sóc là vào ngày 28/3. Một trợ lý điều dưỡng đã gọi điện để báo với ông rằng cơ sở xuất hiện các ca mắc Covid-19 và họ không thể chăm sóc cha ông được nữa.
“Trong ba ngày đó, cha tôi đã xảy ra chuyện gì? Ông ấy đã phải chịu đựng những gì?”, vị giáo sư đặt câu hỏi.