Chuyên gia: Tên lửa diệt hạm Mỹ không mạnh như công bố
Để đánh chìm chiếc tàu cũ lớp Oliver Hazard Perry, Hải quân Mỹ phải dùng đến 3 loại tên lửa mạnh nhất với tổng số hơn 10 quả.
Hôm 15/8, trong Cuộc tập trận Đánh chìm (SINKEX) ngoài khơi Hawaii, một phần của Cuộc tập trận Quy mô lớn 2021 đang diễn ra, Mỹ đã phải huy động số lượng lớn tên lửa để đánh chìm chiếc tàu mục tiêu.
Theo đó, tiêm kích F/A-18 Super Hornet đã phóng 3 quả AGM-154, bốn quả tên lửa NSM phóng từ xe quâ sự, máy bay trinh sát săn ngầm P-8A cũng phóng 4 quả tên lửa Harpoon. Cùng với đó còn có 2 quả ngư lôi hạng nặng Mk-48 được phóng từ tàu ngầm.
Lĩnh trọn số vũ khí diệt hạm khổng lồ và phải sau nhiều giờ, chiếc tàu cũ Oliver Hazard Perry mới dần dần chìm xuống đáy biển.
Theo chuyên gia quân sự Mỹ Tyler Rogoway, dù mục tiêu đã bị đánh bại nhưng với màn trình diễn này, người ta không thể không nghi ngờ về sức mạnh của những vũ khí diệt hạm tiêu chuẩn hiện nay của Hải quân Mỹ.
Bởi tất cả những vũ khí dùng trong tập trận đều được Mỹ quảng bá rằng chỉ cần 1 quả cũng đủ sức đánh chìm chiến hạm lớn hơn cả chiếc Oliver Hazard Perry. Điều đó cho thấy, tuyên bố của Mỹ không chính xác so với thực tế.
"Nếu trong thực chiến, không một chiếc tàu chiến đối phương nào chịu đứng yên hứng đòn như vậy. Rất có thể khi mải tấn công bằng vũ khí không thực sự mạnh, máy bay hoặc tàu chiến Mỹ đã phải lĩnh đòn đánh trả đau của đối thủ", chuyên gia Mỹ viết.
Để đánh chìm chiếc tàu cũ lớp Oliver Hazard Perry, Hải quân Mỹ phải dùng đến 3 loại tên lửa mạnh nhất với tổng số hơn 10 quả.
datviet.trithuccuocsong.vn
So sánh với tên lửa chống hạm do Nga, TQ hoặc Thổ sản xuất , chỉ cần 1 tên lửa tiêu diệt ngay lập tức tàu chiến cỡ lớn