Công chức: Những người làm công việc quản lý nhà nước tại các cơ quan công quyền. Chức danh: chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp, thanh tra viên, kiểm toán viên,… Thu nhập gồm lương ngạch bậc và phụ cấp công vụ theo bảng lương và phụ cấp công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
Viên chức: Những người làm chuyên môn nghiệp vụ tại các đơn vị sự nghiệp công lập như trường học, bệnh viện, đài phát thanh, đài truyền hình, báo in, báo điện tử, viện nghiên cứu, nhà hát, trung tâm thể thao, trung tâm văn hoá,… Chức danh: Kỹ sư, bác sĩ, nghiên cứu viên, diễn viên, kế toán viên, phát thanh viên, đạo diễn, hoạ sỹ, phóng viên, biên tập viên,… Thu nhập gồm 2 khoản: Khoản 1 lương ngạch, bậc và phụ cấp theo bảng lương và phụ cấp công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Khoản 2 thu nhập tăng thêm từ “lãi” của các dịch vụ thu từ hoạt động cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho tổ chức, cá nhân có yêu cầu.
Thu nhập giảm hay không?
Chắc chắn giảm, không nhiều không ít. Nguyên nhân giảm: Toàn bộ kinh phí dùng để tăng lương hàng năm cho công chức, viên chức (bình quân 7%/năm) bị cắt giảm 2 năm liền 2020-2021. Kinh phí đó “động viên” vào phòng chống, dịch Covid-19, hỗ trợ các đối tượng khó khăn do đại dịch.
Đối tượng nào giảm nhiều nhất? Đó là công chức. Công chức chỉ có thu nhập từ lương và phụ cấp công vụ nên không tăng lương thì giảm 2 khoản, tiền lương danh nghĩa giảm 7%, tiền lương thực tế giảm do sức mua của tiền giảm. Viên chức mất thu nhập khoản lương 1 giống công chức, nhưng bù đắp được 1 phần từ khoản lương 2.
Mỗi người giảm nhiều không?
Thường công chức, viên chức phổ biến có số năm công tác khoảng trên 10 năm, hệ số lương khoảng 3,66. Như vậy trung bình mỗi người giảm khoảng 3,66 x (1,6 trđ - 1,49 trđ) x 24 tháng = khoảng 9,8 triệu đồng. Trong đó 1,49 trđ là lương cơ sở áp dụng cho năm 2019. 1,6 trđ là lương cơ sở dự kiến năm 2020.
Cả nước có khoảng 0,6 triệu công chức, 3,4 triệu viên chức, khoảng 1,5 triệu người trong lực lượng vũ trang, 5,5 triệu người là đối tượng nghỉ hưu, hưởng trợ cấp xã hội.
Số tiền công chức, viên chức bị cắt giảm = (0,6+3,4) x 9,8 = 39 nghìn tỷ đồng. Chưa kể giảm thu nhập từ các khoản phụ cấp khác như phụ cấp công vụ, phụ cấp chức vụ,…
Số tiền cắt giảm của lực lượng vũ trang cũng rất lớn, số giảm do không tăng lương hưu, trợ cấp XH cũng rất lớn; do mức tăng dự kiến của cácđối tượng này cũng tương đương với công chức, viên chức.
Vậy tiền để tăng lương mà giữ lại để làm gì: để chống dịch, để mua vắcxin, để trợ cấp cho các đối tượng thực sự khó khăn,…
Cụ chủ thớt còn thắc mắc gì nữa ạ. Có biết được gì thì nhà cháu chia sẻ.