Nước Mỹ phát triển: Bùng nổ Bất động sản, tài chính 200x
- Từ đầu những năm 2000 các ngân hàng đầu tư Mỹ được quyền « chứng khoán hóa » các khoản tín dụng địa ốc, tức là biến các khoản cho vay mua bất động sản thành các gói trái phiếu có gốc bất động sản. Các gói trái phiếu đó được tung ra thị trường, bán lại cho tư nhân, cho các tổ đầu tư và kể cả giữa các ngân hàng với nhau.
- Khi tiền vào quá nhiều, các ngân hàng đã dễ dàng cấp tín dụng cho những ai muốn mua nhà, đòi hỏi rất ít bảo đảm. Giai đoạn 2002-2004, là điểm khởi đầu của sự « bùng nổ » trên thị trường bất động sản ở Mỹ.
- Trong thời gian từ 2003 đến 2005, để kích cầu kinh tế sau bong bóng Dot Com, lãi xuất giảm và đầu tư và tiêu thụ trở nên quá dễ dàng và Hoa Kỳ sang trang khủng hoảng tin học để thổi nên một quả bóng địa ốc. Mỹ sau khủng hoảng tài chính Á Châu, được xem là địa điểm đầu tư an toàn nhất thế giới, tư bản của châu lục này ồ ạt đổ về Hoa Kỳ
- Mùa hè 2007, khủng hoảng địa ốc bùng phát : hồi thứ nhất của một cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế toàn cầu. Ngân hàng Mỹ Lehman Brothers phá sản và tâm chấn chuyển từ Hoa Kỳ sang châu Âu. Khu vực đồng euro suýt bị tan rã. Các ngân hàng trung ương bất đắc dĩ phải bơm tiền cứu cấp kinh tế toàn cầu.
- Tính đến cuối tháng 8/2007, tại Hoa Kỳ gần 1,3 triệu ngôi nhà /căn hộ bị chủ nợ tịch biên. Các nhà đầu cơ nắm giữ trái phiếu có nguồn gốc là bất động sản khi đó mới khám phá ra rằng họ đang nắm giữ trong tay rất nhiều nợ « thối ». Ít nhất 25 tổ chức mua bán tín dụng bất động sản mất khả năng thanh toán.
- Không ai biết rõ các định chế tài chính nắm giữ bao nhiêu nợ « thối » kiểu này. Theo thẩm định của quỹ IMF, số tiền đó lên tới 2.200 tỷ đô la. Nhưng ở vào thời điểm mùa hè năm 2008, tức là đúng một năm sau khủng hoảng subprime, vấn đề cấp bách nhất lại chính là khủng hoảng niềm tin: Các ngân hàng không còn tin tưởng lẫn nhau, ngưng cấp tín dụng lẫn cho nhau. Ngày 15/09/2008 Lehman Brothers -ngân hàng đứng thứ tư của Mỹ- tuyên bố phá sản tạo nên một làn sóng làm rung chuyển toàn cầu: chứng khoán thế giới lao « xuống vực thẳm », châm ngòi cho một khủng hoảng nợ công của Liên Hiệp Châu Âu.