Hạng càng cao (số càng nhỏ) là càng tụt chứ còn gì nữa.Hạng có ăn đc đâu cụ?
Mong tụt đi để tụi nó còn bơm vaccince cho mà tiêm.
Trước đứng thứ 178 giờ lên 141 mới đau diều chứ.
Đài xuống 143, hôm qua nhõn 76 ca, VN 868
Hạng càng cao (số càng nhỏ) là càng tụt chứ còn gì nữa.Hạng có ăn đc đâu cụ?
Mong tụt đi để tụi nó còn bơm vaccince cho mà tiêm.
1. khỏi là âm tínhCó mấy câu hỏi hỏi các cụ trên này. 1. Nếu người ta đã từng bị và giờ đã khỏi thì xét nghiệm có dương tính không? Bao lâu sau khi khỏi thì khả năng xét nghiệm có thể dương tính. Và khi đã khỏi rồi thì bao lâu sau không lây cho mọi người nữa. Cái này cực quan trọng vì nếu không biết cứ auto mang đại bác ra bắn chim sẻ vì người ta đã khỏi từ lâu không còn khả năng lây nữa nhưng có khi lại cách ly với phong toả loạn lên. 2. Người tiêm Vacxin xong thì bao lâu sau xét nhiệm có thể dương tính hoặc còn dương tính. 3. Năng lực của hệ thống y tế của mình cả dự phòng và điều trị đều tự hào là tốp đầu thế giới, vậy thì tại sao không để cách ly tại nhà các ca bệnh nhẹ chỉ xử lý các ca bệnh nặng. Những đợt bùng phát lớn như ở Bắc Giang, Đà Nẵng đợt trước cũng chỉ có tầm vài trăm ca bệnh nặng. Với số lượng đó mà hệ thống y tế không tải nổi thì quá vô lý. Với cả các ca bệnh nặng hay rơi vào người có bệnh nền, người cao tuổi, vậy thì tiêm vacxin cho nhóm này đi. Với chủng mới khả năng lây lan nhanh thì chiến lược phải thay đổi cho phù hợp chứ nhỉ. Hiện tại số ca ở Sài gòn chuyển nặng chiếm bao nhiêu phần trăm, làm gì hệ thống y tế của mình tốt như thế mà không đáp ứng được.
tỉ lệ chạy lung tung nó cũng chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ, như vậy có lây ra nó cũng từ từ, thế thì năng lực của hệ thống y tế thừa sức giải quyết và sẽ nhanh đạt mức miễn dịch cộng đồng.1. khỏi là âm tính
2.tiêm vắc xin chứ có tiêm virus đâu mà dương tính
3.để ở nhà thì auto chạy lung tung. sợ không phải bệnh mà là sợ lây
Ngày nào em cũng vào thớt này ngó mấy bận, chỉ đơn giản là theo dõi diễn tiến dịch bệnh. Nhưng quyết tâm không còm bình loạn. Nhưng đến câu hỏi của cụ thì em trả nhời như này theo như quan sát ở của người ở tâm dịch gần 2 năm với 3 làn sóng liên tiếp. Đến giờ này, thì hôm nay liên bang nơi em ở ghi nhận cả ngày chỉ có 84 ca mới và chết 5 người.Có mấy câu hỏi hỏi các cụ trên này. 1. Nếu người ta đã từng bị và giờ đã khỏi thì xét nghiệm có dương tính không? Bao lâu sau khi khỏi thì khả năng xét nghiệm có thể dương tính. Và khi đã khỏi rồi thì bao lâu sau không lây cho mọi người nữa. Cái này cực quan trọng vì nếu không biết cứ auto mang đại bác ra bắn chim sẻ vì người ta đã khỏi từ lâu không còn khả năng lây nữa nhưng có khi lại cách ly với phong toả loạn lên. 2. Người tiêm Vacxin xong thì bao lâu sau xét nhiệm có thể dương tính hoặc còn dương tính. 3. Năng lực của hệ thống y tế của mình cả dự phòng và điều trị đều tự hào là tốp đầu thế giới, vậy thì tại sao không để cách ly tại nhà các ca bệnh nhẹ chỉ xử lý các ca bệnh nặng. Những đợt bùng phát lớn như ở Bắc Giang, Đà Nẵng đợt trước cũng chỉ có tầm vài trăm ca bệnh nặng. Với số lượng đó mà hệ thống y tế không tải nổi thì quá vô lý. Với cả các ca bệnh nặng hay rơi vào người có bệnh nền, người cao tuổi, vậy thì tiêm vacxin cho nhóm này đi. Với chủng mới khả năng lây lan nhanh thì chiến lược phải thay đổi cho phù hợp chứ nhỉ. Hiện tại số ca ở Sài gòn chuyển nặng chiếm bao nhiêu phần trăm, làm gì hệ thống y tế của mình tốt như thế mà không đáp ứng được.
Đông ảnh có bệnh viện nhiệt đới tế, nơi chữa trị covid.bao.covid đổ về đóĐông Anh như có dớp nhỉ, mãi k xong
Mỗi quyết sách cấp quốc gia đều có những thiệt hại và điểm lợi riêng cụ nhỉ, đều phải đánh đổi cái này lấy cái kia, thật không dễ dàng gì.Ngày nào em cũng vào thớt này ngó mấy bận, chỉ đơn giản là theo dõi diễn tiến dịch bệnh. Nhưng quyết tâm không còm bình loạn. Nhưng đến câu hỏi của cụ thì em trả nhời như này theo như quan sát ở của người ở tâm dịch gần 2 năm với 3 làn sóng liên tiếp. Đến giờ này, thì hôm nay liên bang nơi em ở ghi nhận cả ngày chỉ có 84 ca mới và chết 5 người.
Em đã làm cùng và tiếp xúc với rất nhiều F0, em đã từng bị (con em cũng từng bị, nhưng khác thời gian) cách li vì là F1 (em chưa bị nhiễm, mặc dù làm cùng họ). Thời gian cách li là 14 ngày, tại nhà, trong thời gian này thì F0 sẽ phải xét nghiệm PCR. Thường là sau 14 ngày họ sẽ có xét nghiệm âm tính, tức là hết Virus. Đồng nghĩa hết cách li và được tự do đi lại.
F1 thì sở y tế sẽ gọi điện và gửi một lá thư về trong đó yêu cầu cách li, nếu vi phạm thì có thể bị phạt từ 4000 tới 25000 € hoặc 2 năm tù. Họ cũng kêu là nếu muốn xét nghiệm thì họ sẽ làm cho cái hẹn PCR (bảo hiểm y tế trả phí). Sau hai tuần nếu xét nghiệm âm tính thì sẽ được tự do.
F0 đã khỏi rồi thì sẽ không bị cách li nữa, nếu như tiếp xúc với một F0 mới.
F0 sau khi đã khỏi sẽ bị từ chối tiêm vắc xin trong vòng 6 tháng sau khi khỏi.
Ai đã tiêm xong hai mũi vắc xin thì cũng sẽ không bị cách li, nếu như tiếp xúc với F0.
Tức là người ta sẽ quản lí theo kiểu, chỉ cách li với F0 và F1 chưa tiêm đủ hai mũi. Còn chính quyền không chú trọng vào người đã khỏi và người đã tiêm đủ hai mũi nữa. Việc người đã khỏi có dương tính nữa hay không? họ có khả năng lây lan nữa không thì chỉ có các chuyên gia nghiên cứu dịch tễ quan tâm, tất nhiên nhóm này sẽ cố vấn tiếp cho chính quyền.
Hiện tại bên em có thể Test nhanh tại nhà, hay Test bất cứ đâu tại các điểm Test quanh nhà, học sinh thì Test 2 lần/tuần tại trường, vào quán ăn trong nhà phải có xét nghiệm âm tính, nên thực tế cho thấy dịch đã giảm rất nhiều. Tất nhiên để đi đến ngày hôm nay đã mất đi hơn 91 ngàn người.
Mỗi quốc gia có một chính sách chống dịch khác nhau. Em không muốn sa đà vào việc tranh cãi chính sách chống dịch của quốc gia nào là tốt là dở vì dịch chưa chấm dứt hẳn trên thế giới và phụ thuộc năng lực y tế của mỗi quốc gia. Cũng như đánh giá còn phải theo tiêu chí nào kiểu như nhân mạng con người, thiệt hại kinh tế, an sinh xã hội.....
Vâng, tất cả các quốc gia đều bị thiệt hại nặng nề. Và thế giới con người thực ra rất là mong manh trước đại dịch.Mỗi quyết sách cấp quốc gia đều có những thiệt hại và điểm lợi riêng cụ nhỉ, đều phải đánh đổi cái này lấy cái kia, thật không dễ dàng gì.
Em nghĩ vẫn lây từ các cơ sở điều trị cho bệnh nhân Covid ra thôi. Chủng mới dễ lây, chỉ cần sơ sểnh một chút là bệnh lại chạy ra ngoài .Đông Anh như có dớp nhỉ, mãi k xong
Đã bắt đầu thực hiện theo chỉ đạo, chừa một đường duy nhất từ cổng chợ. chặn cứng các đường dân cư xung quanh không cho dân chạy xe vô đi chợ mục đích khiến các hộ bán trong nhà này dẹp nốt luôn.PTT đề nghị áp dụng CT16Phó thủ tướng đề nghị TP.HCM thực hiện Chỉ thị 16 chống Covid-19 “leo thang“
Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 ở TP.HCM "leo thang" dữ dội, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình đề nghị thành phố thực hiện Chỉ thị 16; trong khi Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết đã cho phép thí điểm cách ly F1 tại nhà.m.thanhnien.vn
Thứ trưởng Sơn cho biết bộ Y tế đã đồng ý chi thí điểm cách ly F1 tại nhà
Sống chung với Covid là thông điệp của Giám đốc HCDC đưa ra trong buổi họp ban chỉ đạo phòng chống Covid HCM hôm 25/06. Phải chăng hóa ra anh Trump quan niệm đúng: Hãy coi nó như cúm mùa? hay Sống chung là 1 cách nói khác của việc không kiểm soát được tình hình nữa?
Nhà cháu cũng bắt đầu hơi thấy bất an rồi, vì có ý kiến cho rằng muốn sống chung thì phải đưa ra được giải pháp, chiến lược để sống chung hoà bình chứ không có giải pháp gì thì dễ lầm vào tình trang bất lực ngồi nhìn dịch lây lan toàn quốc và nhanh chóng dẫn đến quá tải y tế thôi. Ít bệnh nhân nặng là do dịch ở VN vừa mới bắt đầu chứ chưa có tài liệu khoa học nào nói chủng virus này độc lực nhẹ hơn cả.
Bài của cụ hay quá. Em thích cách kể và đánh giá sự việc như cụ. Em cần thông tin, đơn thuần là họ đã và đang làm gì. Chúng em cần nhiều bài viết như này.Ngày nào em cũng vào thớt này ngó mấy bận, chỉ đơn giản là theo dõi diễn tiến dịch bệnh. Nhưng quyết tâm không còm bình loạn. Nhưng đến câu hỏi của cụ thì em trả nhời như này theo như quan sát ở của người ở tâm dịch gần 2 năm với 3 làn sóng liên tiếp. Đến giờ này, thì hôm nay liên bang nơi em ở ghi nhận cả ngày chỉ có 84 ca mới và chết 5 người.
Em đã làm cùng và tiếp xúc với rất nhiều F0, em đã từng bị (con em cũng từng bị, nhưng khác thời gian) cách li vì là F1 (em chưa bị nhiễm, mặc dù làm cùng họ). Thời gian cách li là 14 ngày, tại nhà, trong thời gian này thì F0 sẽ phải xét nghiệm PCR. Thường là sau 14 ngày họ sẽ có xét nghiệm âm tính, tức là hết Virus. Đồng nghĩa hết cách li và được tự do đi lại.
F1 thì sở y tế sẽ gọi điện và gửi một lá thư về trong đó yêu cầu cách li, nếu vi phạm thì có thể bị phạt từ 4000 tới 25000 € hoặc 2 năm tù. Họ cũng kêu là nếu muốn xét nghiệm thì họ sẽ làm cho cái hẹn PCR (bảo hiểm y tế trả phí). Sau hai tuần nếu xét nghiệm âm tính thì sẽ được tự do.
F0 đã khỏi rồi thì sẽ không bị cách li nữa, nếu như tiếp xúc với một F0 mới.
F0 sau khi đã khỏi sẽ bị từ chối tiêm vắc xin trong vòng 6 tháng sau khi khỏi.
Ai đã tiêm xong hai mũi vắc xin thì cũng sẽ không bị cách li, nếu như tiếp xúc với F0.
Tức là người ta sẽ quản lí theo kiểu, chỉ cách li với F0 và F1 chưa tiêm đủ hai mũi. Còn chính quyền không chú trọng vào người đã khỏi và người đã tiêm đủ hai mũi nữa. Việc người đã khỏi có dương tính nữa hay không? họ có khả năng lây lan nữa không thì chỉ có các chuyên gia nghiên cứu dịch tễ quan tâm, tất nhiên nhóm này sẽ cố vấn tiếp cho chính quyền.
Hiện tại bên em có thể Test nhanh tại nhà, hay Test bất cứ đâu tại các điểm Test quanh nhà, học sinh thì Test 2 lần/tuần tại trường, vào quán ăn trong nhà phải có xét nghiệm âm tính, nên thực tế cho thấy dịch đã giảm rất nhiều. Tất nhiên để đi đến ngày hôm nay đã mất đi hơn 91 ngàn người.
Mỗi quốc gia có một chính sách chống dịch khác nhau. Em không muốn sa đà vào việc tranh cãi chính sách chống dịch của quốc gia nào là tốt là dở vì dịch chưa chấm dứt hẳn trên thế giới và phụ thuộc năng lực y tế của mỗi quốc gia. Cũng như đánh giá còn phải theo tiêu chí nào kiểu như nhân mạng con người, thiệt hại kinh tế, an sinh xã hội.....
Các nước khác thì ko biết chứ ở mình tiêm xong 70% là xoã. Hết dịch, chắc chắn luôn! (Ai bệnh thì đi khám thoai, còn lại phải đi làm ăn chứ).Em thì đang lo , con Delta Plus sẽ ra mặt tấn công thêm rất nhiều người . Thấy báo chí đăng tin, chủng Delta đang trên đà gia tăng. Cứ nghĩ đến, sang năm, dù vaccine Covid-19 được tiêm cho rất nhiều người rồi, vẫn chưa chắc đánh bại được nó.
Kiểu này đi khu tập trung vui hơn.F1 tại TP.HCM bắt đầu được cách ly tại nhà
<p>Để tránh quá tải cho các cơ sở cách ly tập trung, Bộ Y tế đồng ý cho TP.HCM triển khai thí điểm cách ly F1 tại nhà khi đảm bảo đủ các điều kiện.</p> <p> </p>m.vietnamnet.vn
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, các trường hợp F1 đủ điều kiện cách ly tại nhà khi ở nhà riêng lẻ như biệt thự, nhà liền kề… Trước cửa phải có biển cảnh báo nền đỏ, chữ vàng: “Địa điểm cách ly y tế phòng, chống dịch Covid-19”.
Thời gian cách ly tại nhà là 28 ngày.
Trong nhà phải có phòng cách ly riêng, khép kín và tách biệt với khu sinh hoạt chung của gia đình. Nếu nhà có nhiều tầng thì sử dụng một tầng riêng biệt để thực hiện cách ly y tế.
Cạnh phòng cách ly y tế phải có một phòng riêng để nhân viên y tế thực hiện việc khám, lấy mẫu, theo dõi sức khỏe (bố trí bàn, ghế, dung dịch sát khuẩn tay chứa ít nhất 60% cồn, thùng đựng chất thải lây nhiễm, thùng đựng chất thải sinh hoạt).
Trong phòng cách ly có thùng đựng chất thải, có màu vàng, có nắp đậy; mở bằng đạp chân, có lót túi màu vàng đựng chất thải lây nhiễm (khẩu trang, khăn, giấy lau mũi miệng) và một thùng đựng rác thải sinh hoạt thông thường. Hàng ngày, người cách ly phải tự lau khử khuẩn phòng. Trong phòng phải có sẵn xàn phòng rửa tay, nước sát khuẩn, dụng cụ đo thân nhiệt.
Người cách ly tại nhà không được dùng điều hòa trung tâm. Có thể dùng điều hòa riêng. Đảm bảo thông thoáng khí, tốt nhất nên thường xuyên mở cửa sổ; Không ra khỏi phòng cách ly trong suốt thời gian cách ly, không tiếp xúc với người trong gia đình cũng như những người khác. Không tiếp xúc với động vật nuôi.
Hàng ngày, người cách ly tự đo thân nhiệt, theo dõi sức khỏe để cập nhật trên ứng dụng VHD hoặc Bluezone, tuân thủ 5K.
Gia đình phải bố trí bàn trước cửa phòng cách ly để cung cấp suất ăn riêng, nước uống và các nhu yếu phẩm khác cho người cách ly. Nghiêm cấm không được mang đồ dùng, vật dụng của người cách ly ra khỏi nhà, không dùng chung các đồ dùng vật dụng cá nhân như bát, đũa, thìa, cốc, bàn chải đánh răng, khăn mặt với người đang cách ly.
Ngoài ra, tại các gia đình có F1 cách ly tại nhà phải có đầy đủ phương tiện phòng chống lây nhiễm như khẩu trang, găng tay, giày, kính bảo hộ, quần áo… để người nhà sử dụng khi bắt buộc tiếp xúc.
Trong 28 ngày cách ly tại nhà, người cách ly được lấy mẫu xét nghiệm ít nhất 5 lần (ngày 1, 7, 14, 20 và 28).
Nếu trường hợp F1 là trẻ em hoặc người già yếu, có bệnh nền cần người chăm sóc, hỗ trợ có thể bố trí người chăm sóc, hỗ trợ cách ly cùng và đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch.
UBND cấp xã, phường chỉ cho phép thực hiện cách ly F1 tại nhà sau khi đã kiểm tra, xác nhận đảm bảo đủ điều kiện cách ly và đảm trách việc quản lý, giám sát.