Cụ cho em hỏi là châu Âu trước khi làm cách này, nó có chợ cóc không, và nếu mình áp dụng cách này thì cái chợ ngoài trời của siêu thị khác gì cái chợ cóc của mình.
Em đồng ý với các cụ là cần có nhiều giải pháp, vậy mình cứ lấy một ví dụ cho tất cả ngành hàng trong một siêu thị ra ngoài, thực tế luôn kiểu cho ngành thịt, hải sản những ngành có cần tủ đông phải ở đâu vì cần đến điện, ngành rau củ, gạo, những thứ thiết yếu thôi bỏ qua các thứ khác. Tổ chức xong thì tính xem như thế thì tổ chức lại chợ cóc có ổn hơn không. Siêu thị hay chợ truyền thống em thấy giờ khác nhau đầu mối nhập hàng. Đầu mối nhập hàng bị thì chịu, nhưng truy vết rất nhanh.
Còn ở siêu thị bây giờ không khó truy vết đâu, cụ phải quét mã khai báo y tế mới vào được. Em chỉ quan tâm sau đợt này xem dịch nó có lây truyền qua bao bì thực phẩm hay không thôi.
Ở châu Âu, không có khái niệm chợ cóc, mà có khái niệm chợ truyền thống được tổ chức và quản lý rất tốt. Những người bán hàng tại chợ đa phần 1 là cung cấp sản phẩm trực tiếp từ nông trại của họ (số này hiện giờ ít), 2 là nhập từ nông trại, qua kiểm định chất lượng rồi đem tới chợ đăng ký chỗ bán (license) đó là với những nguồn nông sản. Với nguồn thịt, gia cầm thì quy định tại chợ nghiêm ngặt hơn với nhiều tiêu chuẩn kiểm định, và những cửa hàng thịt (butcher) cũng nhập nguồn thịt từ những nhà cung cấp lớn, sau đó bán tại chợ.
Mô hình chợ “Market” truyền thống được người dân bên đó họ vẫn thích vì đồ tươi và giá cũng phải chăng hơn so với hệ thống siêu thị. Nó vẫn song hành tồn tại vững chắc với hệ thống siêu thị hiện đại. Ví dụ, ở London, những chợ Cá, chợ Rau, chợ Thịt lớn nổi tiếng vẫn hoạt động rất mạnh.
Quay lại với mô hình đưa siêu thị ra chợ, nó là mô hình áp dụng cho thời điểm dãn cách hoặc phong tỏa, cái này chúng ta hiểu đơn giản là tình huống chống cháy. Việc cung cấp, phân phối theo giờ và có phân bố địa điểm, quy mô phù hợp với dân cư tại 1 địa phương. Với vấn đề cụ nêu thịt, cá hải sản thực tế họ đã làm rất đơn giản với những xe chở đồ đông lạnh - cung cấp tại chợ ngoài trời, chứ không phải mang tủ đông ra chợ như chúng ta hình dung.
Khâu đầu vào họ cũng đã tính nhiều nguồn và kiểm soát kỹ như việc tránh 1 đưa + đóng gói + đem bán mà áp dụng từng công đoạn để tránh nhiều tiếp xúc. Đơn giản hình dung là ông A mang hàng tới kho B, tại kho kiểm định xong, ông B chuyển ra đầu mối C, tại C tiếp tục kiểm định rồi ông D nhận hàng trực tiếp ra chợ.
Nói chung nên đảm bảo cả 2 nguồn là chợ truyền thống và siêu thị, còn cách thực hiện thì áp dụng linh hoạt từng thời điểm, đối với khối siêu thị thì bổ trợ truyền thống khi tiểu thương không vào được Hanoi bán hàng.