Em vẫn bảo lưu quan điểm, nếu Hà Nội không sớm làm xét nghiệm rộng trong dân cư. 1 đại diện mỗi hộ gia đình, làm xn mẫu gộp, khả năng sẽ lại giống như Sài Gòn giai đoạn đợt dịch thứ 4 này. Dẫn đến các cơ quan chính quyền nhận định ko đúng tình hình, người dân thì mất cảnh giác, cứ cảm giác mọi thứ bình thường như không có chuyện gì xảy ra. Cho đến khi bùng lên thì mọi thứ quá muộn để có thể làm lại, sửa sai.
Không có năng lực cụ ơi.
Xét nghiệm nhiều phải đi kèm với nhanh và cùng thời điểm thì kết quả mới có ý nghĩa, chứ xét nghiệm chậm chạp thì khi có kết quả xét nghiệm, thực tế bên ngoài đã khác rồi....xét nghiệm đại trà nếu không thật nhanh gọn thì ít hiệu quả nắm bắt kiểm soát tình hình mà lại gây lây nhiễm do tập trung đông người.
Chưa nói nếu tính đến tỷ lệ dương tính giả và âm tính giả thì khi xét nghiệm quy mô lớn mà trong dân cư, số người mang virus vẫn còn chiếm tỷ lệ rất thấp (ví dụ cả HN có vài trăm người mang virus chẳng hạn) thì khi xét nghiệm cho hàng triệu người, số dương tính giả sẽ rất nhiều (nếu tỷ lệ dương tính giả/số người không mang virus =1% thì đã có hàng chục ngàn ca dương tính giả, gấp cả trăm lần số dương tính thật).
Cho nên xét nghiệm theo dạng tình nghi (chuỗi tiếp xúc lây nhiễm, người về từ vùng dịch...) thì kết quả có ý nghĩa hơn...hoặc cùng công sức và chi phí cho xét nghiệm đại trà thì tiêm vaccine đại trà có hiệu quả cao hơn.
Bản thân việc phong tỏa, cách ly cả một vùng nó đã hàm ý là ta không thể xác định hết các ca nhiễm được, dù truy xét vẫn có bỏ sót nên phải dùng biện pháp phong tỏa để phòng ngừa sự lây lan từ những ca bỏ sót đó.
Tất nhiên lý tưởng nhất là vừa truy vết chặt để cách ly mầm bệnh, vừa xét nghiệm đại trà, vừa phong tỏa chặt, vừa tiêm vaccine đủ....nhưng những điều này khó thực hiện cùng lúc lắm.