Tôi copy trên face cách chống covid tại nhà , các cụ tham khảo
1/ Toàn Dân đeo khẩu trang y tế mọi lúc, mọi nơi khi có người cách dưới 2m ,đặc biệt là ơ trong nhà ,nơi đông người và Tiêm Vacxin Covid càng sớm càng tốt, mũi thứ hai cách mũi thứ nhất 4 tuần.
2/ Vào thời điểm Dịch này, bất kể ơ đâu, phải coi như mọi người đều có khả năng tiềm tàng Covid không triệu chứng hoặc đang ủ bệnh.
Khi nghi ngờ Covid , cần cách ly ngay tại nhà và làm tét PCR hay tét kháng nguyên cho TẤT CẢ mọi người có dấu hiệu Hô hấp ( Ho, khó thở...) , sốt ,cảm giác sốt, mới xuất hiện mệt mỏi,đau cơ, nhức đầu, mất khứu giác hoặc vị giác ,ỉa chảy... người già có giảm thể trạng, kém ăn,giảm tri giác, lú lẫn,hay ngã,rối loạn Tim mạch... .
3/ Nếu tét PCR hay tét kháng nguyên âm tính mà vẫn nghi ngờ, vẫn cách ly theo dõi tại nhà như Covid, làm lại tét PCR hay tét kháng nguyên sau 48 giờ, nếu vẫn âm tính mà vẫn nghi ngờ , có thể chụp cắt lớp Scanner phổi sau vài ngày hoặc làm xét nghiệm tìm kháng thể IgM sau 2 tuần để khẳng định.
4/ Theo dõi tại nhà tối thiểu 3 lần/ ngày : Nhiệt độ, Nhịp thở ( đặt tay lên vùng bụng trên để đếm số nhịp nâng lên hạ xuống của bụng ),huyết áp, cảm giác khó thở ,tức ngực, độ bão hòa Oxy máu SpO2 ( Nên mua mỗi gia đình hoặc chung nhau một máy đo huyết áp tự động, nhiệt kế và máy nhỏ như trong ảnh để tự đo SpO2 ơ đầu ngón tay)
Nếu sốt trên 38,5 độ , cần dùng thuốc hạ sốt ( Paracetamol 1g×3/ngày). Tốt nhất có sự theo dõi hàng ngày của Bs,y tá, dù qua điện thoại hoặc video cũng rất hữu ích. Chống chỉ định Thuốc chống viêm không phải corticoide (AINS), không tự động dùng Kháng sinh và thuốc phòng chống đông máu nếu chưa có chỉ định của Bs . Tốt nhất cách ly trong phòng riêng, của sổ mở, cửa ra vào đóng rửa tay xà phòng thường xuyên, ăn riêng, mọi người đều đeo khẩu trang y tế trong 14 ngày là quá đủ . Không cần thử tét để chứng tỏ âm tính.
5/ Những người cần đặc biệt chú ý vì nguy cơ cao bị thể nặng : Trên 65 t, có bệnh nền mãn tính như Tim mạch, Hô hấp, Tiểu đường, thừa cân, tai biến mạch máu não, giảm Miễn dịch (suy thận, xơ gan, K ,HIV, viêm gan mãn , ghép tạng, cắt lách, điều trị thuốc giảm miễn dịch trong đó có corticoide, Thai nghén vào 3 tháng cuối ....)
6/ Khi có các Dấu hiệu nặng (thường xuất hiện vào khoảng 1 tuần sau triệu chứng đầu tiên, có thể sớm hơn ơ một số trường hợp) cần phải được nhập viện ngay :
Sốt cao trên 40 độ, sốt kéo dài, Nhịp thở nhanh trên 25 lần/ phút, độ bão hòa Oxy SpO2 giảm dưới 92% ,huyết áp tâm thu ( số đầu) thấp dưới 100 hoặc vã mồ hôi, chân tay lạnh + vết tím tái ,Nhịp tim nhanh trên 100 lần/ phút, lơ mơ kém tỉnh táo, lượng nước tiểu giảm đáng kể,Thế trạng giảm nhanh đột ngột ....
7/Nếu cần, Bs theo dõi có thể chỉ định dùng tại nhà Oxy 3l/ phút (để duy trì SpO2 trên 92%) , Thuốc tiêm phòng cục máu đông tĩnh mạch , thuốc Kháng sinh phổ rộng mà không đề cập chi tiết ơ đây .
8/Đối với F1, thử tét PCR hay tét kháng nguyên ngày đầu và ngày thứ 7 , nếu âm tính là hết cách ly tại nhà.
9/Nếu ơ nơi thông thoáng, ngoài trời, mọi người đều đeo khẩu trang, các hoạt động Sản xuất, Kinh tế, Xã hội,Giao thông, Văn hóa...có thể vẫn diễn ra bình thường,
10/Bệnh nhân nặng trên đây ( khoảng dưới 5% số người nhiễm) sẽ được theo dõi điều trị ơ các khoa Nội, nếu tiến triển nặng( khoảng 1%ca) cần chuyển Hồi sức
Chúc các cụ chiến thắng Covid !
Ngày mai nhà cháu cũng đi mua tích trữ 1 số thuốc thông dụng để phòng xa , đề phòng sau này nếu bị nhốt ở nhà thì cũng tự lo cho mình được
Ko thể coi thường cái con covid này được !