Em nói cái này hoàn toàn là quan điểm cá nhân. Các cụ cho ý kiến. 1. Nói con Covid này như thần chết lê đến đâu chết đến đó không chuẩn vì đến thời điểm này nó quét qua rất nhiều bệnh viện mà nhân viên y tế chưa chết một người nào vì mắc Covid., đến lực lượng kiểu tăng cường, tình nguyện viên, lực lượng công an, quân đội hỗ trợ....cũng không thấy chết ai. Do đó thật sự truyền thông cần phải đưa tin trung lập. Không nên làm cho mọi người nghĩ mắc nó là chết hay kiểu làm cho dân sợ. Tỉ lệ bao nhiêu phần trăm trường hợp dương tính trong Sài gòn hoặc các tỉnh trước đây đã mắc không có triệu chứng. Nếu không có triệu chứng thì đưa đi cách ly làm gì cho tốn kém và nhiều trường hợp nhìn rất thương như đứa bé mấy tuổi ở Bắc Giang phải ngồi một mình một phòng hay mấy đứa trẻ trong Thành phố mặc kín mít xách túi ra xe. Trường hợp đó nên cho một người nhà đi cùng hoặc cách ly tại nhà. Mảng điều trị mình luôn tự hào là giỏi, phác đồ tốt, đợt trước cứu được cả ông người Anh nặng kinh khủng. Gần đây lại được tài trợ/ủng hộ bao nhiêu máy thở....Vậy thì làm gì đến mức phải lôi tất cả đi cách ly để tốn kém như thế. 2. Quá tả hoặc quá hữu đều không tốt vì thật sự đây là cú giáng cực mạnh vào các hộ kinh doanh nhỏ, doanh nghiệp nhỏ rồi mới đến doanh nghiệp lớn. Mảng dịch vụ không ra tiền cũng không lấy đâu ra tiền nuôi hệ thống để chống dịch. Ngân sách cũng căng ra mãi sao được. Giờ thử kêu gọi đóng góp xem, dân đóng góp ít hơn hẳn. Từ giờ trở đi nên song song giữa việc tiêm vacxin và nới cho dân làm ăn buôn bán và chấp nhận một tỉ lệ mắc và cả một tỉ lệ đau thương. Em thấy nhiều trường hợp xấu số thực ra đã bị các bệnh khác nặng, nếu không mắc cái này cũng chết và chắc chắn có tỉ lệ mắc bệnh khác có thể chết mà mắc con này được điều trị tốt nên lại sống. Chúng ta phải chấp nhận sống chung với con này thôi vì ai biết nó còn phát sinh ra chủng nào nữa.
Nôm na thế này cho cụ sễ hiểu, ngày xưa chủng Vũ Hán nếu không dùng bất cứ biện pháp bảo vệ nào, thì sau 30 ngày từ 1 người nhiễm thành 100 người. Nhưng chủng Ấn Độ sau 30 ngày thì từ 1 người thành 2000 người. Em ước lượng thôi nhé.
Cụ chỉ nhìn 1 góc bề nổi nên nhận định chủ quan.. Tình trạng covid sẽ rất thê thảm khi y tế quá tải cụ nhé.
Đơn giản như trường hợp ông CA ở quận Tân Phú, chạy ECMO gần 1 tháng mới phục hồi (chạy ECMO coi như sống thực vật luôn rồi cụ nhé), Trong khi cả TPHCM chỉ có khoảng 30 ECMO. Mà còn phải để dành ECMO cho các bệnh khác ngoài covid. riêng 1 mình ông CA nằm EMO đã tốn vài NV y tế làm 3 ca liên tục để chăm ông này.
Hiện nay số lượng người nhiễm covid và người có triệu chứng nặng vẫn trong tầm kiểm soát nên cụ chưa thấy thảm cảnh. Người quen của em đang làm trong trại điều trị BN covid đây cụ.
Giả sử thế này cho cụ dễ hiểu: nhóm 1 là người không triệu chứng thì 1 nv y tế/20 BV, nhóm 2 có triệu chứng, thỉnh thoảng phải thở oxy thì 2 NV/10 BN; nhóm 3 phải nằm trên giường, thở oxy thường xuyên thì 4vn/10 BN; nhóm 4 vào phòng ECU thì 8 NV/10 BN; nhóm 5 chạy EMO thì 10 NV/10 BN. Ngoài ra 1 nhóm NV yế chỉ làm từ 8-10 giờ 1 ngày vì họ phải nghỉ ngơi. Như vậy phải cần 3 tốp NV y tế làm việc 24/24. Như vậy tóm lại để phục vụ BN covid nhằm giảm tỷ lệ tử vọng như hiện nay , thì nôm na 1000 NB cần khoảng 400 NV y yế cho 3 ca làm việc.
Bây giờ giả sử số người nhiễm covid là 50.000. thì kiếm đâu ra 20.000 NV y tế phục vụ 50.000 nhiễm bệnh và duy trì tỷ lệ tử vong dưới 0,5% như hiệ nay??.
50.000 người nhiễm bệnh, đó chỉ cần 10% cần thở oxy là 5000 ca, thì cụ biết có phải cần bao nhiêu NV y tế phục vụ nhóm này để họ không bị nặng hơn phải vào nằm ECU hoặc phải chạy ECMO không?
Giả sử cùng 1 lúc phát sinh 100 ông phải chạy EMO thì coi như xác định cùng lúc 70 ông không có ECMO sẽ chết, vì chỉ có 30 máy ECMO.
Chính vì những lý do nêu trên, mà CP liên tục phải gồng mình để khoanh vùng F0, F1 nhằm khống chế số người nhiễm bệnh trong năng lực xử lý của đội ngũ y tế.
Giả sử bây giờ VN có khoảng 1 triệu người nhiễm bệnh, thì quá tải năng lực của hệ thống y tế. Lúc đó tỷ lệ tỷ vong không còn là dưới 0,5% như hiện nay, là nó sẽ vọt lên 1-2% như Ấn hiện nay hoặc Mỹ, Anh, Pháp năm ngoái. Cụ lấy 1 triệu người nhiễm nhân tỷ lệ tử vong 1,5% xem là bao nhiêu người, kinh khủng không.