Sáng nay tầm 9:30 em vừa chạy đi mua cân cà phê (về pha ở nhà) thì thấy các tuyến đường cũng vẫn rất đông người đi lại, các khu chợ truyền thống cũng vẫn đông vì mọi người vẫn phải ăn, uống chứ có nhịn được đâu, thậm chí một sói chợ còn đông hơn bởi vì một số chợ khác đã bị phong tòa nên người dân dồn qua. Chợ thì không nhận giữ xe nên 1 người đi chợ lại phải có người nhà chở đến và chờ phía ngoài... lại đông thêm.
Cách làm của SG vẫn còn rất lúng túng và thiếu cương quyết.
HN làm như thế này cụ ạ. Đợt trước dịch là chợ và siêu thj đều rất vắng:
Dân mua đồ ăn để tủ lạnh tần suất đi chợ giảm. Địa phương thì dùng chính nhân lực tại địa phương như là tổ dân phố, hội phụ nữ, ... vào cuộc. Phân công nhau đi dọc các chỗ bán hàng bên ngoài chợ, chỗ nào không đảm bảo khoảng cách thì bắt tịch thu hàng, phạt nhắc nhở, chỗ nào bán hàng rong thì bắt, nhắc nhở cấm bán. Chợ truyền thống thì chia người thi thoảng ra đứng... chụp ảnh và ghi tên từng người vào/ra giờ vào và giờ ra. (Làm hôm có hôm không thôi, cơ bản dân nhìn như thế sẽ tự sợ và có ý thức). Các máy tập thể dục ở các sân thể dục trong khu thì dùng bạt quây lại hết. Ghế đá các bà hay ngồi buôn chuyện cũng quây bạt luôn.
Chiều có 1 đội đi nhắc nhở đuổi người tập thể dục về và nhắc người không đeo khẩu trang.
Chỗ em lúc đấy là không bị phong toả, nhưng cũng khá gần khu có người bị phong toả, giống kiểu ở SG hiện nay.
Siêu thị thì có người đo nhiệt độ và đứng nhắc giữ khoảng cách.
Khu bị phong toả thì nhờ chính hội phụ nữ của tổ dân phố bên cạnh khu bị phong toả làm nhiệm vụ quản lý việc cấp thực phẩm cho khu bị phong toả. Hàng hoá thì dùng chính hàng hoá của siêu thị ở cạnh khu bị phong toả chuyển tới.
Khi bầu cử thì bên tổ dân phố tới từng nhà nhắc giờ đi bầu cử của tổ mình, để hạn chế việc các tổ tiếp xúc chéo cũng như không quá tải chỗ bầu cử.