Vậy thì cách làm của VN mình có hơi thái quá ko cụ nhỉ, chứ chỗ đâu mà cách ly hàng trăm nghìn người nuôi ăn ở rồi bao nhiêu người phải phục vụ. Cơ mà quan trọng vẫn là ý thức tự giác của mỗi người, chứ F0 F1 bên mình cho tự cách ly mà đi nhong nhong ngoài đường thì mệt lắm, phải có chế tài xử lý nghiêm mới được.
Năng lực quản lí, tiêu chuẩn cũng như mục tiêu mỗi nơi mỗi khác cụ ơi.
Mục tiêu của họ giảm tải cho năng lực y tế nên không thể đưa tất cả mọi người nhiễm Virus tới bệnh viện được. Mục tiêu từ lâu của bệnh viện là chỉ phẫu thuật và chữa trị các ca bệnh nặng cũng như cần sự can thiệp hàng ngày của bác sĩ. Nên những người bị nhiễm Virus không triệu chứng cũng như không trở nặng thì không thể vào viện được. Vì cho họ vào viện sẽ tạo áp lực nên cơ sở cũng như nhân viên y tế, thêm vào nữa là họ có nguy cơ làm lây nhiễm thêm cho các bệnh nhân khác đang được cấp cứu và điều trị tại viện.
Đúng là họ không có đủ lực lượng quản lí kiểu như dân phòng hay tổ tự quản như mình, vì bên này, bảo vệ cũng phải qua một khóa đào tạo chứ không phải là muốn (thích) làm là làm được ngay. Nơi ăn ở, cũng như nhà cho thuê, phải đảm bảo tiêu chuẩn chung của pháp luật thì mới được phép trưng dụng cho người ở. Cho nên họ không thể áp dụng cách chống dịch như VN được.
Tây nó cũng như ta, rất nhiều đứa nó cũng chẳng có ý thức tự giác, đặc biệt bọn trẻ. Nhưng đã phạt là nặng, nó cũng có Camera cơm kiểu như mình. F1, F0 lởn vởn ra ngoài, nhỡ Camera cơm hàng xóm nó báo cảnh sát thì đúng là vỡ mồm. Dính cái án cố tình phát tán dịch bệnh ra cộng đồng, cộng thêm một cơ số tiền phạt, thì ai không hãi.
Nếu cụ là người lao động, kinh doanh có hợp đồng theo tiêu chuẩn pháp luật thì trong 14 ngày cách li tại nhà. Sở lao động phải có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại tương đương số ngày công cụ bị mất trong thời gian cách li. Vậy thì F0, F1 là người lao động thì yên tâm mà chấp hành pháp luật thôi.
Hầu như tất cả mọi công ti, ban nghành liên quan đến y tế, xã hội nó đã vận hành như một cỗ máy. Cách li càng nhiều, đặc biệt kiểu tập trung chắc chắn sẽ tạo ra thêm nhiều người bệnh tâm lí. Nhưng người này sau đó dĩ nhiên cũng phải được điều trị tâm lí. Vô hình chung lại tạo áp lực nên hệ thống bảo hiểm y tế.
Sau khi tiêm mũi đầu thì mọi người được nhận một cái thẻ ghi ngày và thông số mũi tiêm. Thẻ này dùng để tham gia một số hoạt động công cộng. Như trong nhà máy em làm việc, 100% công nhân viên đã được tiêm (đợt vừa rồi, công nhân người Ucraina đã được tiêm mũi đầu của Moderna), nhưng thứ hai hàng tuần nhà máy vẫn tiến hành test xét nghiệm Covid-19. Kinh phí đều do nhà máy chi trả.
Trường học cấp 1 và cấp 2 thì test cho học sinh 2 ngày trong tuần (thứ 2 và thứ 4). Cấp 3 thì học sinh trên 16 tuổi đã được tiêm, nhưng theo em thấy thì tỷ lệ tiêm chưa cao. Như lớp nhóc lớn nhà em có 30 học viên nhưng mới hơn chục người tiêm. Chính phủ Séc vẫn đang tìm phương án để khuyến khích người dân đi tiêm nốt.
Như tiệm nails bên em thì khách hàng phải có chứng nhận test Covid-19 hoặc thẻ chứng nhận đã tiêm vắc xin thì mới được phục vụ. Hiện cả Séc chỉ còn có bảy chục người đang phải nằm viện điều trị, nên có thể thấy rằng vắc xin đã đóng góp công sức lớn đối với kết quả này. Chỉ là tác dụng của vắc xin trong bao lâu và đối phó được với biến chủng Covid-19 nào thì còn phải chờ thời gian chứng minh.
Tác dụng của Vắc xin thì đúng là cần thời gian kiểm chứng. Nhưng thực tế là sau khi áp dụng các biện pháp, qui định phòng, chống dịch cũng như kết hợp tiêm vắc xin thì số người nhiễm cũng như số người tử vong do Virus đã giảm rõ rệt.