Những nước sau khi đã tiêm chủng được từ 50% dân số trở lên thì tốc độ và nhu cầu tiêm vacxin sẽ giảm đáng kể so với giai đoạn đầu, cho nên các nước còn lại chưa được tiếp cận vacxin sẽ tranh giành với nhau. Lưu ý là vacxin mà những lớp người đến sau này có thể được tiếp cận có khả năng chỉ là vacxin thế hệ thứ nhất (khi các biến chủng nguy hiểm chưa xuất hiện), trong khi đó dân Anh, Mỹ đã chuẩn bị tiếp cận vacxin thế hệ thứ 2 ( cho mũi tiêm thứ 3,4). Cái mình thèm muốn thực chất lại là cái mà họ đang muốn bỏ đi. Có thể có người sẽ nói, rằng: méo mó có hơn không, nhưng với tình hình dịch bệnh biến đổi mã gen nhanh và mạnh như vậy chả khác nào chạy đua vũ trang, mà trang bị vũ khí phòng ngự outdated thì hiệu quả đề kháng sẽ không thể cao được như con số người ta công bố trong giai đoạn đầu tiêm chủng của các nước đi đầu.
Số người còn lại chưa đi chích ngừa có thể là một số thành phần không đủ điều kiện sức khoẻ, hoặc dị ứng, hoặc phản ứng phụ sau mũi thứ nhất ở mức không chấp nhận được, hoặc những người nghi ngờ hiệu quả vacxin, muốn nghe ngóng thêm phản ứng phụ diện trên thực tế ở những cá nhân đã chích ngừa mà họ quen biết. Theo cộng đồng thiểu số những thành phần antivacxer, một số phản ứng phụ của vacxin có thể cần phải mất nhiều năm mới có thể được biểu lộ ra, ví dụ như sự suy yếu khả năng sinh sản, hay hiện tượng bệnh tự miễn v.v. Những tác dụng phụ diện này có thể được khắc phục bởi các phương pháp điều trị y tế, nên có thể được bỏ qua vì tính chất cấp bách của dịch bệnh tác động lên sức khoẻ cộng đồng cũng như nỗ lực tái khởi động nền kinh tế cần được ưu tiên trên hết.
Lý tưởng 100% dân số được tiêm phòng đầy đủ là rất khó có thể xảy ra, vì nhiều nguyên nhân khách quan khác nhau. Ngay trong đội ngũ y bác sỹ, việc tiêm chủng 100% cũng là rất khó thực hiện. Kể cả khi toàn thế giới được tiêm chủng thì khả năng đề kháng với dịch bệnh cũng biến đổi tuỳ tình trạng cơ địa và sức mạnh tinh thần của mỗi người.
Sức mạnh của ý chí cũng có khả năng giúp con người vượt qua bệnh tật, nó chính là những kỳ tích luôn xuất hiện trong quá trình điều trị y tế, nhưng lại không được giới y học quan tâm, mặc dù họ vẫn buộc phải chấp nhận vì đó là thực tế hiện hữu. Một ví dụ là: một người bệnh mà đã muốn chết (do quá đau đớn vì bệnh tật hành hạ) và không còn tin tưởng vào sự điều trị của y bác sỹ, thì dù cho các vị bác sỹ có nhiệt tình chạy chữa thế nào đi nữa, thì người ấy cũng vẫn sẽ ra đi, một cách nhanh chóng. Trong khi một người với tinh thần lạc quan, mang đầy thiện niệm cùng tư duy tích cực, thì có thể sinh mệnh của họ sẽ được kéo dài hơn rất nhiều so với tuổi thọ trung bình của những bệnh nhân cùng tình trạng bệnh lý.
Tại sao cần phải nói những điều như vậy để làm gì? Bởi vì chúng ta cần nhìn một cái nhìn toàn thể, và vacxin chỉ là một trong những biện pháp vượt qua dịch bệnh, nó không phải là duy nhất, không phải là an toàn nhất, không phải là hữu hiệu nhất, và nó đang được overrated.
Được gửi từ iPhone - Otofun