E thì k dám nói nhiều về công nghệ vì k hiểu rõ.
Nhưng con vi rus giả thì cảm quan k thể bằng virus thật (công nghệ bất hoạt) được. Nó có thể đạt kháng thể cao nhưng bền vững hay hiệu quả của kháng thể như thế nào với bệnh thì chắc khó nghiên cứu.
Đấy là cảm quan. E cứ nghĩ zu silicon và zu thiệt. 1 đang đã con mắt một đàng sướng tay.
VẮC XIN PHÒNG COVID-19 CÓ AN TOÀN ?
Tổ chức y tế thế giới (WHO) và các chuyên gia y tế đã khuyến cáo rằng không có vắc xin nào là tuyệt đối an toàn và có hiệu quả bảo vệ 100% khỏi sự nhiễm bệnh. Tuy nhiên, tất cả các vắc xin covid đang được sử dụng hiện nay đều rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa nguy cơ nhập viện và tử vong (triệu chứng nhẹ nếu nhiễm). Hơn nữa, trước khi được sử dụng tiêm đại trà, các vắc xin này đều phải trải qua quá trình nghiên cứu, được thử nghiệm một cách khoa học và tuân thủ tuyệt đối chuẩn mực y tế. Các hãng dược phẩm cũng đã công bố công khai về khả năng sinh miễn dịch, tính an toàn và hiệu quả bảo vệ. Ngoài ra, tất cả các lô vắc xin nhập về Việt Nam đều được kiểm định về chất lượng trước khi sử dụng. Mặc dù vậy, nhiều người vẫn hoài nghi, đặc biệt là vắc xin Sinopharm hay Hayat-vax (vắc xin vero cells). Thậm chí tôi biết nhiều người còn có tư tưởng bài vắc xin covid do lo sợ về chất lượng, nhất là về mặt di truyền khi chưa rõ về cơ chế tạo vắc xin hoặc tin vào thuyết âm mưu nào đó. Có thể họ chưa tin vào số liệu từ các nước khác nhưng chắc chắn họ phải tin rằng chỉ trong 3-4 tháng qua Thành phố Hồ Chí Minh đã có hơn 1500 trẻ em trở thành mồ côi khi người thân của những đứa đứa trẻ này lần lượt ra đi vì covid (trong đó chắc hẳn có nhiều ông bố, bà mẹ trước đây đang rất trẻ khỏe). Gần đây nhất, một giọng ca mà tôi rất yêu thích (ca sĩ Phi Nhung) do chưa được tiêm vắc xin nên chị đã không chiến thắng được con vi rút quái ác này, cho dù chị là một phật tử đã tu tập nhiều năm, có khả năng điều hòa hơi thở tốt (ca sĩ) và ăn chay trường. Ngay ở quê tôi, có hai vợ chồng vào thăm con (cháu) ở Tp HCM, gặp đúng lúc dịch bệnh bùng phát và cả hai đã một đi không bao giờ trở lại quê được nữa…
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh covid-19, tôi hay khuyên mọi người:
"HÃY TIÊM VẮC XIN COVID NGAY KHI CÓ THỂ ĐỂ CƠ THỂ CÓ ĐƯỢC MIỄN DỊCH SỚM NHẤT CHỐNG LẠI COVID-19 DÙ ĐÓ LÀ LOẠI NÀO".
Để hiểu rõ hơn về các loại vắc xin đang lưu hành (hoặc đang nghiên cứu sản xuất) ở Việt Nam, với sự hiểu biết hạn hẹp, tôi mạn phép trình bày dưới đây, ai quan tâm có thể tham khảo:
1-VẮC XIN VI RÚT BẤT HOẠT (Sinopharm; Hayat-Vax, còn gọi là vắc xin vero cells): Vắc xin được chế tạo dựa trên công nghệ truyền thống. Tức là đã có nhiều loại vắc xin được sản xuất theo công nghệ này trải qua thử nghiệm kỹ lưỡng và đã lưu hành rộng rãi trên thế giới. Khi sử dụng công nghệ vắc xin vi rút bất hoạt, người ta gây nhiễm vi rút gây bệnh vào tế bào nuôi cấy trong phòng thí nghiệm (như: tế bào vero - vero cells, phôi gà…). Sau 2-3 ngày nuôi cấy, vi rút nhân lên gấp nhiều lần và giải phóng ra khỏi tế bào (dịch nước nổi). Dịch này được thu lại và làm chết vi rút (bất hoạt), tinh chế, dùng phụ chất (như nhôm hydroxyt) để bảo vệ các kháng nguyên (protein) vi rút và tạo thành vắc xin. Khi tiêm vào cơ thể, các tế bào trong cơ thể sẽ nhận dạng và ghi nhớ các protein của vi rút này, đồng thời sản sinh kháng thể (tạo miễn dịch) để khóa lại các protein vỏ của vi rút (nếu bị nhiễm vi rút cùng loại), ngăn không cho chúng bám vào tế bào để nhân lên nữa. Như vậy, khi tiêm vắc xin này, các hạt vi rút bất hoạt hoàn toàn không có cơ hội chui vào trong các tế bào hay giải phóng vật liệu di truyền vào trong tế bào (đặc biệt là nhân tế bào) nên không có nguy cơ gây biến chứng về mặt di truyền. Thực tế, có thể vắc xin Sinopharm hay Hayat-Vax có hiệu quả bảo vệ không cao bằng các vắc xin khác nhưng lại khá an toàn và thời gian 2 mũi tiêm chỉ cách nhau khoảng 3-4 tuần. Như vậy, sau hơn 1 tháng thì cơ thể đã được trang bị đủ vũ khí chống lại covid.
2-VẮC XIN VI RÚT VEC TƠ (Astra Zeneca; Janssen; Sputnik V; Covivac): đây là vắc xin sử dụng công nghệ véc tơ. Người ta sử dụng một loại vi rút vô hại khác làm véc tơ (vật trung gian). Véc tơ cho vắc xin Astra Zeneca là vi rút adeno tinh tinh (ChAdOx1); Janssen là adenovirus týp 26; Sputnik V là adenovirus týp 25 và 26; Covivac là vi rút Newcastle. Các nhà khoa học đã biến đổi và chèn một đoạn gen biểu hiện protein vỏ của vi rút SARS-Cov-2 vào đoạn gen của vi rút véc tơ này. Sau đó nhân vi rút véc tơ lên số lượng lớn và tinh chế thành vắc xin ngừa covid. Khi tiêm vắc xin vào cơ thế thì bộ gen của vi rút vec tơ sẽ đi vào trong nhân tế bào và đoạn gen biểu hiện protein vỏ của vi rút SARS-Cov-2 sẽ được phiên mã thành mARN sau đó đi ra ngoài bào tương để sản sinh protein vỏ của vi rút SARS-Cov-2. Quá trình này có can thiệp đến vật liệu di truyền, tuy nhiên các nhà nghiên cứu và sản xuất đã sử dụng vi rút vec tơ là loại vô hại nên không ảnh hưởng về mặt di truyền của con người. Cơ chế sinh kháng thể (tạo miễn dịch) cũng tương tự như các loại vắc xin khác. Với vắc xin Janssen chỉ cần tiêm 1 mũi; Sputnik V 2 mũi cách nhau 3 tuần. Còn Astra Zeneca có thời gian tiêm giữa mũi 1 và mũi 2 khá lâu (8-12 tuần để đạt được hiệu quả tốt nhất), do vậy khi dịch bùng phát thì thời gian hoàn thành 2 mũi vắc xin Astra Zenecaa lâu cũng cần cân nhắc.
3-VẮC XIN mARN (Pfizer; Moderna; ARCT-154): vắc xin loại này được sản xuất dựa theo công nghệ mARN (ARN thông tin). Các nhà nghiên cứu tổng hợp 1 đoạn axit ribonucleic hay mã di truyền sợi đơn mang thông tin để có thể tổng hợp protein vỏ của vi rút SARS-Cov-2 ngay trong bào tương tế bào cơ thể. Tuy nhiên, mARN dạng sợi đơn nên khó tồn tại lâu dài ở điều kiện tự nhiên => công nghệ chế tạo, đóng gói các sợi mARN thành các hạt nano và bảo quản lâu dài để đưa đến các điểm tiêm chủng khá phức tạp, nó là bí quyết của từng công ty và chắc chắn không hề dễ dàng. Sau khi tiêm vắc xin (chứa mARN) vào cơ thể, mARN sẽ vào bên trong tế bào (phần bào tương) và trực tiếp sinh tổng hợp ra protein vỏ của vi rút SARS-Cov-2. Tương tự các vắc xin khác, cơ thể sẽ nhận dạng các protein lạ này => ghi nhớ và sinh miễn dịch. Vắc xin này tương đối an toàn, thời gian hoàn thành hai mũi ngắn (3 -4 tuần). Tuy nhiên, điều kiện bảo quản các vắc xin loại này khá ngặt nghèo -20 -> -80oC.
4-VẮC XIN PROTEIN TÁI TỔ HỢP (Abdala; Nanocovax): vắc xin loại này sử dụng các mảnh protein của vỏ vi rút gây bệnh làm kháng nguyên. Các proteins này tinh khiết và có thể được sản xuất trong phòng thí nghiệm với số lượng lớn để đóng gói thành vắc xin. Như vậy, không giống như vắc xin vi rút vec tơ hay mARN cần tế bào cơ thể để tổng hợp protein vỏ vi rút SARS-Cov-2 kích thích hệ thống miễn dịch. Loại vắc xin này đưa trực tiếp protein vỏ vi rút vào cơ thể để kích thích hệ thống miễn dịch. Vắc xin protein tái tổ hợp gần giống với vắc xin bất hoạt nhưng chỉ chứa các mảnh protein vỏ vi rút đã được lựa chọn mà không chứa các thành phần khác như vật liệu di truyền hay protein capsid của vi rút. Vắc xin protein tái tổ hợp cũng được coi là vắc xin khá an toàn và thời gian tiêm giữa hai mũi khoảng 4 tuần.
TÓM LẠI: Trong 4 loại vắc xin kể trên đã được cấp phép sử dụng khẩn cấp hoặc đang được nghiên cứu sản xuất ở Việt Nam, hầu như không có loại nào có nguy cơ tác động về mặt di truyền (tác động và tạo ra sự biến đổi trong nhân tế bào). Do vậy, mọi người không nên lo lắng quá nhé.
- Tôi không phải là nhà dịch tễ học, vi rút hay y học mà chỉ là người có duyên được làm trong ngành y tế dự phòng trong gần 20 năm. Tôi cũng vinh dự thường xuyên được tiếp xúc, học hỏi và làm việc với rất nhiều chuyên gia đáng kính - những nhà khoa học đầu ngành về dịch tễ học, vi rút học, vi khuẩn học, vắc xin, miễn dịch học và sức khỏe môi trường...Ngoài ra, cũng có cơ duyên được đọc "miễn phí" hàng nghìn công trình liên quan của các nhà nghiên cứu khác trong cả nước về lĩnh vực y học dự phòng.
Hãy tuân thủ tuyệt đối khuyến cáo 5K của Bộ y tế. Tham khảo các ý kiến của các nhà chuyên môn về dịch tễ học, vi rút học, miễn dịch và vắc xin, nhất là những chuyên gia từ các Viện đầu ngành như Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur Tp Hồ Chí Minh, Viện Pasteur Nha Trang, Cục y tế Dự phòng, CDC hay Tổ chức y tế thế giới (WHO)...Về điều trị tại nhà, hãy nên tuân thủ theo hướng dẫn của ngành y tế, các bác sĩ những người có kinh nghiệm và trực tiếp tham gia cứu chữa bệnh nhân covid.
MONG DỊCH BỆNH SỚM QUA MAU VÀ CUỘC SỐNG SỚM TRỞ LẠI BÌNH THƯỜNG
Tham khảo:
https://myacare.com/blog/comparison-of-covid-19-vaccines-