Phá cửa cưỡng chế dân đi xét nghiệm: Vi phạm quyền con người!
Đó là nhận định của luật sư Hoàng Văn Hướng (Đoàn luật sư TP Hà Nội) về vụ việc cán bộ phường Vĩnh Phú, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương phá khóa căn hộ, xốc nách cưỡng chế người phụ nữ đi xét nhiệm COVID-19 trước mặt trẻ em.
Không đi xét nghiệm có bị cưỡng chế không?
Theo thông tin ban đầu, chính quyền phường Vĩnh Phú tổ chức xét nghiệm COVID-19 cho nhân dân trong phường. Tuy nhiên, đúng thời gian phải xét nghiệm thì chị Hoàng Phương L. (ngụ tại căn hộ của chung cư Ehome 4) đang có giờ dạy học online yoga nên không ra ngoài xét nghiệm được.
Sau đó, đoàn cưỡng chế (bao gồm cả cảnh sát cơ động, công an phường, cán bộ phường….) đã phá khóa cửa để vào nhà xốc nách chị L. lôi xềnh xệch ra ngoài để xét nghiệm trước mặt đứa con trai của chị L..
Nói về việc bị cưỡng chế đi xét nghiệm, luật sư Phạm Hoài Nam (Đoàn luật sư TP.HCM) nêu rõ quy định về việc xét nghiệm COVID-19.
Cụ thể, quy định về phòng chống dịch bệnh COVID-19 của Chính phủ và Bộ Y tế về việc lấy mẫu xét nghiệm trong cộng đồng thì khi cần thiết, cơ quan y tế có thẩm quyền được lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 đối với người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm để giám sát, cách ly y tế và điều trị.
Do đó, nếu người dân đã có thông báo của cơ quan chức năng về việc đi xét nghiệm mà không chấp hành thì có thể căn cứ theo điểm a, khoản 2, điều 7 nghị định số 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế để xử phạt.
Theo đó, hành vi không thực hiện xét nghiệm theo yêu cầu của cơ quan y tế có thẩm quyền, trong quá trình thực hiện giám sát bệnh truyền nhiễm sẽ bị phạt tiền từ 1-3 triệu đồng.
Trong trường hợp người bị yêu cầu xét nghiệm cố tình không chấp hành thì sẽ có biện pháp cưỡng chế hành chính, quyết định cưỡng chế phải do chủ tịch UBND cấp huyện, quận nơi xảy ra sự việc ban hành và giao cho người thi hành công vụ thực hiện.
Nếu quá trình cưỡng chế hành chính mà người đó vẫn cố tình không chấp hành, chống đối lại lực lượng chức năng và gây hậu quả không thực hiện được quyết định cưỡng chế thì người đó có thể bị xử lý về tội chống người thi hành công vụ theo Bộ luật hình sự.
Như vậy, theo quy định hiện hành thì một người không tuân thủ pháp luật về việc xét nghiệm cũng có thể bị cưỡng chế, tuy nhiên việc cưỡng chế này phải tuân thủ theo đúng quy trình mà pháp luật đã quy định.
Đó là nhận định của luật sư Hoàng Văn Hướng (Đoàn luật sư TP Hà Nội) về vụ việc cán bộ phường Vĩnh Phú, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương phá khóa căn hộ, xốc nách cưỡng chế người phụ nữ đi xét nhiệm COVID-19 trước mặt trẻ em.
Không đi xét nghiệm có bị cưỡng chế không?
Theo thông tin ban đầu, chính quyền phường Vĩnh Phú tổ chức xét nghiệm COVID-19 cho nhân dân trong phường. Tuy nhiên, đúng thời gian phải xét nghiệm thì chị Hoàng Phương L. (ngụ tại căn hộ của chung cư Ehome 4) đang có giờ dạy học online yoga nên không ra ngoài xét nghiệm được.
Sau đó, đoàn cưỡng chế (bao gồm cả cảnh sát cơ động, công an phường, cán bộ phường….) đã phá khóa cửa để vào nhà xốc nách chị L. lôi xềnh xệch ra ngoài để xét nghiệm trước mặt đứa con trai của chị L..
Nói về việc bị cưỡng chế đi xét nghiệm, luật sư Phạm Hoài Nam (Đoàn luật sư TP.HCM) nêu rõ quy định về việc xét nghiệm COVID-19.
Cụ thể, quy định về phòng chống dịch bệnh COVID-19 của Chính phủ và Bộ Y tế về việc lấy mẫu xét nghiệm trong cộng đồng thì khi cần thiết, cơ quan y tế có thẩm quyền được lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 đối với người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm để giám sát, cách ly y tế và điều trị.
Do đó, nếu người dân đã có thông báo của cơ quan chức năng về việc đi xét nghiệm mà không chấp hành thì có thể căn cứ theo điểm a, khoản 2, điều 7 nghị định số 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế để xử phạt.
Theo đó, hành vi không thực hiện xét nghiệm theo yêu cầu của cơ quan y tế có thẩm quyền, trong quá trình thực hiện giám sát bệnh truyền nhiễm sẽ bị phạt tiền từ 1-3 triệu đồng.
Trong trường hợp người bị yêu cầu xét nghiệm cố tình không chấp hành thì sẽ có biện pháp cưỡng chế hành chính, quyết định cưỡng chế phải do chủ tịch UBND cấp huyện, quận nơi xảy ra sự việc ban hành và giao cho người thi hành công vụ thực hiện.
Nếu quá trình cưỡng chế hành chính mà người đó vẫn cố tình không chấp hành, chống đối lại lực lượng chức năng và gây hậu quả không thực hiện được quyết định cưỡng chế thì người đó có thể bị xử lý về tội chống người thi hành công vụ theo Bộ luật hình sự.
Như vậy, theo quy định hiện hành thì một người không tuân thủ pháp luật về việc xét nghiệm cũng có thể bị cưỡng chế, tuy nhiên việc cưỡng chế này phải tuân thủ theo đúng quy trình mà pháp luật đã quy định.
Phá cửa cưỡng chế dân đi xét nghiệm: Vi phạm quyền con người!
TTO - Đó là nhận định của luật sư Hoàng Văn Hướng (Đoàn luật sư TP Hà Nội) về vụ việc cán bộ phường Vĩnh Phú, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương phá khóa căn hộ, xốc nách cưỡng chế người phụ nữ đi xét nhiệm COVID-19 trước mặt trẻ em.
tuoitre.vn