Lạ nhỉ, Sài Gòn mỗi ngày nhiễm vài nghìn ca và tử vong vài trăm ca thì lại cho bán hàng đem về. Hà Nội ngày nhiễm vài chục ca, chẳng có ca tử vong, thì lại vẫn cấm.
Nhà nước em nghĩ không đủ sức nuôi. Nhưng nếu lựa chọn để dân đói một chút thêm thời gian nữa và chết chóc không kiểm soát nổi. Thì em chọn " đói"
Cụ nói người khác thì hay nhưng có vẻ cụ cũng đang áp đặt cho người khác. Em cũng chọn đói, vì nếu bệnh dịch tiếp tục thì cũng vẫn đói. Chiến tranh và bệnh dịch từ trước đến nay vẫn vậy, ko có sự lựa chọn nào khác.
Đói quá.
Tại TP.HCM, một số mặt hàng thực phẩm chế biến có hiện tượng thiếu hàng. Các nhà cung ứng cho biết gặp khó khăn về nguyên liệu và lao động nên khó đáp ứng đủ nhu cầu thị trường.
zingnews.vn
Nhiều loại bột mì, bột gạo, bột chiên giòn… gần như “vắng bóng” ở các tiệm tạp hóa, đứt hàng trong siêu thị gần cả tháng nay. Trong khi đó, trên các shop online, mặt hàng này tăng giá gấp 2-3 lần.
tienphong.vn
Giá bột mì, bột gạo tại TP.HCM tăng gần gấp đôi so với trước nhưng vẫn khó mua. Nhiều loại mì ăn liền, bún, miến phổ biến cũng có nguy cơ bị đứt hàng.
danviet.vn
Nhiều người tiêu dùng tại TP.HCM đang phải mua các loại gia vị với giá cao hơn gấp đôi 2 tuần trước.
thanhnien.vn
Liên hệ đi chợ hộ ở các siêu thị, cửa hàng tiện lợi gần nhà nhiều ngày nay vẫn không mua được đúng loại thực phẩm, chị Hạnh (TP Thủ Đức) lên mạng tìm mua mì gói, miến, gia vị, bột mì...
"Giật mình vì một thùng mì Hảo Hảo bình thường khoảng 100.000 đồng thì nay lên 145.000-160.000 đồng. Miến (hủ tiếu) Phú Hương từ 212.000 đồng lên 290.000 đồng. Chưa kể các loại bột, nui cũng tăng giá 30.000-40.000 đồng", chị nói.
Thực tế, gần 2 tuần trở lại đây, một số người tiêu dùng tại TP.HCM cho biết phải mua một số loại mì gói, miến khô, nui, bột mì, bột năng... trên chợ mạng với giá tăng cao. Trong khi đó, tại một số siêu thị, cửa hàng tiện lợi có tình trạng thiếu hàng, khó mua.
...
Chị Hoàng Mai (ngụ quận 3) tá hỏa khi một shop online gửi báo giá các loại bột thì đã tăng gần gấp đôi, gấp ba so với tháng trước đó. “Trước tôi mua bột mì có giá 25.000 đồng/kg, nay đã tăng lên 40.000 - 45.000 đồng/kg; bột gạo từ 32.000 đồng/kg lên từ 60.000 - 70.000 đồng/kg; bột năng từ 16.000 đồng/gói 400gr nay lên 35.000 đồng; bột gạo giá 19.000 đồng/gói 400gr nay lên 35.000 đồng; bột bánh xèo từ 20.000 đồng/bịch nay lên 37.000 đồng… Giá này chưa bao gồm phí ship” – chị Mai cho hay.
...
Từ hôm qua (8.9), TP.HCM cho phép loại hình kinh doanh dịch vụ ăn, uống (có giấy phép đăng ký hộ kinh doanh) được phép hoạt động từ 6 giờ đến 18 giờ hằng ngày theo hình thức bán hàng mang về.
thanhnien.vn
Khan hiếm shipper, giá giao hàng tăng vọt
CAO AN BIÊN
Theo quy định của UBND TP, các cơ sở kinh doanh hoạt động theo phương thức “3 tại chỗ”, chỉ tổ chức kinh doanh thông qua đặt hàng trực tuyến; người giao hàng là các đơn vị cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa có ứng dụng công nghệ (shipper) phải đảm bảo các biện pháp an toàn phòng, chống dịch. Trong đó, điều kiện kèm theo là người lao động đã tiêm ngừa ít nhất 1 mũi vắc xin phòng, chống Covid-19 và thực hiện xét nghiệm nhanh âm tính với Covid-19 2 ngày/lần theo mẫu đơn hoặc mẫu gộp 3 người theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Tô bún bò vỉa hè sẽ lên hơn 100.000 đồng chưa kể phí ship
Gần 5 tháng mong mỏi từng ngày được mở cửa trở lại, song, sau khi thành phố cho phép một số hoạt động kinh doanh được mở bán, chị Nga (chủ quán bún bò tại P.Tân Quy, Q.7) vẫn chưa thể bán hàng lại ngay. Theo chị Nga, thứ nhất, do nguồn nguyên liệu bây giờ mua rất khó. Mối lấy hạt nêm, bột ngọt, gia vị bún bò, đường phèn...mà chị thường lấy ở chợ Cầu Muối (Q.1) nghỉ chưa bán lại nên không có hàng. Trong khi đó, với quy định shipper chỉ được giao hàng trong nội quận như hiện nay, nếu chị đặt mua online thì giá cao và phải tốn tiền ship. Thứ 2, nguyên liệu như thịt bò, gân bò...xương heo, giò heo... thường lấy mối ở Chợ Xóm Chiếu Q.4, giờ shipper không được chạy liên quận nên cũng đành "bó tay". Chưa kể các loại rau muống bào, bắp chuối bào, giá và các loại rau thơm rất khó mua, tăng giá gấp 2 gấp 3 lần, trong khi bán mang về ngày cũng chỉ được 20 - 30 % so với bình thường nên chị Nga quyết định chưa mở cửa bán lại.
"1 ngày phải test Covid 2 lần, e bị viêm xoang mũi dị ứng, mỗi lần chọt vô là nó hành sổ mũi luôn cả ngày. Đã khổ thế rồi mà bán chẳng được lời lãi gì, bán giá cao lên xíu thì người ta bảo mình lợi dụng dịch để chém. Nói tóm lại là em chưa bán được, chờ thêm chút xem sao" - bà chủ quán bún bò chia sẻ.
Tương tự, chị Diễm Châu (TP.Thủ Đức) cũng là người bán thực phẩm, thức ăn nấu sẵn qua mạng, cho rằng quy định các quán ăn bán mang về nhưng lại yêu cầu shipper không được giao hàng liên quận là quá ngặt. Hiện nay, do thiếu shipper nên nếu có người nhận giao thì phí rất đắt, không bán được số lượng nhiều. Chi phí vận chuyển tăng cao, giá thực phẩm đội lên cao ngất đẩy giá bán cũng vọt lên.
"Chẳng hạn, hành lá hiện nay bán 80.000 - 100.000 đồng/kg, tăng hơn 3-4 lần trước khi giãn cách. Vậy nên nếu trước đây 1 tô bún bò giá từ 35.000 - 60.000 đồng, nay chắc 1 tô phải từ 70.000 - 120.000 đồng, chưa bao gồm phí ship, thì ai dám bán? Bởi người mua được giá này chắc hiếm lắm nên thôi, nghỉ cho khỏe" - chị Châu nói.
Trong khi đó, nhiều bà chủ quán cơm tấm, phở, hủ tiếu tại Quận 4, Quận 7 cho biết cũng chưa thể mở lại bán hàng vì không có chỗ ăn, ngủ cho người làm để đáp ứng được yêu cầu "3 tại chỗ".
Cần nới lỏng hoạt động của shipper
TS Lương Hoài Nam, thành viên Hội đồng tư vấn giao thông đô thị TP.HCM nhận định đây là giai đoạn đầu tiên thí điểm mở cửa, thành phố cần có những bước đi thận trọng. Trong bối cảnh hiện nay, khi tỷ lệ bao phủ đầy đủ 2 mũi vắc xin còn chưa đạt như mong muốn, việc đảm bảo nguyên tắc kiểm soát theo địa chỉ cố định là điều cần thiết. Bên cạnh đó, do còn nhiều lo ngại về việc di chuyển không an toàn, điều kiện yêu cầu các cơ sở kinh doanh hoạt động theo phương thức “3 tại chỗ” hoặc kiểm soát quãng đường di chuyển thông qua các ứng dụng công nghệ là sự cẩn trọng cần có.
Với quy định này, các nhà hàng, quán cà phê số lượng người lao động ít không quá khó khăn để đáp ứng. Những người bán hàng rong, hộ kinh doanh cá thể không đáp ứng được yêu cầu sẽ “chờ một nhịp”, mở lại sau khi tỉ lệ bao phủ vắc xin đã đạt ở mức an toàn, không cần kiểm soát theo địa chỉ nữa. Với tốc độ tiêm vắc xin nhanh như hiện nay, ông Nam dự báo các yêu cầu về “3 tại chỗ” cũng sẽ sớm được tháo bỏ.
Tuy nhiên, đối với các hoạt động liên quan đến đội ngũ shipper công nghệ, TS Lương Hoài Nam cho rằng cần quan tâm, tạo điều kiện hơn nữa để mở rộng hoạt động của họ. Nhu cầu đặt hàng, mua đồ của người dân không thể chỉ bó hẹp trong phạm vi 1 quận, huyện. Khách hàng đặt hàng qua app rất khó tính được nơi nào có hàng, nằm ở quận nào… Do đó, không nên giới hạn địa bàn hoạt động của shipper.
“Tỉ lệ tiêm vắc xin của shipper khá cao, những người được phép hoạt động đều đã được kiểm soát chặt thông tin từ doanh nghiệp, Bộ Công thương. Cần cơ chế thông thoáng cho hoạt động giao – nhận hàng hóa để thuận tiện cho người dân và những cơ sở kinh doanh bắt đầu được mở lại” – ông Nam đề xuất.