- Biển số
- OF-53557
- Ngày cấp bằng
- 24/12/09
- Số km
- 31,104
- Động cơ
- 667,041 Mã lực
SG: Tin nhắn mới nhất của UB
Chỉnh sửa cuối:
Đọc luôn cái mục 5.Một ví dụ để mở mang kiến thức khoa học thống kê trong công tác chống dịch, rất hữu ích cho dân không chuyên, hay thắc mắc sao không xét nghiệm rộng, phát hiện và hốt F0 là hết dịch , copy từ FB giáo sư Nguyễn tuấn, nhà dịch tễ thống kê ủy tín từ úc châu
Vấn đề xét nghiệm đại trà.
Đối với nhiều người ngoài ngành y, câu chuyện rất đơn giản: xét nghiệm toàn bộ dân số, phát hiện người bị nhiễm, điều trị và giảm tải hệ thống y tế. Nhưng câu chuyện đằng sau của xét nghiệm đại trà không hề đơn giản như vậy, mà có thể gây ra lãng phí lớn cho dân chúng. Cần phải suy nghĩ một chiến lược khác.
Vấn đề của xét nghiệm đại trà có thể tóm tắt như sau: (1) dương tính giả và âm tính giả; (2) chi phí khá lớn để phát hiện 1 ca; và (3) hệ quả sau xét nghiệm. Chúng ta sẽ bàn qua từng vấn đề dưới đây để thấy 'bức tranh' chung về xét nghiệm.
1. Dương tính giả và âm tính giả
Cho đến nay thì chắc đa số chúng ta đều biết rằng không có xét nghiệm nào là hoàn hảo cả, hiểu theo nghĩa chính xác 100%. Xét nghiệm PCR được xem là 'chuẩn vàng', nhưng vẫn có sai sót. Có hai sai sót chánh (xem bảng số liệu tóm tắt):
• Người thật sự không bị nhiễm, nhưng xét nghiệm cho ra kết quả dương tính. Đây là trường hợp 'dương tính giả'. Các xét nghiệm PCR thuờng có tỉ lệ dương tính giả khoảng 5% (trung bình), nhưng xét nghiệm nhanh [dựa vào kháng nguyên] thì dương tính giả chỉ chừng 1%.
• Người thật sự bị nhiễm, nhưng xét nghiệm cho ra kết quả âm tính. Đây là trường hợp 'âm tính giả'. Các xét nghiệm PCR thuờng có tỉ lệ âm tính giả khoảng 13% (trung bình), còn xét nghiệm nhanh thì rất cao, có thể lên đến 50%.
Điều này dẫn đến khó khăn cho một cá nhân là nếu họ nhận được kết quả dương tính thì chưa chắc họ bị nhiễm, vì có thể chỉ là dương tính giả. Có nhiều lí do tại sao dương tính giả, kể cả lí do con virus đã 'chết' nhưng vì PCR rất nhạy nên vẫn phát hiện nó!
2. Bao nhiêu người bị nhiễm?
Có cách nào định lượng sai sót dương tính giả và âm tính giả trong cộng đồng không? Câu trả lời là có, nhưng với một giả định. Giả định về số ca nhiễm thật sự trong cộng đồng. Cho đến nay, không ai biết được bao nhiêu người trong cộng đồng bị nhiễm, nhưng chắc chắn con số đó cao hơn con số chúng ta phát hiện.
OK, vậy ước tính có bao nhiêu người bị nhiễm trong cộng đồng? Theo một phân tích mà tôi 'favorite' (vì họ dùng phương pháp tốt), thì số người bị nhiễm trong cộng đồng Âu châu dao động từ 2.6% đến 16.1%, và tính trung bình là 6.2% (làm chẵn 6%) [1]. Rất cao.
Giản đồ dưới đây minh hoạ cho một chương trình xét nghiệm trên 10 triệu người. Với dân số 10 triệu người, chúng ta kì vọng sẽ có 600,000 người bị nhiễm (với giả định tỉ lệ nhiễm là 6% như y văn). Phương pháp PCR có độ nhạy 87% sẽ giúp chúng ta phát hiện 522,000 người dương tính, tức là chúng ta bỏ sót 78,000 người (âm tính giả). Với độ đặc hiệu 95%, PCR sẽ cho ra 5% dương tính giả, tương đương với 470,000 người.
Như vậy, PCR sẽ cho ra 522,000 + 470,000 = 992,000 người có kết quả dương tính. Nhưng trong số này chỉ có 522,000 là đúng (bị nhiễm). Nói cách khác, cứ 100 người có kết quả dương tính, thì chỉ có 53 người là thật sự bị nhiễm, còn lại 47 người là kết quả sai.
3. Chi phí cho cộng đồng
Những tính toán đơn giản trên dẫn đến câu hỏi: cộng đồng sẽ tốn bao nhiêu tiền để phát hiện 1 ca nhiễm?
Theo báo chí thì chi phí xét nghiệm PCR là khoảng 734.000 đồng/mẫu xét nghiệm [2]. Nhưng nếu làm số nhiều thì chi phí chắc thấp hơn. Chúng ta thử tính dựa vào chi phí 500,000 đồng / mẫu hay 25 USD.
Bởi vì xét nghiệm đại trà phải làm trên 10 triệu người (quần thể giả định), nên tổng chi phí là 10 triệu x 25 = 250 triệu USD.
Với 250 triệu USD, chúng ta phát hiện 522,000 ca dương tính thật. Như vậy chi phí để phát hiện 1 ca là 479 USD, hay 9.58 triệu đồng. Tức là, người dân phải chi ra gần 10 triệu đồng chỉ để phát hiện 1 ca dương tính thật!
4. Sau xét nghiệm
Nhưng dĩ nhiên câu chuyện không dừng ở đó. Sau xét nghiệm dương tính lại có thể phải xét nghiệm tiếp để chắc ăn, bởi vì xét nghiệm đầu có thể chưa chính xác. Có người phải làm xét nghiệm cả 3 lần để xác định. Do đó, chi phí cộng đồng lớn hơn nhiều so với con 250 triệu USD.
Cái giả định đằng sau là những người dương tính và xác định bị nhiễm cần được điều trị. Chương trình phát hiện 522,000 ca nhiễm, vậy câu hỏi đặt ra là hệ thống y tế có thể kham nổi con số này?
Tuy nhiên, tỉ lệ ca nặng cần nhập viện có lẽ là 20%. Hai chục phần trăm của 522,000 ca là 104,400 ca cần nhập viện. Vẫn là một con số khá lớn cho hệ thống y tế.
5. Một chiến lược khác
Những tính toán trên cho thấy xét nghiệm đại trà rất tốn kém và không phải là một 'good idea'. Cần phải suy nghĩ một chiến lược khác, và tôi gọi là chiến lược 'focused testing'. Theo cách làm này, chỉ nên xét nghiệm những người mà kết quả sẽ chính xác hơn và cái 'diagnostic yield' cao hơn. Cần nói thêm rằng các phương pháp xét nghiệm, ngay cả xét nghiệm kháng nguyên, có độ chính xác cao ở những người có triệu chứng (nhưng ở người không có triệu chứng thì độ chính xác kém). Do đó, tôi nghĩ chỉ xét nghiệm những ai:
• có triệu chứng -- bất kể người đó đã tiêm hay chưa tiêm vaccine. "Triệu chứng" ở đây là bao gồm ho, khó thở, mệt mỏi, đau cơ, nhức đầu, mất vị giác, đau cổ họng, ỏi mửa, tiêu chảy, v.v.
• có tiếp xúc với người bị nhiễm: đây là những người có nguy cơ cao, nên xét nghiệm những người này có hiệu quả hơn;
Chúng ta có thể giả định rằng số người đáp ứng hai tiêu chuẩn trên chiếm khoảng 10% dân số giả định, tức khoảng 1 triệu người. Do đó, tập trung vào các nhóm này sẽ giúp giảm gánh nặng về chi phí cho cộng đồng mà còn giúp gia tăng hiệu quả của tầm soát.
Thật ra, những bàn luận trên đây trở thành vô nghĩa khi biến thể Delta hiện diện. Biến thể Delta có hệ số lây lan lên đến 6-7, thì từ ý tưởng miễn dịch cộng đồng đến xét nghiệm đều vô nghĩa. Nói như Giáo sư Andrew Pollard (người sáng chế vaccine AstraZeneca) thì xét nghiệm đại trà đối với biến thể Delta là vô nghĩa [3] và không có cách gì để ngăn chận con virus này trong cộng đồng. Chúng ta phải chấp nhận và điều chỉnh để sống chung với nó thôi.
____
[1] https://royalsocietypublishing.org/doi/10.1098/rsos.200909
[2] https://tuoitre.vn/gia-mot-lan-xet-nghiem-covid-19-theo-quy-dinh-moi-la-bao-nhieu-20210707131112783.htm
[3] https://www.telegraph.co.uk/news/2021/08/10/delta-variant-has-wrecked-hopes-herd-immunity-warn-scientists
Hy vọng là tình trạng này tối đa chỉ 2 tuần.Cái giá chênh ko đáng bao nhiêu nhưng nó làm tâm lý người dân không đc thoải mái nhất là trong thời điểm dịch + giãn cách lâu ngày
Hà nội chỗ mình Liễu giai hội phụ nữ bắt đầu áp dụng rồi đó, đủ cả từ thịt cá đến rau củ. Giá cũng bằng hoặc cao hơn chút.- Em nghĩ cộng ship vào thì cũng bằng đấy , nếu có phụ trội lên chả đáng là bao . Tự đi ra ngoài kèm theo mớ nguy cơ nhiễm bệnh .
- Đây là phiếu đi chợ hộ ( là các lực lượng như tổ dân phố , thanh niên tình nguyện , xung phong , phụ nữ … và có thể cả quân đội ) thì trừ quân đội là lấy phí trội lên mới hơi lăn tăn chút . Các lực lượng kia thì bình thường nếu họ có thêm tý tiền xăng .
- Đúng là dân mình , toàn muốn free cả . Muốn nằm nhà có người dâng tới tận miệng mà giá lại phải bằng chỗ bán sỉ .
- Em là em ủng hộ phương án này nếu áp dụng HN
Cái bác đang dùng có ổn ko, inbox em mua 1 cái nhé.Ui… cụ chơi ống nhòm à… em có đứa bạn cũng mua bán ống nhòm… nó bào dạo này bán được nhiều lắm vì mấy bác chung cư bị nhốt ở nhà nên mua về nhòm hàng xóm cho giết thời gian… chứ trước đây toàn bán cho đội săn ong rừng
Cái của em nhỏ xinh thôi vì em dùng để ngắm cá
- Em nhất trí hoàn toàn , lúc nguy hiểm thế này mà được an toàn nhưng mất thêm tý phí em chơi ngay .Hà nội chỗ mình Liễu giai hội phụ nữ bắt đầu áp dụng rồi đó, đủ cả từ thịt cá đến rau củ. Giá cũng bằng hoặc cao hơn chút.
Ngày 2 tin nhắn khác nhau về nội dung cơ bản thì người dân biết theo ai, anh 9 qua nói dân ko ra ngoài đi chợ hay siêu thị mà. SG lãnh đạo toàn làm những điều tưởng hay mà . . ., rồi quyết ngược với TƯ. Thôi còn 15 ngày, tủ lạnh SG mà còn ko theo TƯ để dập dịch hiệu quả còn mỗi nước thiết quân luật.SG: Tin nhắn mới nhất của UB
Nếu để tạm định lượng thì em thấy là 3 phần quan - 1 phần dân."Vì ý thức trách nhiệm nó cần có cả ở dân và quan".
Cụ cho em tham khảo tí: nếu định lượng được thì cụ phân chia trách nhiệm "dân"/"quan" là bao nhiêu/bao nhiêu.
Tiêm sớm đã là gì.Dồn vaccine và nhân viên y tế cả nước cho TP HCM có liên quan gì đến vụ "ông ngoại". Vaccine thực tế cấp cho Hà Nội ít hơn nhiều và không vì vụ ông ngoại mà số lượng vaccine được cấp tăng lên.
Thực tế TP HCM đầy trường hợp nhờ quan hệ mà được tiêm sớm, chẳng qua không ầm ĩ lên thôi.
Cái này em xác nhận. Cơ quan (ông bạn) trực thuộc Bộ mà mỗi tuần BV Đại học Y Hà Nội họ duyệt cho danh sách 50 người tiêm. Tổng dân đen được tiêm nhờ tổ dân phố chỉ khoảng 900K, xem danh sách phân bổ vắc xin của BYT là thấy lù lù.Cụ nhầm, Hn có ông ngoại, thế SG mới bắt vụ tiêm lấy tiền thì sao. Cả triệu liều vaccine thì ko tránh dc 1 vài mũi quan hệ nọ kia. Cụ xem HN mới dc nhận bao nhiêu, SG dc bao nhiêu. cả khu chung cư nhà e 1.500 hộ dân tức là khoảng 8000 người, phường mới tiêm cho mấy chục người trong tổ chống dịch. Y tế phường bảo phải cuối năm, vaccine giờ ưu tiên hết cho chỗ khác rồi. Thế bọn e có lên mạng than vãn này nọ ko.
Nhiều cụ mợ trong đó vẫn nghĩ ngoài này qh tốt toàn cocc hay sao ấy nên đc tiêm sớm mà thực tế ngừoi nhà em ngoài bố em đc tiêm và em rể làm bs đc tiêm thì chưa ai đc tiêm, kể cả ng già và bệnh nền. Cũng chả ai kêu ca vì nghĩ nhươngf sg hết mà SG có vẻ vẫn nghĩ ngoài này đc tiêm hết vx ngon rồi sao ấyCụ nhầm, Hn có ông ngoại, thế SG mới bắt vụ tiêm lấy tiền thì sao. Cả triệu liều vaccine thì ko tránh dc 1 vài mũi quan hệ nọ kia. Cụ xem HN mới dc nhận bao nhiêu, SG dc bao nhiêu. cả khu chung cư nhà e 1.500 hộ dân tức là khoảng 8000 người, phường mới tiêm cho mấy chục người trong tổ chống dịch. Y tế phường bảo phải cuối năm, vaccine giờ ưu tiên hết cho chỗ khác rồi. Thế bọn e có lên mạng than vãn này nọ ko.
Em thích còm của cụ, hiểu biết và chín chắn.Trong lúc nước sôi lửa bỏng thế này, con người dễ có những hành vi thiếu suy nghĩ và thiếu kiểm soát, có thể đâu đó dù Bắc hay Nam vẫn có có những con sâu trong nồi canh. Tuy nhiên, có một điều không thể phủ nhận là cả nước đang dồn cả sức người, sức của để hỗ trợ các tỉnh MN vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Cụ đừng vì 1-2 trường hợp chưa đúng(nếu có) mà kích động phủ nhận sự hy sinh của tất cả mọi người từ khắp mọi miền đang hy sinh cho MN. Đến cụ đi chợ còn mua mắc hơn vợ mua hàng ngày 5-10% là bình thường. Hơn nữa, hàng hóa giờ tăng cũng một phần do chi phí vận tải đội lên. Là thằng đàn ông nên có cái nhìn tích cực và bao dung đi cho đời nó tươi đẹp.
Cụ trả lời mấy thành phần đấy làm gì. Cả đất nước này nhường vacxin cho sg để đạt chỉ tiêu 15/9 tiêm được cho 70% dân số trên 18 tuổi. Ngoài sg ra có tp nào có gần chục quận đạt trên 90% tiêm mũi 1 không. Bảo chống dịch thì viện dẫn lý do này nọ, rồi dọa nạt không có sg thì cả nước chết đói. Dồn nhân lực , y tế , vacxin bao nhiêu vẫn có một vài thành phần không vừa lòng. Có mỗi cái vụ ông ngoại mà nhai được mấy tháng rồi. Trong khi đầy thành phần ở sg chả thuộc ưu tiên mà vẫn pfizer đấy thôi.Cụ nhầm, Hn có ông ngoại, thế SG mới bắt vụ tiêm lấy tiền thì sao. Cả triệu liều vaccine thì ko tránh dc 1 vài mũi quan hệ nọ kia. Cụ xem HN mới dc nhận bao nhiêu, SG dc bao nhiêu. cả khu chung cư nhà e 1.500 hộ dân tức là khoảng 8000 người, phường mới tiêm cho mấy chục người trong tổ chống dịch. Y tế phường bảo phải cuối năm, vaccine giờ ưu tiên hết cho chỗ khác rồi. Thế bọn e có lên mạng than vãn này nọ ko.
Chắc cụ ko join mấy group Giúp nhau mùa dịch. Nhất là group của từng quận. Hơn 2 tuần nay các bạn trên đó đã kêu gọi các F0 đã khỏi tham gia chăm sóc ng nhà bị F0 trong bv hoặc chăm F0 khác ( có nhận lương của ng nhà có nhu cầu). Nhiều b đã tham gia ạ.Hoan nghênh bác Đam đã lắng nghe em trong thớt này (cứ coi là tự nhận vơ đi)
Bí thư TP.HCM và Phó thủ tướng kêu gọi F0 khỏi bệnh hỗ trợ chống dịch
Dịch Covid-19 bùng phát: Các bệnh nhân F0 đã được điều trị khỏi bệnh, nếu đủ điều kiện sức khỏe, hãy tình nguyện đăng ký hỗ trợ TP.HCM chống dịch.zingnews.vn
Em cũng phải ship gấp đồ cho f1. Vừa ship hôm kia xong, yên tâm chiến đấu được 10 ngày đến 1 tuần. Hôm qua lại phải ship điện thoại, đúng lúc căng thẳng thì đt sập. Mong dịch sớm qua, f1 trong nhà một mình từ tháng 5 rồi, lavabo với thoát sàn một bên có vấn đề mà ko biết làm thế nào, gọi người vào thì rủi ro, đăt hàng chai làm sạch cống 2 tuần rồi mà không giao hàng được. Cuộc sống đảo lộn kinh khủng quá. Đi thang máy phải đeo khẩu trang, kính chống giọt bắn, găng tay, vào nhà khử khuẩn, thay quần áo giặt luôn quá mệt mỏi.Nhà cháu có khoảng 5-6 kg thịt lợn và gà trong tủ lạnh. 10kg gạo, ít mì gói, nui, mì Ý, trứng , ít cá khô, đồ hộp và lọ muối lạc rồi bác ah. Rau củ thì chắc đủ trong 1 tuần. Sau đó sẽ nhờ " đi chợ hộ" . Chỉ có cà phê thì hết mấy hôm nay, không mua được loại cháu thường mua nên đành nhịn bác ah, cũng không sao, lúc dịch bệnh khó khăn này thì không thể đòi hỏi đầy đủ như ngày thường
95tr dân, thu hơn chi 101 nghìn tỷ --> không trả nợ, khấu hao tài sản àEm vừa xem thời sự, 8 tháng đầu năm đang bội thu 101 nghìn tỷ đồng thu nhiều hơn chi kìa cụ