[Funland] Tổng hợp tất cả mọi vấn đề liên quan về dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID - 19 - Phần 2

Trạng thái
Thớt đang đóng

kulv

Xe buýt
Biển số
OF-751672
Ngày cấp bằng
1/12/20
Số km
887
Động cơ
68,870 Mã lực
Sao bảo muốn mua vx khó lắm phải toàn cỡ Bộ trưởng trở lên mà anh Đ lại quăng cho thằng vô danh Polyvac tự liên hệ, suốt 2 tháng không thèm thúc giục?
Hài thật. Cho thằng Polyvac ngồi đàm phán mua vaccine Nga. Tự hỏi Polyvac đào đâu ra tiền mà đòi đàm phán mua cả triệu liều?
Polyvac là đơn vị trực thuộc bộ Y tế, được bộ phân công đàm phán nhập khẩu chứ họ ăn gan hùm đâu mà loi choi khi không được phép. Hỏi tiền đâu thì khác gì hỏi bộ Y tế tiền đâu, hay oách hơn là hỏi VN tiền đâu. Hài.

Vaccine Sputnik tốt nhưng đắt quá.
Vụ phê duyệt này mở cửa cho việc sẽ tiêm 1000 liều do Nga tặng thôi, khả năng là tiêm cho các cụ. Không có kế hoạch mua thêm hoặc nếu mua thì sẽ mua rất ít.
Trc đây chắc là chê đồ Nga chờ hàng G7 cụ ạ, nhưng dạo này thấy của Nga đc nhiều nước công nhận nên mới phê duyệt
Vaccine của Nga tuy hơi đắt nhưng được cái là chất lượng khá tốt. Bọn Nga ngố không chịu chi phong bì hoa hồng nên ít người để ý
Thật ra VN mình đàm phán từ lâu rồi, 3 loại khác nhau, và theo em biết là chốt hết rồi. Từ khoảng 3 tháng trước đã có thông tin VN sẽ mua những loại nào, ai đứng ra nhập khẩu :D, em có nói sơ sơ trên này nhưng không ai để ý. Về Sputnik đã nộp hồ sơ xin cấp phép từ trước tết, ấn định trong tháng 3 sẽ có cấp phép khẩn cấp :D. Chốt hết rồi các cụ à, kể cả số lượng sẽ nhập. Nên em khuyên thật là cụ nào có định chê bai loại này hay lobby loại khác cũng vô ích, cố lập nick tạo dư luận cũng chả để làm gì hehe. Nói luôn là còn loại của Mỹ nữa cho cụ nào fan của chú sam tha hồ sướng :D, đề cập trong mấy văn bản rồi ý chứ. Không có của TQ đâu các cụ nhé (ít nhất tới lúc này theo em biết là thế), khỏi mất công chê :D. Mặc dù thật lòng em nghĩ nếu gạt các định kiến qua một bên thì vaccine theo hướng bất hoạt của Tàu là một lựa chọn an toàn hơn các công nghệ mới.

Vấn đề là vaccine nào cũng không đến lượt đâu các cụ ạ. Lô nào nhập sớm về đều tiêm hết theo diện ưu tiên trong nghị quyết 21 rồi. Số lượng lớn thì phải đợi, chắc đến cuối năm mới nhiều. Lúc đó thì em khuyên thật là các cụ nên cân nhắc dùng hàng nội, đằng nào mình đang chống dịch rất tốt mà tiến độ hàng nhập khẩu cũng chả sớm hơn. Nanogen công nghệ rất an toàn, kết quả thử nghiệm lâm sàng tích cực, em đã thấy chứng nhận kết quả thử nghiệm kháng thể (từ máu người được tiêm) trên biến chủng UK, tác dụng rất tốt. Covivac thì thực tế là kết quả nghiên cứu kỹ lưỡng của trường Icahn bên Mỹ, trên nền tảng NDV-Lasota tái tổ hợp đã được ứng dụng trước đây, đang thử nghiệm song song ở mấy nước khác nữa và đều cho thấy tiềm năng rất sáng. Tạm thời giai đoạn này thiếu vaccine, nhưng đến cuối năm thì thừa mứa ý mà, sợ đến lúc ấy thừa quá mời tiêm các cụ cũng chả nhiệt tình hehe. Cụ nào gần 80 hoặc có bệnh nền nguy hiểm thì còn phải cố bon chen, đa số chúng ta cứ vô tư chờ thôi.
 
Chỉnh sửa cuối:

elevonic

Xe lăn
Biển số
OF-81361
Ngày cấp bằng
28/12/10
Số km
10,751
Động cơ
538,341 Mã lực
Ông cho tôi xem cái link hay văn bản Nga nộp hồ sơ đăng ký vacxin Sputnik V vào VN bao giờ xem nào
Tại sao cụ cứ phải vặn vẹo bắt bẻ nhau thế nhỉ?
Những văn bản của nhà nước hay DN mà chưa được public thì dở hơi mà tung lên mạng à?
Quan trọng là chính phủ và bộ YT vẫn đang nỗ lực tìm đủ nguồn vaccine cho nhu cầu ở VN ( phát triển trong nước và nhập khẩu).
 

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
12,044
Động cơ
540,338 Mã lực

Vaccine lùi thời gian về VN, thế này lại ngồi chơi vài tháng hả các cụ
Các hãng vắc xin lớn đang hứa hẹn cung cấp hàng cho thế giới nhiều hơn năng lực sản xuất hiện nay của họ; VN chơi "chậm cho chắc", đấy là tôi đoán thế nhưng cũng có thể không thực sự có chiến lược gì, cho nên sẽ nhận hàng sau cùng, đấy là điều chắc chắn. Mỹ đặt 2 tỷ liều, EU đặt 2,6 tỷ liều nên ta đợi còn lâu.
 

tenhay

Xe đạp
Biển số
OF-765502
Ngày cấp bằng
14/3/21
Số km
37
Động cơ
42,100 Mã lực
Tuổi
29
Trừ vaccine Tàu em không dám tiêm, còn lại vaccine của Nga, Anh, Mỹ có loại nào tiêm loại ấy
 

vnposh

Xe điện
Biển số
OF-412393
Ngày cấp bằng
23/3/16
Số km
4,807
Động cơ
270,604 Mã lực
Các hãng vắc xin lớn đang hứa hẹn cung cấp hàng cho thế giới nhiều hơn năng lực sản xuất hiện nay của họ; VN chơi "chậm cho chắc", đấy là tôi đoán thế nhưng cũng có thể không thực sự có chiến lược gì, cho nên sẽ nhận hàng sau cùng, đấy là điều chắc chắn. Mỹ đặt 2 tỷ liều, EU đặt 2,6 tỷ liều nên ta đợi còn lâu.
Cụ hồi tưởng lại hồi "giành giật, tranh mua khẩu trang" thời kỳ đầu Covid-19 thế nào thì giờ cũng tình trạng ấy, tuy không "sôi nổi" bằng. :D

Nhờ có chương trình Covax mà mấy nước châu Phi mới tiếp cận được nguồn vaccine.
 

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
12,044
Động cơ
540,338 Mã lực
Cụ hồi tưởng lại hồi "giành giật, tranh mua khẩu trang" thời kỳ đầu Covid-19 thế nào thì giờ cũng tình trạng ấy, tuy không "sôi nổi" bằng. :D

Nhờ có chương trình Covax mà mấy nước châu Phi mới tiếp cận được nguồn vaccine.
Dễ hiểu vì với một nước "tàng tàng" GDP 2500 tỷ một năm, với 250 ngày làm việc mỗi năm thì mỗi ngày cả nước bị lockdown không làm ra sản phẩm thì thiệt hại tính thô là 10 tỷ.

Vắc xin thì chắc chắn là sẽ thừa, nhưng sớm được ngày nào ra tiền ngày đấy.
 

bubu08

Xe tăng
Biển số
OF-88401
Ngày cấp bằng
14/3/11
Số km
1,615
Động cơ
405,151 Mã lực
Các hãng vắc xin lớn đang hứa hẹn cung cấp hàng cho thế giới nhiều hơn năng lực sản xuất hiện nay của họ; VN chơi "chậm cho chắc", đấy là tôi đoán thế nhưng cũng có thể không thực sự có chiến lược gì, cho nên sẽ nhận hàng sau cùng, đấy là điều chắc chắn. Mỹ đặt 2 tỷ liều, EU đặt 2,6 tỷ liều nên ta đợi còn lâu.
Cầu mong cho EU và US thành công với vaccine. Với tình hình hiện nay thì thế giới nên dành sự ưu tiên đặc biệt cho họ! Họ mà an toàn thì nhu cầu vaccine của thế giới cũng không quá nóng đâu. Ngoài EU, US thì chỉ có thêm anh Brasil là khu vực chết chóc. Nên ưu tiên những khu vực chết chóc trước như mình ưu tiên vaccine cho vùng dịch Hải Dương vừa rồi.
 

NGC

Xe tăng
Biển số
OF-465948
Ngày cấp bằng
28/10/16
Số km
1,483
Động cơ
223,834 Mã lực
Hôm nay có tin bất lợi cho vaccine AstraZeneca ,điều quan trọng là thông tin nầy đến từ "U.S. health agencies " với cáo buộc hãng vaccine dùng những thông tin " lỗi thời " trong báo cáo thử nghiệm vaccine
hãng vaccine nầy đang ra thông cáo sẽ có báo cáo chi tiết chính thức trong 48 tiếng đồng hồ tới.

Sự kiện bắt đầu từ việc hãng bào chế vaccine AstraZeneca nộp báo cáo để cho Hoa kỳ approve , cơ quan DSMB( Ban Giám sát An toàn và Dữ liệu độc lập của thử nghiệm ) đã đưa ra cảnh báo quan ngại về cái gọi là " dữ liệu sơ sài , không hoàn chỉnh " và ngay sau đó NIAID( Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Hoa kỳ ) ra thông báo rằng " AstraZeneca có thể đã bao gồm thông tin lỗi thời từ những thử nghiệm đó, có thể cung cấp một cái nhìn không đầy đủ về dữ liệu hiệu quả."

Hãy chờ xem trong vòng hai ngày tới chuyện gì sẽ xảy ra- nhưng gần như chắc chắn vaccine nầy sẽ không được chấp thuận sử dụng ở Mỹ trong tương lai gần.
 

kulv

Xe buýt
Biển số
OF-751672
Ngày cấp bằng
1/12/20
Số km
887
Động cơ
68,870 Mã lực
Các hãng vắc xin lớn đang hứa hẹn cung cấp hàng cho thế giới nhiều hơn năng lực sản xuất hiện nay của họ; VN chơi "chậm cho chắc", đấy là tôi đoán thế nhưng cũng có thể không thực sự có chiến lược gì, cho nên sẽ nhận hàng sau cùng, đấy là điều chắc chắn. Mỹ đặt 2 tỷ liều, EU đặt 2,6 tỷ liều nên ta đợi còn lâu.
Cụ hồi tưởng lại hồi "giành giật, tranh mua khẩu trang" thời kỳ đầu Covid-19 thế nào thì giờ cũng tình trạng ấy, tuy không "sôi nổi" bằng. :D

Nhờ có chương trình Covax mà mấy nước châu Phi mới tiếp cận được nguồn vaccine.
Dễ hiểu vì với một nước "tàng tàng" GDP 2500 tỷ một năm, với 250 ngày làm việc mỗi năm thì mỗi ngày cả nước bị lockdown không làm ra sản phẩm thì thiệt hại tính thô là 10 tỷ.

Vắc xin thì chắc chắn là sẽ thừa, nhưng sớm được ngày nào ra tiền ngày đấy.
Giai đoạn này một phần là nguồn cung thiếu, một phần các hãng 'cố tình' tạo khan hiếm để vơ hợp đồng. Chứ tổng công suất của các hãng (cả phê duyệt và sắp) đủ cho cả thế giới, kể cả các nước nghèo. Có cầu thì có cung thôi, việc nâng công suất sx vaccine bây giờ lại khá đơn giản: với những loại theo công nghệ viral vector hay protein-based (chiếm khoảng 3/4 tổng sản lượng) chủ yếu là tăng dung tích bioreactors - là các thùng inox nuôi cấy virus hoặc tế bào, mỗi thùng 200 lit là tăng được vài chục triệu liều/năm rồi; với mRNA thì còn cóc cần bioreactors, nút thắt chỉ là bổ sung vỏ lipid để bọc mRNA. Thời xưa sx vaccine bất hoạt truyền thống nâng công suất mới khó, giờ đơn giản. Nên em dự tình hình 2021 sẽ chia 2 nửa: nửa đầu năm các nước lùng mua tranh cướp nhau, nửa cuối - hoặc 4 tháng cuối năm - sẽ dần thừa mứa. Pfizer đã tăng công suất lên 2 tỷ liều/năm, Moderna lên 1 tỷ, AZ thì chốt 3 tỷ rồi, J&J 1 tỷ nữa (1 của J&J tương đương 2 của bọn khác), chưa kể Nga, TQ. Sắp tới thêm Novavax hình như 500 triệu, rồi CureVac, Inovio, Medicago sắp xong giai đoạn 3.

Nên với tình hình trong nước như hiện nay, nếu còn trẻ khỏe không có gì gấp, thì cứ rung đùi chờ thôi.
 
Chỉnh sửa cuối:

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
12,044
Động cơ
540,338 Mã lực
Giai đoạn này một phần là nguồn cung thiếu, một phần các hãng 'cố tình' tạo khan hiếm để vơ hợp đồng. Chứ tổng công suất của các hãng (cả phê duyệt và sắp) đủ cho cả thế giới, kể cả các nước nghèo. Có cầu thì có cung thôi, việc nâng công suất sx vaccine bây giờ lại khá đơn giản: với những loại theo công nghệ viral vector hay protein-based (chiếm khoảng 3/4 tổng sản lượng) chủ yếu là tăng dung tích bioreactors - là các thùng inox nuôi cấy virus hoặc tế bào, mỗi thùng 200 lit là tăng được vài chục triệu liều/năm rồi; với mRNA thì còn cóc cần bioreactors, nút thắt chỉ là bổ sung vỏ lipid để bọc mRNA. Thời xưa sx vaccine bất hoạt truyền thống nâng công suất mới khó, giờ đơn giản. Nên em dự tình hình 2021 sẽ chia 2 nửa: nửa đầu năm các nước lùng mua tranh cướp nhau, nửa cuối - hoặc 4 tháng cuối năm - sẽ dần thừa mứa. Pfizer đã tăng công suất lên 2 tỷ liều/năm, Moderna lên 1 tỷ, AZ thì chốt 3 tỷ rồi, J&J 1 tỷ nữa (1 của J&J tương đương 2 của bọn khác), Nga vừa ký 2 hợp đồng chuyển giao để sản xuất bổ sung tại Ấn (giống AZ đã ký với Serum Institute) cỡ vài trăm triệu nữa, chưa kể TQ. Sắp tới thêm Novavax hình như 500 triệu, rồi CureVac, Inovio, Medicago sắp xong giai đoạn 3.

Nên với tình hình trong nước như hiện nay, nếu còn trẻ khỏe không có gì gấp, thì cứ rung đùi chờ thôi.
Nghe bác tả sản xuất vắc xin giống nấu cám lợn quá :D Dĩ nhiên vắc xin hiện hành đều được R&D dựa trên công nghệ hiện có nhưng vấn đề ở đây là năng lực sản xuất (công suất) và thời gian giao hàng. Làm được chứ, nhưng trước năm 2020 thế giới chưa chuẩn bị cho scenario cần hàng tỷ, thậm chí hàng chục tỷ liều vắc xin mỗi năm. Lúc này, sản xuất cái lọ thủy tinh ta hay gọi là lọ penixilin đựng vắc xin cũng có khi là nút cổ chai.

Các nhà máy của AZ thuê tại EU đang không cung cấp được vắc xin đúng hẹn vì chậm trong khâu sản xuất vật liệu di truyền chứ không phải do khâu bọc vỏ lipid.

Các hãng khác cũng có vấn đề tương tự, vì thế BionTech đã mua lại nhà máy Marburg của Novartis để tăng năng lực sản xuất lên 750 triệu liều mỗi năm (phải nói chính xác là 750 triệu bộ vật liệu mRNA dành cho sản xuất 750 triệu liều vắc xin). Tin đã đưa hồi đầu tháng 2.

Sanofi cũng là người khổng lồ và họ tham gia sản xuất vắc xin cho J&J, nhưng năng lực của họ chỉ được 12 triệu/tháng tức là 150 triệu / năm.

SK Bioscience là trường hợp thú vị, với năng lực sản xuất lên đến 500 triệu liều mỗi năm. Công ty này vừa mới tổ chức IPO và ngay lập tức mức vốn hóa nhảy lên 13 tỷ đô. Giữa năm ngoái công ty chỉ được định giá 3 tỷ đô trước khi có hợp đồng CMO với AZ và CDMO với Novavax.

Nhân đây lại làm rõ lại với các bác là Vắc xin sản xuất tại Hàn Quốc nhưng là vắc xin sản xuất cho AZ, của AZ:

The company agreed with AZ in July to manufacture AZ’s Covid-19 vaccines.

However, the company said it would be difficult to predict that Korea would get the first supply because a local firm manufactured the vaccines.

SK Bioscience’s manufacturing of Covid-19 vaccines is a part of its CMO agreement with AZ, and SK Bioscience does not have any authority to set quotas for each country, it said.

Tóm lại:

- Vắc xin sẽ thừa, nhưng không phải bây giờ. Thời điểm nào sẽ thừa thì không ai có thể biết chắc. Không hãng nào bóc gan ruột ra cho chúng ta xem cả. Trước mắt, các hãng đều đang chạy đua tăng năng lực sản xuất. Thương trường là chiến trường và họ đang phải cạnh tranh nhau trên đó.

- Các hãng vắc xin lớn hiện nay đều nói rõ chỉ bán với giá này (mà chúng ta đã biết) cho những bên mua là chính phủ, COVAX... trong thời gian đại dịch toàn cầu. Sau dịch, giá của vắc xin AZ có thể là 15$ chứ không phải 3$ một liều như chúng ta đang bóng bàn rằng nó rẻ quá thích thế. Pfizer–BioNTech làm rõ họ không nhận tiền của chính phủ Mỹ để nghiên cứu R&D mà tiền họ đã nhận chỉ là tiền đặt mua trước vắc xin. Thòng câu này là để dễ bề tăng giá bán sau khi hoàn thành các hợp đồng đặt trước của US, UK, EU.
 

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
12,044
Động cơ
540,338 Mã lực
Hôm nay có tin bất lợi cho vaccine AstraZeneca ,điều quan trọng là thông tin nầy đến từ "U.S. health agencies " với cáo buộc hãng vaccine dùng những thông tin " lỗi thời " trong báo cáo thử nghiệm vaccine
hãng vaccine nầy đang ra thông cáo sẽ có báo cáo chi tiết chính thức trong 48 tiếng đồng hồ tới.

Sự kiện bắt đầu từ việc hãng bào chế vaccine AstraZeneca nộp báo cáo để cho Hoa kỳ approve , cơ quan DSMB( Ban Giám sát An toàn và Dữ liệu độc lập của thử nghiệm ) đã đưa ra cảnh báo quan ngại về cái gọi là " dữ liệu sơ sài , không hoàn chỉnh " và ngay sau đó NIAID( Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Hoa kỳ ) ra thông báo rằng " AstraZeneca có thể đã bao gồm thông tin lỗi thời từ những thử nghiệm đó, có thể cung cấp một cái nhìn không đầy đủ về dữ liệu hiệu quả."

Hãy chờ xem trong vòng hai ngày tới chuyện gì sẽ xảy ra- nhưng gần như chắc chắn vaccine nầy sẽ không được chấp thuận sử dụng ở Mỹ trong tương lai gần.
Cần rạch ròi, chất lượng (hiệu quả) và độ an toàn của vắc xin đến đâu thì phải được oánh giá trên cơ sở khoa học.

Nhưng cách làm thị trường (marketing bán hàng) của hãng này thật đáng nghi ngại. Bán hàng nhỏ giọt khắp nơi thậm chí VN cũng nhận được hơn trăm nghìn liều. Nhưng giao hàng ở đâu cũng chậm.

EU không thích điều này. Ở Đức từng xảy ra tình trạng khan hiếm sữa bột công thức cho trẻ em sơ sinh của một thương hiệu nọ. Vào một siêu thị, tôi đọc được thông báo rằng siêu thị ngừng bán sản phẩm đó vì 1) hãng sữa không cung cấp đủ hàng và 2) hãng sữa đòi tăng giá bán; đồng thời thông báo cũng khuyến cáo người mua về sự sẵn có của các thương hiệu sữa khác có chất lượng tốt.
 

kulv

Xe buýt
Biển số
OF-751672
Ngày cấp bằng
1/12/20
Số km
887
Động cơ
68,870 Mã lực
Nghe bác tả sản xuất vắc xin giống nấu cám lợn quá :D Dĩ nhiên vắc xin hiện hành đều được R&D dựa trên công nghệ hiện có nhưng vấn đề ở đây là năng lực sản xuất (công suất) và thời gian giao hàng. Làm được chứ, nhưng trước năm 2020 thế giới chưa chuẩn bị cho scenario cần hàng tỷ, thậm chí hàng chục tỷ liều vắc xin mỗi năm. Lúc này, sản xuất cái lọ thủy tinh ta hay gọi là lọ penixilin đựng vắc xin cũng có khi là nút cổ chai.

Các nhà máy của AZ thuê tại EU đang không cung cấp được vắc xin đúng hẹn vì chậm trong khâu sản xuất vật liệu di truyền chứ không phải do khâu bọc vỏ lipid.

Các hãng khác cũng có vấn đề tương tự, vì thế BionTech đã mua lại nhà máy Marburg của Novartis để tăng năng lực sản xuất lên 750 triệu liều mỗi năm (phải nói chính xác là 750 triệu bộ vật liệu mRNA dành cho sản xuất 750 triệu liều vắc xin). Tin đã đưa hồi đầu tháng 2.

Sanofi cũng là người khổng lồ và họ tham gia sản xuất vắc xin cho J&J, nhưng năng lực của họ chỉ được 12 triệu/tháng tức là 150 triệu / năm.

SK Bioscience là trường hợp thú vị, với năng lực sản xuất lên đến 500 triệu liều mỗi năm. Công ty này vừa mới tổ chức IPO và ngay lập tức mức vốn hóa nhảy lên 13 tỷ đô. Giữa năm ngoái công ty chỉ được định giá 3 tỷ đô trước khi có hợp đồng CMO với AZ và CDMO với Novavax.

Nhân đây lại làm rõ lại với các bác là Vắc xin sản xuất tại Hàn Quốc nhưng là vắc xin sản xuất cho AZ, của AZ:




Tóm lại:

- Vắc xin sẽ thừa, nhưng không phải bây giờ. Thời điểm nào sẽ thừa thì không ai có thể biết chắc. Không hãng nào bóc gan ruột ra cho chúng ta xem cả. Trước mắt, các hãng đều đang chạy đua tăng năng lực sản xuất. Thương trường là chiến trường và họ đang phải cạnh tranh nhau trên đó.

- Các hãng vắc xin lớn hiện nay đều nói rõ chỉ bán với giá này (mà chúng ta đã biết) cho những bên mua là chính phủ, COVAX... trong thời gian đại dịch toàn cầu. Sau dịch, giá của vắc xin AZ có thể là 15$ chứ không phải 3$ một liều như chúng ta đang bóng bàn rằng nó rẻ quá thích thế. Pfizer–BioNTech làm rõ họ không nhận tiền của chính phủ Mỹ để nghiên cứu R&D mà tiền họ đã nhận chỉ là tiền đặt mua trước vắc xin. Thòng câu này là để dễ bề tăng giá bán sau khi hoàn thành các hợp đồng đặt trước của US, UK, EU.
Cụ ơi trước đây công suất vaccine của các hãng thấp vì nhu cầu chỉ từng đó. Sản xuất vaccine lại là lĩnh vực rủi ro cao trong khi biên lợi nhuận thấp nên họ chả đầu tư thêm làm gì. Giờ nhu cầu tăng họ nâng không khó cụ ạ, cụ cứ tìm hiểu về các khâu trong dây chuyền sx vaccine mà xem, bé bé như Nanogen nhà mình còn tự tin nâng từ 10 triệu lên 70 triệu liều/năm (cụ tìm xem dây chuyền của họ ý, chả phức tạp gì lắm đâu), Covivac từ 6 lên 30 triệu được mà. Những bọn như Serum Institute ở Ấn nó còn làm được mấy tỷ liều/năm, mà Ấn có vài thằng gần bằng thế. Nên không phải Serum hay SK Bio công suất cao thế tức là mạnh hơn bọn như Sanofi, chẳng qua trọng tâm của nó là đánh phân khúc vaccine, chấp nhận biên lãi thấp nhưng bù vào bằng sản lượng lớn.

Khó nhất là công nghệ để nghiên cứu ra vaccine thôi, phần sản xuất với họ không phức tạp ghê gớm gì đâu. Tất nhiên phải mất nửa năm.

Cụ nhầm lẫn nhiều thứ. AZ làm viral vector, chả liên quan gì đến vỏ lipid cả - cái đó bên công nghệ mRNA của Pfizer với Moderna.
 

kulv

Xe buýt
Biển số
OF-751672
Ngày cấp bằng
1/12/20
Số km
887
Động cơ
68,870 Mã lực
McKinsey là hãng tư vấn hàng đầu thế giới.


Báo cáo "Đổi mới ngành du lịch: Việt Nam có thể đẩy nhanh tốc độ phục hồi như thế nào" vừa được Công ty Tư vấn Quản lý Toàn Cầu McKinsey & Company đưa ra cho thấy một nhận định khác về việc mở cửa biên giới.

Trong khi nhiều ý kiến ủng hộ quan điểm sớm mở cửa để thúc đẩy đi lại, giao thương, du lịch thì công ty này cho rằng, Việt Nam cần bảo vệ hiện trạng số ca nhiễm Covid-19 gần như bằng không, không nên mạo hiểm mở cửa biên giới, cho phép đi lại tự do cho đến khi đạt được miễn dịch cộng đồng. Khả năng này chủ yếu dựa vào việc tiêm vaccine ngừa Covid-19 trên diện rộng.

Nếu thực hiện cách này, sẽ mất một thời gian để du khách nước ngoài quay lại với quy mô lớn nhưng điểm đến vẫn có cơ hội thực hiện một số biện pháp từng bước và ít rủi ro hơn. Các công ty lữ hành cần chuẩn bị cho hai kịch bản gồm, bong bóng du lịch giúp mở cửa đón du khách nước ngoài đến Việt Nam hoặc du lịch trong nước vẫn là nguồn động lực chính.

Theo McKinsey & Company, nếu Việt Nam có thể duy trì tỷ lệ lây nhiễm thấp, ngành du lịch có thể phục hồi vào năm 2024 nhờ du lịch trong nước.

Những người không thể ra nước ngoài cũng sẽ chuyển hướng sang tiêu tiền trong nước và có thể tiêu nhiều hơn con số đã chi tiêu của cả năm 2019. Theo đó, du khách Việt đã chi đến 5,9 tỉ đô la Mỹ ở nước ngoài trong năm 2019. Đây là cơ hội lớn nên các công ty lữ hành cần nhanh chóng nắm bắt để khai thác.

Một trong những biện pháp khai thác được gợi ý là có thể tạo ra các chuyến du lịch hạng sang ở trong nước cho khách hàng.
...
Tuy nhiên, McKinsey & Company vẫn nhận định, trông đợi vào chính sách bong bóng du lịch không phải là một chiến lược khôn ngoan trong ngắn hạn do số lượng chuyến bay quốc tế đến Việt Nam dự kiến sẽ vẫn còn thấp trong năm nay và nhu cầu du lịch nước ngoài khó có thể bằng mức của năm 2019 trước năm 2025.
 

TÀU NGẦM NỔI

Xe container
Biển số
OF-550192
Ngày cấp bằng
12/1/18
Số km
6,826
Động cơ
237,118 Mã lực
Tuổi
37
Phải có nguồn cung vắc xin dồi dào như Mỹ để tiêm ào ào trong nửa năm xong thì mới có hiệu quả.

Tiêm lắt nhắt thế này chưa xong một phần nhỏ dân số thì nhóm đầu tiên được tiêm vắc xin đã hết tác dụng. Lại tiêm nhắc lại cho nhóm này ư?

Điều tích cực là nhóm tiêm đầu tiên có tác dụng như chuột bạch. Các vắc xin xịn sò có tiền tấn để R&D cũng không được thử nghiệm trên diện rộng như thế. Nếu người ta thu thập dữ liệu và theo dõi sau tiêm đầy đủ thì có thể rút ra được nhiều bài học quý giá.

Mấy tay giỏi toán thì tính được là đến 2023 thì toàn thế giới sẽ đủ vắc xin.
Âu Mẽo nó tiêm hết rồi tiện thể làm chuột bạch cho dân xứ ta.
Đến khi nó xong khéo nó cho xứ ta miễn phí trên tình đồng loại
 

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
12,044
Động cơ
540,338 Mã lực
Cụ ơi trước đây công suất vaccine của các hãng thấp vì nhu cầu chỉ từng đó. Sản xuất vaccine lại là lĩnh vực rủi ro cao trong khi biên lợi nhuận thấp nên họ chả đầu tư thêm làm gì. Giờ nhu cầu tăng họ nâng không khó cụ ạ, cụ cứ tìm hiểu về các khâu trong dây chuyền sx vaccine mà xem, bé bé như Nanogen nhà mình còn tự tin nâng từ 10 triệu lên 70 triệu liều/năm (cụ tìm xem dây chuyền của họ ý, chả phức tạp gì lắm đâu), Covivac từ 6 lên 30 triệu được mà. Những bọn như Serum Institute ở Ấn nó còn làm được mấy tỷ liều/năm, mà Ấn có vài thằng gần bằng thế. Nên không phải Serum hay SK Bio công suất cao thế tức là mạnh hơn bọn như Sanofi, chẳng qua trọng tâm của nó là đánh phân khúc vaccine, chấp nhận biên lãi thấp nhưng bù vào bằng sản lượng lớn.

Khó nhất là công nghệ để nghiên cứu ra vaccine thôi, phần sản xuất với họ không phức tạp ghê gớm gì đâu. Tất nhiên phải mất nửa năm.

Cụ nhầm lẫn nhiều thứ. AZ làm viral vector, chả liên quan gì đến vỏ lipid cả - cái đó bên công nghệ mRNA của Pfizer với Moderna.
À chuyện nhỏ, vắc xin của AZ gọi là ChAdOx1-S/nCoV-19 [recombinant] vaccine, từ dùng của WHO khi họ phê duyệt hai phiên bản vắc xin AZ của Hàn Quốc và Ấn Độ sản xuất. Hôm trước có bài của ông Long DHQGHN viết bằng tiếng Việt rất rõ, chuyển ngữ là tái tổ hợp.

Mấu chốt là vắc xin sản xuất ra KHÔNG kịp vào thời điểm HIỆN NAY. Theo bác thì: 1) sản xuất vắc xin quá đơn giản (thùng inox 200 lít...?) và 2) các doanh nghiệp VN có thể tăng công suất.. đơn giản - với điều kiện đã nghiên cứu ra được vắc xin. Không phải vậy đâu, EU ký hợp đồng với AZ mua 3-400 triệu liều từ 8/2020, nhà máy ở Hà Lan vẫn không đủ thời gian để nâng cấp, sản xuất kịp và trở thành tâm điểm tranh cãi giữa UK-EU.

Huống chi mấy ông giờ này còn chưa ra vắc xin, tức là làm toán chưa ra đáp số.

Theo hướng nhìn khác, nếu tăng công suất dễ như ăn bánh vậy thì sao không nhận sản xuất cho AZ như SK Bio đã làm và tăng giá trị công ty cho cổ đông thêm 10 tỷ đô.
 

kulv

Xe buýt
Biển số
OF-751672
Ngày cấp bằng
1/12/20
Số km
887
Động cơ
68,870 Mã lực
À chuyện nhỏ, vắc xin của AZ gọi là ChAdOx1-S/nCoV-19 [recombinant] vaccine, từ dùng của WHO khi họ phê duyệt hai phiên bản vắc xin AZ của Hàn Quốc và Ấn Độ sản xuất. Hôm trước có bài của ông Long DHQGHN viết bằng tiếng Việt rất rõ, chuyển ngữ là tái tổ hợp.

Mấu chốt là vắc xin sản xuất ra KHÔNG kịp vào thời điểm HIỆN NAY. Theo bác thì: 1) sản xuất vắc xin quá đơn giản (thùng inox 200 lít...?) và 2) các doanh nghiệp VN có thể tăng công suất.. đơn giản - với điều kiện đã nghiên cứu ra được vắc xin. Không phải vậy đâu, EU ký hợp đồng với AZ mua 3-400 triệu liều từ 8/2020, nhà máy ở Hà Lan vẫn không đủ thời gian để nâng cấp, sản xuất kịp và trở thành tâm điểm tranh cãi giữa UK-EU.

Huống chi mấy ông giờ này còn chưa ra vắc xin, tức là làm toán chưa ra đáp số.

Theo hướng nhìn khác, nếu tăng công suất dễ như ăn bánh vậy thì sao không nhận sản xuất cho AZ như SK Bio đã làm và tăng giá trị công ty cho cổ đông thêm 10 tỷ đô.
Em cũng bảo Hiện Giờ là thiếu, nhưng Cuối Năm sẽ đủ hoặc thậm chí thừa mà. Em trả lời mấy ý của bác rồi còn đi khách cái đã:
- Giai đoạn này ưu tiên của hãng không phải nâng công suất mà là vơ vét ký hợp đồng. Thậm chí cần cố tình tạo khan hiếm để ký cho nhanh ấy chứ. Ông nào cũng nâng công suất lúc này để vaccine thành rau, bán cho ma hả bác :D.
- Tất nhiên em không bảo muốn nâng là ngay ngày mai nâng xong, cần mất vài tháng/nửa năm để đầu tư lắp ráp dây chuyền mới, testing & commissioning.
- Máy móc để sản xuất vaccine không phức tạp. Nhưng họ có những 'tiêu chuẩn' nhất định để đảm bảo chất lượng và an toàn, vd WHO-GMP hay xịn hơn là EU-GMP, PIC/S, mà những cái này nhiều khi liên quan đến 'quy trình' hơn là máy móc.
- Không phải ai có đủ năng lực mà muốn làm OEM cho họ cũng được. Nhất là giai đoạn này, sẽ liên quan nhiều đến ngoại giao, hoặc thỏa thuận thị phần đấu thầu ETC sau này :D. Bác chắc không làm kinh doanh :).

Nhân tiện về câu chuyện 'nhận sản xuất', sắp tới sẽ công bố một thỏa thuận như vậy cho VN bác nhé, chốt gần xong rồi.

Không phải tự nhiên các cụ dám tuyên bố sẽ có 150 triệu liều đâu. 31 triệu Pfizer, 60 triệu Sputnik :). Vấn đề chỉ là tạm thời ta còn thiếu, đến tầm cuối năm sẽ thừa đấy. Nên cứ bình tĩnh chờ đợi thôi
 

NGC

Xe tăng
Biển số
OF-465948
Ngày cấp bằng
28/10/16
Số km
1,483
Động cơ
223,834 Mã lực
À chuyện nhỏ, vắc xin của AZ gọi là ChAdOx1-S/nCoV-19 [recombinant] vaccine, từ dùng của WHO khi họ phê duyệt hai phiên bản vắc xin AZ của Hàn Quốc và Ấn Độ sản xuất. Hôm trước có bài của ông Long DHQGHN viết bằng tiếng Việt rất rõ, chuyển ngữ là tái tổ hợp.

Mấu chốt là vắc xin sản xuất ra KHÔNG kịp vào thời điểm HIỆN NAY. Theo bác thì: 1) sản xuất vắc xin quá đơn giản (thùng inox 200 lít...?) và 2) các doanh nghiệp VN có thể tăng công suất.. đơn giản - với điều kiện đã nghiên cứu ra được vắc xin. Không phải vậy đâu, EU ký hợp đồng với AZ mua 3-400 triệu liều từ 8/2020, nhà máy ở Hà Lan vẫn không đủ thời gian để nâng cấp, sản xuất kịp và trở thành tâm điểm tranh cãi giữa UK-EU.

Huống chi mấy ông giờ này còn chưa ra vắc xin, tức là làm toán chưa ra đáp số.

Theo hướng nhìn khác, nếu tăng công suất dễ như ăn bánh vậy thì sao không nhận sản xuất cho AZ như SK Bio đã làm và tăng giá trị công ty cho cổ đông thêm 10 tỷ đô.
Em đồng ý với cụ. Sản xuất Vaccine không phải là cái gì quá ghê gớm nhưng trong tình hình hiện nay nó phải thoả mãn những điều kiện sau :

- Công nghệ để sản xuất ra một vaccine hữu dụng. Thế giới cho đến thời điểm nầy có khoảng 50 loại vaccine đã được thử nghiệm nhưng chỉ đưọc vài loại đưa vào sử dụng đại trà , và trong những loại đó thì chỉ vài ba vaccine đưọc xem là hữu dụng. rất nhiều công ty vẫn còn đang mày mò nghiên cứu và phần lớn khác " gãy gánh giữa đường ".

- Khi đã có một công thức " vaccine hữu dụng " thì vấn đề kế tiếp là năng lực sản xuất- trong tình hình hiện nay cung cầu vaccine có mức chênh lệch khổng lồ và cán cân nầy còn rất lâu mới cân bằng , thời gian phải tính bằng năm.

- Vấn đề nữa là " sự tính toán của các hãng vaccine " mở rộng dây chuyền sản xuất phải dựa trên bài toán thị trường.. vì chẳng ai biết được đến một thời điểm nào trong tương lai vaccine sẽ " dư thừa " vì phải dựa trên rất nhiều biến số.. các công ty vaccine không dại gì bỏ một đống tiền để đầu tư mở rộng nhà máy cho một chương trình sản xuất mà thị trường tương lai không có gì đảm bảo về lâu về dài , nên ta mới thấy được tình trạng các chính phủ phải bỏ tiền trước để các công ty " yên tâm tăng năng suất " he he.

Còn về " vaccine nhà trồng " em nhắc lại câu nói em đã nói từ lâu " em không tin nền tảng khoa học y sinh VN lại giỏi hơn hai người anh Nga và Trung " nên câu chuyện vaccine việt mang tính " trấn an tâm lý " hơn là mấu chốt của cuộc chiến tiêm chủng dự phòng cho cộng đồng Việt.
 

elevonic

Xe lăn
Biển số
OF-81361
Ngày cấp bằng
28/12/10
Số km
10,751
Động cơ
538,341 Mã lực

HCM tiêm chậm quá, chưa đươcj 1000

Chi tiết 39.817 người được tiêm tại 19 tỉnh/TP trong các ngày từ 08-24/3/2021 như sau:

- Tỉnh Hải Dương: 17.248 người

- TP. Hà Nội: 6.926 người

- TP. Hải Phòng: 632 người

- Tỉnh Hưng Yên: 2.665 người

- Tỉnh Bắc Ninh: 2.737 người

- Tỉnh Bắc Giang: 2.941 người

- Tỉnh Hòa Bình: 1.311 người

- Tỉnh Hà Giang: 297 người

- Tỉnh Điện Biên: 476 người

- TP. Đà Nẵng: 117 người

- Tỉnh Khánh Hòa: 105 người

- Tỉnh Gia Lai: 1.089 người

- TPHCM: 948 người

- Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu: 87 người

- Tỉnh Bình Dương: 1.736 người

- Tỉnh Long An: 244 người

- Tỉnh Quảng Ninh: 10 người

- Tỉnh Đồng Tháp: 57 người

- Tỉnh Tây Ninh: 191 người
 

Nhimxu11

Xe buýt
Biển số
OF-165958
Ngày cấp bằng
9/11/12
Số km
504
Động cơ
339,059 Mã lực
Vaccine đợt này về chậm quá nên tiêm chậm tí xem phản ứng sao cũng được cụ ạ, loạt này e nghĩ thăm dò trước là chính
 

mmxhung

Xe điện
Biển số
OF-357522
Ngày cấp bằng
10/3/15
Số km
4,039
Động cơ
302,509 Mã lực
Cầu mong cho EU và US thành công với vaccine. Với tình hình hiện nay thì thế giới nên dành sự ưu tiên đặc biệt cho họ! Họ mà an toàn thì nhu cầu vaccine của thế giới cũng không quá nóng đâu. Ngoài EU, US thì chỉ có thêm anh Brasil là khu vực chết chóc. Nên ưu tiên những khu vực chết chóc trước như mình ưu tiên vaccine cho vùng dịch Hải Dương vừa rồi.
Thằng tổng thống Brazil còn đang kêu gọi tẩy chay vaccine kia kìa, chúng nó có sợ gì đâu mà cứ lo hộ nó
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top