Tôi đã trả lời những ý này của cụ rất nhiều lần rồi nhưng cụ vẫn cố tình không chịu hiểu.
1) Cụ biết cả VN này có bao nhiêu người ở tình trạng sức khỏe như các bệnh nhân ĐN không? Mà khi đó tinh hoa ngành y cả nước châu đầu vào giúp ĐN mới giữ được ở 35 ca tử vong, giờ nếu dịch bệnh lan rộng khắp nơi, địa phương nào cũng phải tự lực, thì sẽ như thế nào?
Ở ĐN không chỉ có bệnh nhân hiểm nghèo mới tử vong. Có bà tử vong mà bệnh nền đáng kể nhất chỉ là tiền đình thôi. Hay ông nhà thơ, 1 trong 2 bệnh nhân đầu tiên, trước khi dính covid vẫn khỏe re, ra vào viện hàng ngày để chăm bố mẹ gì đó.
2) Đợt dịch thứ 3 này may mắn vì hầu hết ca bệnh là người trẻ khỏe. Chỉ có tỷ lệ nhỏ người có tuổi có bệnh, vậy mà đã hai chục phải thở oxy, 2 người chạy Ecmo.
Cả nước VN này huy động không biết có nổi 20 máy Ecmo không? Giờ mà dịch bùng lên, cứ tỷ lệ 8% nằm hồi sức, 2-3% đặt nội khí quản hoặc Ecmo, thì cụ tính xem ta chết bao nhiêu? Lưu ý cụ là tỷ lệ nằm hồi sức, đặt nội khí quản, chạy Ecmo của ta không có gì xuất sắc hơn mặt bằng thế giới (chúng nó chết lắm thế cũng chỉ vì chúng nó dốt như cụ, bảo bệnh "nhẹ hều" và để lây nhiễm không kiểm soát), nên cụ dừng cái luận điểm dốt nát thiếu cơ sở khoa học về gen thượng đẳng đi.
3)
Khi hệ thống y tế bị quá tải thì tỷ lệ nằm hồi sức, chạy Ecmo, tử vong sẽ không hề thấp hơn thế giới nói chung, thậm chí có thể cao hơn do thiếu thốn cơ sở vật chất và nhân lực. Tỷ lệ tử vong theo độ tuổi, lấy vd ở Italy, như hình dưới. Trong khi VN ta có 7 triệu người trên 65 tuổi (trên 70 là 4.5 triệu), nếu để dịch lây lan rộng khắp thì sẽ như nào?
View attachment 5978107
4) Cúm TBN, cúm HK: cụ dốt hay cố tình không hiểu là lúc đó VN mình giao thương đi lại ít. Cúm TBN chủ yếu lan truyền theo dòng di chuyển của binh lính trong thế chiến 1, các nước dính nặng hầu hết đều có quan hệ giao tiếp với nhau chặt chẽ. Và nói về lịch sử, ta không thể biết chắc khi không có ghi chép số liệu rõ ràng. Vd về cúm TBN, có rất nhiều nguồn tranh cãi về số người chết ở TQ, lý do cũng chỉ vì công tác theo dõi thống kê thời đó ở châu Á khá thiếu thốn.