- Biển số
- OF-159649
- Ngày cấp bằng
- 6/10/12
- Số km
- 9,192
- Động cơ
- 455,212 Mã lực
Phải cách ly vợ hoặc chồng, không cho ôm ấpÔm ấp là cấm có khai
Phải cách ly vợ hoặc chồng, không cho ôm ấpÔm ấp là cấm có khai
18h ngày 9/2/2021 ghi nhận 16 ca mắc COVID-19
- 13 Ca bệnh lây nhiễm cộng đồng:
+ CA BỆNH 2054-2059 (BN2054-5059) ghi nhận tại tỉnh Hải Dương: là các trường hợp liên quan đến ổ dịch Chí Linh, đã được cách ly tập trung.
+ CA BỆNH 2060 (BN2060) ghi nhận tại Thành phố Hà Nội: nam, 38 tuổi, địa chỉ tại huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên, có liên quan dịch tễ với ổ dịch huyện Lai Cách, tỉnh Hải Dương.
+ CA BỆNH 2062 (BN2062): nữ, 69 tuổi, địa chỉ tại huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên.
+ CA BỆNH 2063 (BN2063): nữ, 38 tuổi, địa chỉ tại huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên.
+ CA BỆNH 2064 (BN2064): nam, 73 tuổi, địa chỉ tại quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội. Bệnh nhân tiếp xúc với BN1819, đã được cách ly từ 30/01/2021.
+ CA BỆNH 2065 (BN2065): nam, 43 tuổi, địa chỉ tại quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.
+ CA BỆNH 2066 (BN2066): nam, 25 tuổi, địa chỉ tại Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
+ CA BỆNH 2069 (BN2069): nữ, 6 tuổi, địa chỉ tại thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai, trong vùng phong tỏa. Kết quả xét nghiệm ngày 09/02/2021 dương tính với với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Trung tâm Y tế thị xã Ayunpa, tỉnh Gia Lai.
https://vtv.vn/the-gioi/ket-qua-tiem-vaccine-ngua-covid-19-day-hua-hen-tai-israel-20210214084508373.htmIsrael đang là quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 cao nhất thế giới.
Hiện Israel đã tiêm chủng cho gần 50% dân số, trong đó, số người đã được tiêm đầy đủ 2 mũi vaccine Pfizer-BioNTech lên tới 30% dân số. Và những kết quả ban đầu nước này thu nhận được đang thắp lên hy vọng trong cuộc chiến chống COVID-19, đặc biệt khi những biến chủng của virus đang mang tới nhiều lo ngại.
Israel bắt đầu chiến dịch tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 từ ngày 20/12/2020, tập trung trước hết vào những người trên 60 tuổi, sau đó dần mở rộng ra các đối tượng khác. Đến nay, sau gần 2 tháng, nước này cho rằng, vaccine COVID-19 đang cho thấy những công hiệu rõ ràng.
Cụ thể, số ca bệnh nặng vì COVID-19 đã giảm tới 49% so 21 ngày trước đây. Đáng chú ý, tỷ lệ giảm chủ yếu ở nhóm người trên 60 tuổi, nhóm đã được ưu tiên tiêm vaccine. Đồng thời, những nhà nghiên cứu cũng nhận thấy, tại các thành phố lớn, người dân được tiêm vaccine rộng rãi, mức giảm rõ rệt đã được ghi nhận.
Israel đã tiêm chủng vaccine COVID-19 cho gần 50% dân số.
Bên cạnh đó, còn có những kết quả đáng khích lệ hơn khi tại Israel, biến thể virus SARS CoV-2 của Anh hiện chiếm tới 80% số ca nhiễm mới. Theo báo Tin tức vùng Vịnh, trong số những người đã tiêm đầy đủ 2 mũi vaccine của Pfizer-BioNTech sau 22 ngày, chưa có trường hợp nào ghi nhận bị nhiễm COVID-19. Theo Bộ Y tế Israel, đến lúc này, họ đã có thể xác định được rằng, vaccine của Pfizer-BioNTech có hiệu quả từ 90 - 95% đối với chủng biến thể từ Anh.
Đến nay, Israel cho biết đã tiêm chủng được cho gần hết dân số trên 60 tuổi của nước này. Và có một kết quả quan trọng khác mà họ cũng đang ghi nhận thấy. Theo Thời báo Israel, dường như vaccine ngừa COVID-19 còn có khả năng giảm sự truyền nhiễm virus. Các nghiên cứu cho thấy, những người dân Israel đã được tiêm vaccine không chỉ có kháng thể chống lại sự tấn công của virus. Với những người đã tiêm vaccine nhưng không may tiếp xúc với virus, lượng virus tồn tại trong mũi và họng những người này có thể thấp hơn tới 60%.
Tuy nhiên, giới chức Israel nhấn mạnh, các kết quả mới chỉ là những số liệu ban đầu. Báo Bưu điện Jerusalem cho biết, hiện nước này vẫn yêu cầu những người đã tiêm vaccine tuân thủ đầy đủ các quy định phòng dịch như đeo khẩu trang, giữ khoảng cách, nhấn mạnh rằng họ chưa thể chắc chắn công hiệu của vaccine đối với biến thể của Anh hay Nam Phi.
Vụ ông Nhật này có thể lây sau quá trình 14 ngày cách ly.Con virus này thật bá đạo
Kiểu này phải điều chỉnh chính sách nhập cảnh, Cách ly tập trung 14 ngày, theo dõi tại nhà 14 ngày, xét nghiệm ngày 1, 14, 21, 28, âm đủ 4 lần thì giải toả.
Có lẽ không có đáp án chung cho câu hỏi của cụ. Tùy theo thể trạng từng người mà cơ thể đánh nhau với virus thế nào, với người đánh virus tốt thì không có biểu hiện như ổ dịch TPHCM; nhưng trong nước bọt vẫn có 1 tỷ lệ virus nhất định. Nếu virus trong nước bọt ít thì khó lây nhiễm, virus nhiều thì siêu lây nhiễm. Đa số 14 ngày thì hàm lượng virus còn rất ít, chu kỳ lây nhiễm các biến chủng mới cũng ngắn lại, nhưng cá biệt có trường hợp 21 ngày.Chào các cụ, e kiến thức còn hạn hẹp, có đôi chút thắc mắc về việc xn tìm bệnh nhân nhiễm Covid mong các cụ giải đáp:
- Vụ ở Hải Dương có vẻ do chuyên gia nước ngoài nhập cảnh, lây nhiễm cho công nhân nhà máy
-Vụ ông người Nhật đột tửở HN, nhiễm Covid dù đã xn 2 lần ở SG, cách ly đủ 14 ngày.
- Vụ em công nhân Hải Dương trước khi bay sang Nhật xn âm tính, sang đó cái lại dương tính.
- Nhiều vụ xn ngày thứ 14, chưa có kết quả đã cho người cách ly về nhà, xong cuống cuồng truy tìm.
Em tự hỏi là xn 2 lần trong 14 ngày liệu đã đủ an toàn, vì vẫn có trường hợp sau 14 ngày lây lan. Và đây mới chỉ là 2 trường hợp được phát hiện, liệu còn bao trường hợp lọt lỗ hổng, và đang âm thầm lây lan trong cộng đồng.
Có khả năng nào thu tiền xong ăn bớt ko xn vì chủ quan nghĩ VN chưa có dịch ( nên để lọt cô kia sang Nhật mới biết). Và theo quy trình cách ly 14 ngày, nhưng ngày 14 mới lấy mẫu, xong cho về, đến lúc có kết quả dương tính giả mới cuống lên đi tìm về, khác gì thả gà ra đuổi.
Nên chăng cách ly 15-20 ngày để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho cộng đồng
Tóm lại tình hình vẫn trong tầm kiểm soát. Cháu đang định chiều ra đường có việc. Sẽ đeo 2 khẩu trang cho an toàn ạ
Mới thòi mặt ra là ăn ngay khoanh vùng với cách ly, thì cụ nghĩ nó lây kiểu gì.HN đã test vài chục ngàn mẫu mà chỉ có 32 ca, toàn là liên quan chùm với nhau.
Tp. HCMC cũng test cả 60-70 ngàn mẫu và chỉ có 36 ca cũng liên quan chùm với nhau.
Quảng Ninh ổ dịch cũng test hàng trăm ngàn, có 60 ca, cũng liên quan chùm với nhau.
Hải Phòng kẹp giữa 2 ổ dịch cũng test hàng chục ngàn mà chỉ có 1 ca dương tín.
Các tỉnh còn lại trừ Hải Dương cũng test hàng trăm ngàn mà chỉ ra vài chục ca liên quan đến Hái Dương.
====> Thật sự con virus này khó mà phát triển được ở VN.
Cụ ơi cái đoạn bôi đậm ấy không đúng đâu. Nguyên văn bài báo: "Still, the ministry cautioned against inoculating people aged 65 and older with the vaccine, after a separate review panel said earlier there is not enough data on its efficacy for the age group." Tức là chưa đủ dữ liệu chứ không phải là hiệu quả không cao. EMA bên châu âu chưa khuyến nghị tiêm AstraZeneca cho người trên 65 tuổi cũng vì chưa đủ dữ liệu thôi ạ. Nguyên nhân đơn giản vì AZ làm thử nghiệm giai đoạn 3 trên nhóm người trẻ trước, do mục tiêu của họ trong đợt tiêm chủng đầu tiên là y bác sỹ tuyến đầu. Thử nghiệm trên nhóm người cao tuổi làm sau và vẫn đang thu thập dữ liệu, chắc sẽ có sớm. Cũng trích nguyên văn bài báo: "Following the warning, the government said it will postpone AstraZenca vaccine shots for people aged 65 or older until further data is obtained. The decision will be made in late March."Nam TT bắt đầu tiêm chủng AstraZeneca từ gày 26/2 nhưng chưa áp dụng cho người cao tuổi sau những thông tin về hiệu quả k cao đối với nhóm người này
S. Korea to begin inoculation on Feb. 26, administering AstraZeneca's vaccine to seniors on hold | Yonhap News Agency
By Kim Han-joo SEOUL, Feb. 15 (Yonhap) -- South Korea will begin its first inoculation a...m-en.yna.co.kr