du lịch chỉ là phần nhỏ, phải tính xa hơn cơ. Chi phí mua vắc xin chỉ là rất rất nhỏ so với lợi ích kinh tế việt nam đạt được nếu đạt miễn dịch cộng đồng và mở cửa sớm. Hiện nay làn sóng đầu tư, dịch chuyển sản xuất khỏi trung quốc đang bắt đầu, khi vận nước đến nếu việt nam chậm chân sẽ bỏ lỡ cơ hội. Làn sóng đầu tư thay vì đến việt nam sẽ chuyển sang các nước như ấn độ, thái lan, malai, indo...
Các bác có tự hỏi tại sao anh hàng xóm trung quốc cho đến bây giờ vẫn không bán hay tặng 1 liều vắc xin nào cho việt nam, kể cả khi việt nam đánh tiếng chấp nhân vắc xin TQ ko? Trong khi đó lại tặng và bán cho rất nhiều nước. Như Singapore được tặng mấy trăm nghìn liều nhưng ko thèm dùng vẫn cất trong kho. Nếu đặt vào địa vị các nhà lãnh đạo TQ thì sẽ thấy hỗ trợ vắc xin cho VN chả đem lại lợi ích gì cho TQ cả. Dù việt nam muốn mua nhưng TQ cũng chẳng muốn bán. Thời kỳ hậu covid việt nam sẽ là đối thủ cạnh tranh chính của TQ với làn sóng dịch chuyển sản xuất khỏi TQ.
Việt nam mình vẫn kiểu tự sướng và thủ dâm tinh thần là chống dịch tốt nhất thế giới nhưng đối với TG khi đã tiêm vắc xin xong hết rồi thì cũng chả có ai quan tâm đến câu chuyện chống dịch của VN. VN và câu chuyện chống dịch covid cũng rất sớm chìm vào quên lãng. Khi cả thế giới bận làm ăn, kiếm tiền thì chắc cũng chỉ mấy ông việt nam ăn mày dĩ vãng với nhau kể về một thời vàng son VN là quốc gia chống dịch tốt nhất thế giới.
Tôi định viết một bài mà bác này đã nói nhiều ý cần quan tâm, không biết tầu ngầm nào.
Hãy tạm quên đi du lịch, hàng không... những ngành này đang ăn vào chính cơ thể mình như cây cỏ tự rút dưỡng chất từ lá của mình vào mùa thu, đông, khi môi trường không còn đủ nắng để nuôi dưỡng chúng.
Lĩnh vực sản xuất đang bị thiệt hại và gặp khó khăn chưa từng có, khi bỗng dưng cơ hội trao đổi thương mại, chuyên gia, người lao động nước ngoài khép lại rất hẹp, khi thực hiện được thì chi phí rất lớn cả về mặt tài chính và thời gian.
Lấy đơn cử một trường hợp trong thôn tôi, là một người Việt Nam đang làm việc cho chi nhánh tại Lào của công ty cậu ấy. Việc đi lại bình thường thì không tốn kém, nhưng cả năm 2020 cậu ta không thể quay về, một là thăm gia đình, hai là làm việc với công ty mẹ. Đến gần tết thì được về, nhưng ta thấy ngay là ngoài vé tầu bay rất đắt, công ty phải trả thêm tiền lương cho một tháng cách ly gồm 14 ngày cách ly đi, 14 ngày cách ly về. Đây chưa phải là toàn bộ chi phí của doanh nghiệp. Cần hiểu rằng để công ty trả lương cho cậu ấy 100 đồng, cậu ấy cần làm việc để tạo ra giá trị 300 đồng, 500 đồng hoặc hơn. Trong 1 tháng cách ly, không đồng lợi nhuận nào được tạo ra cả.
Ở VN, số người được cách ly thường xuyên là hàng chục nghìn, có thời điểm con số được tính ở đơn vị trăm nghìn. Vào thời điểm tôi viết bài này, số người đang được cách ly tập trung là 20 nghìn, và 15 nghìn người đang tự cách ly tại nhà hoặc cơ sở lưu trú - theo con số của các báo chính thống. Thiệt hại kinh tế tính trên số giờ công lao động mất đi của những người này là rất lớn. Và đừng quên tính chi phí để duy trì các lực lượng chống dịch hùng hậu, mà dựa trên số lượng vắc xin phân bổ cho tuyến đầu thì thể ước tính là lên đến cả triệu người.
Một đợt dịch bùng lên khiến cho không những một công ty phải tạm ngừng sản xuất mà còn phải gần như cách ly cả một tỉnh như vừa qua, thiệt hại lớn đến cỡ nào?
Nếu tính đối tượng được coi là bị ảnh hưởng an sinh được tính đến trong gói hỗ trợ lần 1 (gói 62 nghìn tỷ), tôi sẽ chỉ tính người, không tính công ty, doanh nghiệp và mặc nhiên thừa nhận chủ trương chính sách của nhà nước là đúng đắn, thì con số là: 16 triệu người, và số tiền đã giải ngân một cách không hề dễ dàng là 20 nghìn tỷ (báo chính phủ). Nhiều số "0" lắm cứ coi như một tỷ đô đi cho dễ nhẩm.
(nói không hề dễ dàng là vì có nhiều đối tượng đáng được nhận hỗ trợ nhưng không được nhận hoặc bị chậm trễ).
Tiền ở đâu ra mà mua vắc xin? Ở đấy chứ đâu!
Thái Lan hiện nay tuyên bố họ sẽ tiêm vắc xin cho cả người lao động nước ngoài làm việc tại Thái (expatriates).