(PLO)- Sau khi tiêm vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca, 1 trường hợp bị sốc phản vệ độ 3 co quắp, rét run phải nhờ đến sự trợ giúp từ nhân viên y tế.
plo.vn
<p>GS Đặng Đức Anh cho biết, tỉ lệ phản ứng nặng sau tiêm vắc xin AstraZeneca tại Việt Nam vẫn trong giới hạn an toàn.</p> <p> </p>
vietnamnet.vn
Theo thông tin từ Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia (TCMR), tính đến sáng 15-3 đã có 11.605 người được tiêm vaccine phòng COVID-19.
Tất cả những người này đều là cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân COVID-19, thực hiện các nhiệm vụ như lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, truy vết, thành viên các tổ COVID-19 cộng đồng.
Báo cáo sau tiêm của Chương trình TCMR cho thấy trong ngày 14-3 đã ghi nhận 2 trường hợp
phản ứng nặng, trong đó 1 trường hợp có dấu hiệu chóng mặt, bồn chồn, khó chịu xuất hiện trong vòng 30 phút sau tiêm.
Trường hợp thứ hai được chẩn đoán sốc phản vệ độ 3 với dấu hiệu ban đầu sốt, rét run kèm theo co quắp, tê bì tay xuất hiện 8 giờ sau tiêm. Đây là trường hợp đầu tiên phản vệ độ 3 kể từ khi triển khai tiêm phòng vaccine COVID-19.
Cả hai trường hợp này được phát hiện và xử trí kịp thời theo đúng quy định, hiện tại sức khoẻ đã ổn định.
Trước đó đã có 12 trường hợp sốc phản vệ độ 1, 2 sau khi tiêm. Ngay sau khi nhận được báo cáo của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế gửi công văn yêu cầu 3 địa phương là Hải Phòng, TP.HCM và Gia Lai nhanh chóng điều tra nguyên nhân dẫn đến sốc phản vệ.
Tuần này có 3 tỉnh bắt đầu triển khai vaccine gồm Quảng Ninh, Điện Biên và Đồng Tháp.
Một diễn biến khác, sáng 15-3 tại Hà Nội vaccine phòng COVID-19 thứ 2 COVIVAC do Việt Nam sản xuất đưa vào thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1.
HÀ PHƯỢNG