Cháu thấy bắt đầu ngột ngạt và thái quá trong phòng chống con covid này rồi.
Qúa mù ra mưa bão thật, KT và dân doanh liệt mẹ nó đến nơi rồi. CQ nên tính toán cân nhắc chịu chấp nhận phần thiệt hại nào đó về sức khỏe để nơi nới tí dân còn k sống, ko thì chết trước con covid ko triệu chứng có thể tự khỏi này rồi, nhiều người bị bệnh vô tình bị nhiễm nhưng giờ như tội đồ bị săn đuổi, xúc phạm.
Đây, Đức một thời là hình mẫu của Châu Âu. Chỉ lơ là 1 chút là không kiểm soát được luôn.
Số ca nhiễm mới mỗi ngày khoảng 10.000, chương trình tiêm chủng lúng túng, phong tỏa kéo dài trong hỗn loạn, Đức như sa lầy trong đại dịch.
vnexpress.net
'Vũng lầy' Covid-19 với Đức
Số ca nhiễm mới mỗi ngày khoảng 10.000, chương trình tiêm chủng lúng túng, phong tỏa kéo dài trong hỗn loạn, Đức như sa lầy trong đại dịch.
Điện thoại của thượng nghị sĩ Steffen Bockhahn không ngừng đổ chuông. Hầu hết người gọi muốn biết liệu họ có đủ điều kiện tiêm phòng Covid-19 hay không.
Vài ngày trước đó, Đức thay đổi tiêu chuẩn tiêm vaccine, gây hoang mang và lo lắng trong cộng đồng. Các câu hỏi gửi đến thượng nghị sĩ Bockhahn tưởng như vô tận.
"Không, tôi rất tiếc nhưng chúng tôi chưa được phép tiêm chủng cho những người thuộc nhóm 2. Chỉ y tá và những nhân viên y tế khác mới được ưu tiên trong nhóm 1. Bạn phải đợi", ông trả lời một cuộc điện thoại.
Hơn hai tháng kể từ khi Đức phong tỏa hoàn toàn lần hai, người dân trên khắp đất nước mệt mỏi vì phải chờ đợi, dù đó là vaccine, tiền trợ cấp của chính phủ hay viễn cảnh "bình thường mới". Đối với người Đức, đây là tấn bi kịch.
Khi đại dịch bùng phát, quốc gia này đi đầu trong việc đối phó với cuộc khủng hoảng y tế công cộng lớn nhất thế kỷ. Thủ tướng Angela Merkel nhận được sự ủng hộ khi ban bố lệnh giãn cách xã hội. Công tác truy vết tiếp xúc và xét nghiệm diện rộng khiến các nước láng giềng châu Âu ghen tị. Tỷ lệ tử vong và mắc bệnh tại nước này thuộc hàng thấp nhất lục địa. Hệ thống chăm sóc sức khỏe vận hành trơn tru. Người dân Đức tỏ ra có trách nhiệm, tuân thủ các lệnh hạn chế mà không phàn nàn quá nhiều.
Song hình ảnh này không còn nữa trong đợt bùng phát tiếp theo. Đức giờ đây sa lầy trong đại dịch như những nước khác. Đợt phong tỏa mới, khắc nghiệt hơn kéo dài trong bối cảnh hỗn loạn, những lời chỉ trích của người dân và cả những đợt biểu tình. Số ca nhiễm ngày tại Đức dao động trong khoảng 10.000 trường hợp.