[Funland] Tổng hợp tất cả mọi vấn đề liên quan về dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID - 19 - Phần 2

Trạng thái
Thớt đang đóng

moly

Xe điện
Biển số
OF-458259
Ngày cấp bằng
2/10/16
Số km
2,110
Động cơ
239,515 Mã lực
Em cũng thấy giãn cách từ ngày 30 tết cho xong. trc đó thông báo trước để nhà nào ở nhà đó mà ăn tết. chuẩn bị đồ ăn. ko đi linh tính sẽ ko về đc. 2 tuần gian cách, ông nào cho triệu chứng thì vớt đi cách ly. 2 tuần tết thì cố cho xong, Mọi người biết trc thế tết cũng ko đi lungtung nữa.
 

yêu anh có ô tô

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-343210
Ngày cấp bằng
18/11/14
Số km
5,639
Động cơ
331,888 Mã lực
HN đã test vài chục ngàn mẫu mà chỉ có 32 ca, toàn là liên quan chùm với nhau.
Tp. HCMC cũng test cả 60-70 ngàn mẫu và chỉ có 36 ca cũng liên quan chùm với nhau.
Quảng Ninh ổ dịch cũng test hàng trăm ngàn, có 60 ca, cũng liên quan chùm với nhau.
Hải Phòng kẹp giữa 2 ổ dịch cũng test hàng chục ngàn mà chỉ có 1 ca dương tín.
Các tỉnh còn lại trừ Hải Dương cũng test hàng trăm ngàn mà chỉ ra vài chục ca liên quan đến Hái Dương.

====> Thật sự con virus này khó mà phát triển được ở VN.
Vậy tại sao nó chỉ lây mạnh ở HD hả cụ ;))
 

Xe cỏ cũ

Xe điện
Biển số
OF-306140
Ngày cấp bằng
24/1/14
Số km
2,771
Động cơ
322,639 Mã lực
Cả nước giãn từ 1 tết thì cố mươi ngày nữa là ngon rồi. Trước rằm thì dân cũng chỉ ăn, chơi chứ làm ăn buôn bán gì mà bảo ảnh hưởng kinh tế quá. 2 hôm nữa mn lại di chuyển rầm rập về phố. Không biết các đại bàng đang tính thế nào.
Chống dịch lần này hơi nửa vời, thông điệp của người có trách nhiệm không đủ rõ ràng hay kiên quyết, thế nên dân có hạn chế đi lại hơn bình thường 1 chút nhưng trong tình hình dịch thế này thì vẫn là tưng bừng và chủ quan lắm.

Giờ thì trong vùng dịch ngày vài chục ca, ngoài vùng dịch chắc đợi giờ thôi, em dự đến rằm sẽ rõ.

Mong nó qua nhanh chứ kiểu này cháo chả có mà húp í chứ, hệ lụy nặng nề cả nước.

 
Chỉnh sửa cuối:

memanque

Xe buýt
Biển số
OF-60286
Ngày cấp bằng
29/3/10
Số km
674
Động cơ
448,310 Mã lực
Đọc bài này mới thấy là quá nguy hiểm vì tiềm ẩn rất khó truy vết. Mà cách ly tại nhà thì chẳng có tác dụng gì, đặc biệt là tết.
Ca này sau âm hay sao ý.
 

ngoc_phuong

Xe lăn
Biển số
OF-311615
Ngày cấp bằng
13/3/14
Số km
11,360
Động cơ
396,565 Mã lực
Hậu quả đọt này thật đáng suy ngẫm
 

Hoahạ2

Xe máy
Biển số
OF-759985
Ngày cấp bằng
15/2/21
Số km
68
Động cơ
45,080 Mã lực
Tuổi
38
Chống dịch lần này hơi nửa vời, thông điệp của người có trách nhiệm không đủ rõ ràng hay kiên quyết, thế nên dân có hạn chế đi lại hơn bình thường 1 chút nhưng trong tình hình dịch thế này thì vẫn là tưng bừng và chủ quan lắm.

Ai cũng tin 10 ngày sẽ dập được dịch, ổ dịch đã được khóa chặt ko có khả năng lây nhiễm trong cộng đồng nữa nên mới chủ quan.
 

NguyenAnhPhan

Xe container
Biển số
OF-726232
Ngày cấp bằng
19/4/20
Số km
9,910
Động cơ
246,776 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Hạ Long
Đài Ủy Ban chỗ em đang đọc ầm ầm kìa. Ở đâu ở đấy. Ai ra, vô (ra khỏi tỉnh, hoặc đi vô tỉnh thì buộc đi cách li). Ai ở tỉnh khác đến khai man thì phạt theo quy định.
- Cái livestream trên face hồi trưa mà em đã nói đến là chuẩn xác các cụ ạ.
- Căng thẳng.
 

Mieumieu

Xe đạp
Biển số
OF-700331
Ngày cấp bằng
17/9/19
Số km
30
Động cơ
96,692 Mã lực
Tuổi
33
Hảo Dương và byt có đang mắc sai lầm chiến lược ko? Các đợt trước ko phải là biến thể lây siêu nhanh, nên một số tỉnh chơi chiêu, thông báo sớm để người dân đi về các tỉnh khác nhằm giảm áp lực xét nghiệm cách ly, mà chưa để lại hậu quả lớn. Thế nhưng với con biến thể Anh mà lại dùng chiêu thả cóc, chưa kể một lượng lớn dân về ăn tết di chuyển trở lại để đi làm, thì Hải Dương đang muốn cho biến thể này có mặt khắp Việt Nam à?
Đã thế bộ cũng chẳng tuýt còi. Trong khi eu khi phát hiện biến thể này là họ xanh mặt, cấm biên ngay, dù từ đầu dịch họ chưa từng làm thế.
Đúng là tự tin thái quá, hố ở trước mặt mà cứ phi xe.
 

Mainboard o_o

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-720718
Ngày cấp bằng
18/3/20
Số km
352
Động cơ
81,940 Mã lực
Thêm 1 người Nhật Bản tại Hà Nội nhiễm COVID-19, làm chung công ty bệnh nhân 2229 - Ảnh 1.
Lực lượng chức năng phong tỏa nơi ở của bệnh nhân N.T.H. ( 14/4B Yên Thế, Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội), là F1 của
bệnh nhân người Nhật Bản. Chiều nay Hà Nội phát hiện thêm một F1 của bệnh nhân này dương tính - Ảnh: TTXVN​

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, bệnh nhân mới nhất là nam, 43 tuổi, quốc tịch Nhật Bản, là nhân viên Công ty Mitsui tại 23 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm. Địa chỉ nơi ở là phòng 1507 khách sạn Somerset Westpoint, số 2, Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội.

Bệnh nhân được xác định tiếp xúc gần bệnh nhân 2229 và bệnh nhân 2234 (họp cùng ngày 2-2), được Trung tâm Y tế Tây Hồ lấy mẫu xét nghiệm ngày 14-2, kết quả ngày 15-2 dương tính với COVID-19.

Đây là ca bệnh COVID-19 thứ 35 ở Hà Nội tính từ ngày 27-1 và là ca thứ 3 trong chùm ca bệnh này, cùng bệnh nhân 2229 và 2234. Trước đó, bệnh nhân 2229 (nam giới 54 tuổi người Nhật) đã qua đời ngày 13-2.

Trong chiều nay 15-2, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch quốc gia họp phiên đầu tiên ngay trong Tết Nguyên đán.

Trước đó, ngày 14-2 Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã có cuộc làm việc với lãnh đạo tỉnh Hải Dương và tỉnh Hải Dương đã quyết định giãn cách xã hội phạm vi toàn tỉnh từ 0h ngày 16-2.

Thêm 1 người Nhật Bản tại Hà Nội nhiễm COVID-19, làm chung công ty bệnh nhân 2229 - Ảnh 2.
Lực lượng chức năng phong tỏa nơi ở của bệnh nhân N.T.H. (14/4B Yên Thế, Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội), là F1 của
bệnh nhân người Nhật Bản, ngày 15-2 - Ảnh: TTXVN

Thêm 1 người Nhật Bản tại Hà Nội nhiễm COVID-19, làm chung công ty bệnh nhân 2229 - Ảnh 3.
Lực lượng chức năng phong tỏa nơi ở của bệnh nhân N.T.H. (14/4B Yên Thế, Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội), là F1 của
bệnh nhân người Nhật Bản, ngày 15-2 - Ảnh: TTXVN

Thêm 1 người Nhật Bản tại Hà Nội nhiễm COVID-19, làm chung công ty bệnh nhân 2229 - Ảnh 4.
Lực lượng chức năng phong tỏa nơi ở của bệnh nhân N.T.H. (14/4B Yên Thế, Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội), là F1 của
bệnh nhân người Nhật Bản, ngày 15-2 - Ảnh: TTXVN

Thêm 1 người Nhật Bản tại Hà Nội nhiễm COVID-19, làm chung công ty bệnh nhân 2229 - Ảnh 5.
Lực lượng chức năng phong tỏa nơi ở của bệnh nhân N.T.H. (14/4B Yên Thế, Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội), là F1 của
bệnh nhân người Nhật Bản, ngày 15-2 - Ảnh: TTXVN

Thêm 1 người Nhật Bản tại Hà Nội nhiễm COVID-19, làm chung công ty bệnh nhân 2229 - Ảnh 6.
Lực lượng chức năng phong tỏa nơi ở của bệnh nhân N.T.H. (14/4B Yên Thế, Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội), là F1 của
bệnh nhân người Nhật Bản, ngày 15-2 - Ảnh: TTXVN​

L.ANH
 

hocsinhc

Xe tăng
Biển số
OF-546782
Ngày cấp bằng
21/12/17
Số km
1,695
Động cơ
177,109 Mã lực
Tuổi
35
À há, mục tiêu kép, vừa chống đẩy lùi dịch bệnh và phát triển kinh tế
Hảo Dương và byt có đang mắc sai lầm chiến lược ko? Các đợt trước ko phải là biến thể lây siêu nhanh, nên một số tỉnh chơi chiêu, thông báo sớm để người dân đi về các tỉnh khác nhằm giảm áp lực xét nghiệm cách ly. Thế nhưng với con biến thể Anh mà lại dùng chiêu thả cóc, chưa kể một lượng lớn dân về ăn tết di chuyển trở lại để đi làm, thì Hải Dương đang muốn cho biến thể này có mặt khắp Việt Nam à?
Đã thế bộ cũng chẳng tuýt còi. Trong khi eu khi phát hiện biến thể này là họ xanh mặt, cấm biên ngay, dù từ đầu dịch họ chưa từng làm thế.
Đúng là tự tin thái quá, hố ở trước mặt mà cứ phi xe.
 

memanque

Xe buýt
Biển số
OF-60286
Ngày cấp bằng
29/3/10
Số km
674
Động cơ
448,310 Mã lực
Tết nhất rất nhiều người như anh này ko chịu ngồi yên ở nhà mà cứ sùng sục đi chúc tết để gieo mầm bệnh cho cả làng cả tổng, mệt ghê:

CDC Thanh Hóa cùng với chính quyền địa phương đã truy vết và phát hiện từ ngày 9 - 14.2, anh T. đã tiếp xúc với tổng cộng 93 người là người thân và người dân ở xã Quảng Văn và xã Quảng Hợp (H.Quảng Xương).
Anh T. là tài xế lái xe tải của một doanh nghiệp vận tải ở H.Mê Linh (Hà Nội). Ngày 8.2, anh T. có tiếp xúc với F1 (là con gái của bệnh nhân 2142). Sau đó, F1 có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.
Ngày 9.2, anh T. sau khi từ Hà Nội về đã đến Trạm y tế xã Quảng Văn khai báo y tế. Đến ngày 11.2, anh T. (có đeo khẩu trang) tiếp xúc với 4 người trong 2 gia đình người thân đều ở xã Quảng Văn.
Từ 12 - 13.2, đi chúc tết nhiều gia đình, gặp nhiều người và đều không đeo khẩu trang. Hiện anh T. và 93 người khác đều đang được cách ly, giám sát y tế tại gia đình.
Có thể Thanh Hóa ko yêu cầu người từ tỉnh thành có dịch về phải cách tại gia và chế tài xử phạt mà chỉ yêu cầu khai báo.
 

chandai.toinack

Xe điện
Biển số
OF-131358
Ngày cấp bằng
18/2/12
Số km
2,153
Động cơ
392,359 Mã lực
Chán quá. Năm nay chống dịch kiểu gì í. Dân vẫn tỉnh bơ.
Con bạn em ở Quảng Ninh bảo năm nay Tết còn đi chơi đông hơn. Con bạn ở Thanh Hà Hải Dương cũng bảo vậy.
Còn HN nhiều ca thế. Mà e thấy mọi ng vẫn về Nam Định Thái Bình ăn Tết chúc Tết.

Còn nhà em ở Đông Anh, chỗ gần khu Z153, và khu Cổ dương có mấy nhà kiểu cách ly í. Rứa mà Tết vẫn thấy đăng xôm tụ chúc Tết ầm ầm cả.
Bố Mẹ e vẫn ở ngoài đó. Trc khi dịch Ông Bà ko vào, nên có dịch cũng ko vào nữa. Mà thế nào con cháu họ hàng trong nhà cứ kéo nhau tới Chúc Tết. Trưa m1 phải gọi dặn Ông Bà ko đi chúc Tết họ hàng ở Cổ Dương Nam Hồng nữa - ngay chỗ bà Cô em - Nam Hồng - Ks đối diện còn bị niêm phong do là f1.

Còn trong chỗ em. E tính về Biên Hoà ăn Tết, mà buổi sáng 27 thấy cánh tài xế với mấy bên cty Rau nó kháo nhau, 00h đêm 27 là cấm chở Khách với xe tải vào SG, thấy gai gai nên cũng ko dám đi nữa. Nha trang bỏ Voucher Resort với đảo đầy, rẻ lắm luôn, cũng dằn lòng ko đi.
Ấy cơ mà. Htrc Tết thì Kh hủy phòng lên Dlat 1 loạt. Đb chỉ hủy m2-m4. Cơ mà hnay m4 e đã thấy inh ỏi xe cộ dân du lịch đầy đường rồi. Toàn Sg lên. Huhu.
Năm nay e ko đi chúc Tết hàng xóm. Mà 1 phát tối m1 cả team cỡ gần 20 người ( kiểu trong xodm kéo nhau đi í) kéo sang chúc Tết. Nghĩ cũng ngại ngại. Vì trong đó có ng có con trai ở Sg về, con gái ở Đắk Lắk về. Rồi thì có Cô trồng Bông, Cô buôn Bông tiếp xúc lái xe các kiểu....

Năm
 

Hoahạ2

Xe máy
Biển số
OF-759985
Ngày cấp bằng
15/2/21
Số km
68
Động cơ
45,080 Mã lực
Tuổi
38
Chán quá. Năm nay chống dịch kiểu gì í. Dân vẫn tỉnh bơ.
Con bạn em ở Quảng Ninh bảo năm nay Tết còn đi chơi đông hơn. Con bạn ở Thanh Hà Hải Dương cũng bảo vậy.
Còn HN nhiều ca thế. Mà e thấy mọi ng vẫn về Nam Định Thái Bình ăn Tết chúc Tết.

Còn nhà em ở Đông Anh, chỗ gần khu Z153, và khu Cổ dương có mấy nhà kiểu cách ly í. Rứa mà Tết vẫn thấy đăng xôm tụ chúc Tết ầm ầm cả.
Bố Mẹ e vẫn ở ngoài đó. Trc khi dịch Ông Bà ko vào, nên có dịch cũng ko vào nữa. Mà thế nào con cháu họ hàng trong nhà cứ kéo nhau tới Chúc Tết. Trưa m1 phải gọi dặn Ông Bà ko đi chúc Tết họ hàng ở Cổ Dương Nam Hồng nữa - ngay chỗ bà Cô em - Nam Hồng - Ks đối diện còn bị niêm phong do là f1.

Còn trong chỗ em. E tính về Biên Hoà ăn Tết, mà buổi sáng 27 thấy cánh tài xế với mấy bên cty Rau nó kháo nhau, 00h đêm 27 là cấm chở Khách với xe tải vào SG, thấy gai gai nên cũng ko dám đi nữa. Nha trang bỏ Voucher Resort với đảo đầy, rẻ lắm luôn, cũng dằn lòng ko đi.
Ấy cơ mà. Htrc Tết thì Kh hủy phòng lên Dlat 1 loạt. Đb chỉ hủy m2-m4. Cơ mà hnay m4 e đã thấy inh ỏi xe cộ dân du lịch đầy đường rồi. Toàn Sg lên. Huhu.
Năm nay e ko đi chúc Tết hàng xóm. Mà 1 phát tối m1 cả team cỡ gần 20 người ( kiểu trong xodm kéo nhau đi í) kéo sang chúc Tết. Nghĩ cũng ngại ngại. Vì trong đó có ng có con trai ở Sg về, con gái ở Đắk Lắk về. Rồi thì có Cô trồng Bông, Cô buôn Bông tiếp xúc lái xe các kiểu....

Năm
SG sau khi nghe thông báo dịch cơ bản đã được kiểm soát và ko có ca nhiễm mới dân tình đã bắt đầu bung lụa xập xình quán xá rồi đó. Ba ngày nữa sg mà ko có ca mới là sẽ y như trước tết, như chưa bao giờ có dịch cho mà coi.
 

tony tí

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-587202
Ngày cấp bằng
28/8/18
Số km
4,206
Động cơ
178,899 Mã lực
Nơi ở
Phía Đông nước Lào
Báo trước thế này dân HD lại chạy tứ lung tung rồi cụ, mệt ghê.
chứ sao bg .Tầm chủ tịch tỉnh hay bí thư tỉnh ko dám quyết lock hẳn 1 tỉnh đâu. phải anh Đam trên cơ sở tham vấn Thủ Tướng mới dám quyết.
 

memanque

Xe buýt
Biển số
OF-60286
Ngày cấp bằng
29/3/10
Số km
674
Động cơ
448,310 Mã lực
Thì đương nhiên nhà nước không yêu cầu hay khuyến cáo gì cả, nên anh kia và mọi người vẫn cứ tung tăng đi gieo mầm bệnh khắp xóm thôi.
Ra luật đeo khẩu trang nhưng lại ko cấm quán ăn, thể người ta vào quán bịt khẩu trang để ngửi đồ ăn là đủ no nhỉ.
Nửa vời và rất tài tình là ở chỗ đó.
Có địa phương bắt cách tại gia như vụ Gò Vấp về đấy cụ. Lần này CP để các tỉnh tự xử hay sao ý, các tỉnh chưa dịch mỗi nơi một kiểu. Như quê em ở tỉnh ngoài về chỉ khai báo, ko nói tỉnh có dịch về cách tại gia. Còn vùng dịch thì xác định ở phạm vi hẹp mà F2 nhiều khi họ ko ở vùng dịch, nhưng về quê đã kịp thành F1 và nguy cơ lên F0. Thế mới có cảnh F2 đi khắp làng trước khi lên F1. Éo le thật.
 

hello77

Xe tải
Biển số
OF-343574
Ngày cấp bằng
20/11/14
Số km
354
Động cơ
275,904 Mã lực
Nơi ở
Huế
Bác nào tường thuật tình hình quốc lộ 5 xem dân HD có lên HN nhiều không
 

Mainboard o_o

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-720718
Ngày cấp bằng
18/3/20
Số km
352
Động cơ
81,940 Mã lực



[eMagazine] - Việt Nam đang trải qua làn sóng lây nhiễm Covid-19 lần thứ 3, bao giờ kết thúc? - Ảnh 1.

Kể từ 31-12-2019 khi Trung Quốc thông báo có bệnh viêm hô hấp do 1 loại virus lạ gây ra, sau 70 ngày, Tổ chức Y tế thế giới đã công bố đại dịch toàn cầu vào ngày 11-3-2020.

Khi đó, toàn thế giới đã có 148.405 người bị nhiễm, 66.715 người bị nhiễm đang được điều trị ở các cơ sở y tế, 4.635 người chết vì Covid – 19 và lây nhiễm đã xảy ra ở 117 nước và vũng lãnh thổ. Kể từ đó dịch phát triển ra thêm 102 nước, số người nhiễm tăng lên 108.855.899 (tính đến 13-2-2020), số người đang phải điều trị tăng liên tục đạt đỉnh vào 30-1-2021 với 26,1 triệu người, đến 13-2-2021 giảm còn 25,4 triệu người.

Tổng số người chết là 2,347 triệu người (bình quân 311 người chết/1 triệu dân). Tức là đại dịch Covid – 19 xét trên phạm vi toàn cầu đang trải qua làn sóng lây nhiễm lần thứ 1, đạt đỉnh vào 30-1-2021.

Khi Tổ chức Y tế thế giới công bố đại dịch toàn cầu (11-3-2020), bình quân 1 triệu người dân thì có 9 người nhiễm đang được điều trị. Có thể coi đây chính là ngưỡng phân biệt giữa thế giới có lây nhiễm, nhưng chưa phải là dịch (dưới 10 người đang được điều trị/1 triệu dân) và thế giới đã có dịch (trên 10 người đang được điều trị/1 triệu dân).

Nói một cách khác, với công bố "Thế giới có đại dịch Covid – 19" vào ngày 11-3-2020 của Tổ chức Y tế thế giới thì có thể coi mức độ lây nhiễm thể hiện qua chỉ số "Số người nhiễm đang được điều trị ở các cơ sở y tế trên 1 triệu dân là 10 người" là ngưỡng an toàn dịch của thế giới và có thể vận dụng để đánh giá tình hình lây nhiễm của một quốc gia hay vùng lãnh thổ, bên cạnh các chỉ số khác như: tổng số người đã nhiễm tích lũy; số ca nhiễm mới mỗi ngày; tổng số người chết tích lũy; số người chết mỗi ngày. Các chỉ số này phụ thuộc vào dân số các nước nên không dùng để so sánh giữa các nước với nhau được.

Ngày 17-10-2020, tỉ lệ này trên thế giới là 1.166 người đang được điều trị/1 triệu dân, gấp hơn 116 lần lúc mới công bố có dịch và ngày 30-1-2021, bình quân toàn thế giới có 3.380 người bị nhiễm Covid – 19 đang được điều trị/1 triệu dân, gấp 338 lần lúc mới công bố dịch.

[eMagazine] - Việt Nam đang trải qua làn sóng lây nhiễm Covid-19 lần thứ 3, bao giờ kết thúc? - Ảnh 2.

HÌNH 1: Số người nhiễm đang được điều trị tại các cơ sở y tế toàn cầu Nguồn: Worldometer

Câu hỏi lúc này là: Khi nào thì mức độ lây nhiễm toàn cầu, đo bằng số người đang được điều trị tại các cơ sở y tế sẽ giảm xuống mức dưới 10 người/1 triệu dân, tức là còn lây nhiễm song không phải là còn có dịch, như trước ngày 11-3-2020.

Hiện nay chưa có cơ sở khoa học để đưa ra dự báo này, vì điều kiện, phương pháp phòng dịch trong thời gian tới sẽ rất khác giai đoạn trước 01-02-2021, tức là khi Vacxin phòng Covid – 19 chưa được sử dụng rộng rãi và việc các Vacxin có tác dụng thế nào với các biến thể của virus Covid – 19 chưa biết được.

Một cách rất sơ bộ và rất lạc quan thì có thể ước đoán: thời gian dịch bùng phát từ 11-3-2020 đến lúc đạt đỉnh lần 1 vào 30-01-2021 là 325 ngày, thì thời gian dịch giảm dần đến mức còn lây nhiễm song không còn dịch cũng khoảng 325 ngày. Tức là sớm nhất thì cuối năm 2021, đầu năm 2022 thế giới sẽ không còn dịch, song vẫn còn lây nhiễm ở quy mô nhỏ ở nhiều nước. Tức là thế giới chuyển sang trạng thái bình thường mới: có lây nhiễm, song không có dịch. Tuy nhiên khi đó ở một số nước vẫn có thể còn dịch, với tỉ lệ người nhiễm phải được điều trị vượt mức 10 người/1 triệu dân.

[eMagazine] - Việt Nam đang trải qua làn sóng lây nhiễm Covid-19 lần thứ 3, bao giờ kết thúc? - Ảnh 3.

1. Israel đã trải qua 4 làn sóng lây nhiễm

Với dân số 8,5 triệu người, ngưỡng an toàn dịch của Israel là không quá 85 người đang được điều trị (không quá 10 người/1 triệu dân). Đến nay Israel đã trải qua 4 làn sóng lây nhiễm và là nước có dịch liên tục.

[eMagazine] - Việt Nam đang trải qua làn sóng lây nhiễm Covid-19 lần thứ 3, bao giờ kết thúc? - Ảnh 4.

HÌNH 2: Số người đang điều trị nhiễm Covid – 19 ở Israel Nguồn: Worldometer​

Khi làn sóng lây nhiễm 1 đạt đỉnh ngày 15-4-2020, thì có 9.800 người đang được điều trị, gấp 115 lần ngưỡng an toàn dịch. Các biện pháp chống dịch đã đem lại tác dụng là sau đó số người nhiễm mới và số người đang được điều trị giảm dần, song vẫn còn chưa đạt ngưỡng an toàn (ngày 31-05-2020 có 1.974 người đang được điều trị, gấp 23 lần ngưỡng an toàn dịch).

Tuy nhiên do sau đó các biện pháp phòng dịch được nới lỏng, lây nhiễm lại gia tăng, đến ngày 27-07-2020 làn sóng thứ 2 đạt đỉnh với 36.378 người đang được điều trị, gấp 428 lần ngưỡng an toàn dịch. Các biện pháp siết chặt phòng chống lây nhiễm lần 2 đã phát huy tác dụng, số người đang được điều trị giảm còn 20.305, song vẫn cao hơn 238 lần ngưỡng an toàn dịch.

Các biện pháp ngăn chặn lây nhiễm lại được nới lỏng và làn sóng dịch lần 3 lại bùng phát, mức độ nặng hơn làn sóng lần thứ 2 (ngày 01-10-2020 có tới 72.400 người nhiễm phải được điều trị ở các bệnh viện). Sau đó số người được điều trị giảm còn 8.274 người, ngày 18-11-2020, các biện pháp phòng dịch lại được nới lỏng, làn sóng dịch thứ 4 lại bùng phát với mức độ cao hơn nữa, 84.484 người nhiễm được điều trị vào ngày 05-0-.2021.

Nhận xét: Israel là nước có khoa học công nghệ rất tiên tiến, GDP/người đạt hơn 42.800 USD (gấp gần 15 lần Việt Nam), song việc nới lỏng các biện pháp phòng dịch quá sớm khi mức độ lây nhiễm trong cộng đồng chưa dưới mức an toàn dịch (dưới 10 người đang được điều trị/1 triệu dân) đều làm dịch bùng phát trở lại, lần sau phức tạp hơn lần trước.

2. Hồng Kông đã trải qua 4 làn sóng lây nhiễm

Với dân số 7,5 triệu người, ngưỡng an toàn dịch của Hồng Kông là không quá 75 người đang được điều trị ở các bệnh viện. Đến nay Hồng Kông đã trải qua 4 làn sóng lây nhiễm, là nước đang còn dịch.

[eMagazine] - Việt Nam đang trải qua làn sóng lây nhiễm Covid-19 lần thứ 3, bao giờ kết thúc? - Ảnh 5.

HÌNH 3: Số người đang điều trị Covid – 19 ở Hồng Kông Nguồn: Worldometer​

Sau khi làn sóng lây nhiễm lần thứ 1 đạt đỉnh ngày 09-04-2020 với 677 người nhiễm đang được điều trị (gấp 9 lần ngưỡng an toàn dịch 75 người), các biện pháp siết chặt phòng chống lây nhiễm đã làm giảm số ca nhiễm mới và số người phải điều trị, đến 09-05-2020, Hồng Kông đã đạt ngưỡng an toàn dịch (có 74 người đang được điều trị, thấp hơn ngưỡng an toàn 75 người) và đến 18-05-2020 chỉ còn 27 người đang được điều trị.

Tuy nhiên các biện pháp nới lỏng phòng chống dịch và sự không tuân thủ của một số người dân đã dẫn đến đợt bùng phát dịch lần 2, với đỉnh dịch vào ngày 02-08-2020 có 1.519 người đang được điều trị. Các biện pháp nới lỏng sau khi số người đang được điều trị đạt mức 124 người (gấp 1,65 lần mức an toàn dịch) đã lại làm bùng phát làn sóng dịch thứ 3 rồi thứ 4. Hiện nay số người đang được điều trị là hơn 400 người, gấp 5 lần ngưỡng an toàn dịch.

Bài học: Hồng Kông là 1 vùng lãnh thổ giàu, GDP/người hơn 49.300 USD (gấp hơn 17 lần của Việt Nam). Việc kiểm soát dịch chặt chẽ làm mức độ lây lan giảm xuống dưới mức an toàn dịch (10 người/1 triệu dân), song không thể chủ quan, nới lỏng quá mức khi không có dịch song vẫn còn lây nhiễm quy mô nhỏ, vì dịch hoàn toàn có thể bùng phát trở lại.

3. Nhật Bản đã trải qua 3 làn sóng lây nhiễm


Với dân số 126,4 triệu người, ngưỡng an toàn dịch của Nhật Bản là không quá 1.264 người đang được điều trị ở các bệnh viện. Đến nay Nhật Bản đã trải qua 3 làn sóng lây nhiễm và là nước đang có dịch.

Sau khi làn sóng lây nhiễm lần thứ 1 đạt đỉnh ngày 29-4-2020 với 11.114 người đang được điều trị (gấp 8,8 lần ngưỡng an toàn dịch 1.264 người), các biện pháp siết chặt phòng chống dịch đã làm giảm số ca nhiễm mới và số người đang được điểu trị, đến 05-06-2020, Nhật Bản đã đạt ngưỡng an toàn dịch (có 1.185 người đang được điều trị, thấp hơn ngưỡng an toàn dịch 1.264 người). Thậm chí đến 20-06-2020 chỉ còn 770 người nhiễm được điều trị ở các bệnh viện.

Tuy nhiên các biện pháp nới lỏng mạnh mẽ đã làm dịch bùng phát trở lại, với đỉnh làn sóng thứ 2 vào ngày 12-08-2020 với 14.263 người đang điều trị.

[eMagazine] - Việt Nam đang trải qua làn sóng lây nhiễm Covid-19 lần thứ 3, bao giờ kết thúc? - Ảnh 6.

HÌNH 4: Số người đang điều trị Covid – 19 ở Nhật Bản Nguồn: Worldometer​

Sau khi số người đang được điều trị giảm còn 5.147 người (gấp 4 lần ngưỡng an toàn dịch), các biện pháp nới lỏng kiểm soát lây nhiễm đã làm bùng phát dịch lần thứ 3, với đỉnh dịch vào ngày 19-01-2021 với 72.061 người đang được điều trị, gấp 57 lần ngưỡng an toàn dịch. Hiện nay còn 26.953 người đang được điều trị, gấp 21 lần ngưỡng an toàn dịch.

Bài học: Nhật Bản là một nước có KHCN rất tiên tiến, GDP/người hơn 40.800 USD (gấp hơn 14 lần của Việt Nam). Mặc dù sau làn sóng lây nhiễm lần thứ 1, Nhật Bản đã đạt mức an toàn dịch, song việc nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch sau đó đã làm bùng phát làn sóng dịch lần thứ 2 và thứ 3, với mức độ lần sau trầm trọng hơn lần trước.

4. Thái Lan đã trải qua 3 làn sóng lây nhiễm


Dân số Thái Lan là 69,78 triệu người, nên ngưỡng an toàn dịch là không quá 698 người nhiễm đang được điều trị tại các bệnh viện. Đến nay Thái Lan đã trải qua 3 làn sóng lây nhiễm.

Sau khi làn sóng lây nhiễm lần thứ 1 đạt đỉnh vào ngày 09-04-2020 với 1.451 người đang được điều trị (gấp 2 lần ngưỡng an toàn dịch 698 người), các biện pháp kiểm soát dịch đã làm giảm số người nhiễm mới và số người đang được điều trị ở các cơ sở y tế, đến ngày 21-04-2020 Thái Lan đã đạt ngưỡng an toàn dịch khi chỉ còn 655 người đang được điều trị.

Từ 21-04-2020 đến 19-12-2020, tức là trong gần 8 tháng (241 ngày) Thái Lan đã liên tục duy trì được số người đang được điều trị dưới mức an toàn dịch 698 người, được coi là một nước rất thành công trong kiểm soát dịch Covid – 19. Tuy nhiên sau khi nới lỏng các biện pháp kiểm soát dịch vào 17-12-2020 và với sự trở lại của người lao động nước ngoài, ngày 20-12-2020 số người đang được điều trị đã tăng lên 806 người, vượt ngưỡng an toàn dịch và chỉ sau 17 ngày đã tăng vọt đến mức 4.847 người đang điều trị, gấp 7 lần ngưỡng an toàn dịch.

Các biện pháp thắt chặt kiểm soát dịch sau đó đã làm giảm mức lây nhiễm và còn 2.704 người đang điều trị, ngày 16-01-2021, tuy nhiên sự nới lỏng sau đó lại làm tăng mức lây nhiễm lên 7.158 người đang được điều trị, ngày 02-02-2021 gấp hơn 10 lần ngưỡng an toàn dịch.

[eMagazine] - Việt Nam đang trải qua làn sóng lây nhiễm Covid-19 lần thứ 3, bao giờ kết thúc? - Ảnh 7.

HÌNH 5: Số người đang điều trị Covid – 19 ở Thái Lan (Worldometer)​

Bài học: Một đất nước có thể giữ an toàn dịch suốt 8 tháng liên tục (hơn 240 ngày), song việc nới lỏng kiểm soát dịch và không kiểm soát được người nhập cư có thể nhanh chóng làm dịch bùng phát trở lại với mức độ cao hơn nhiều so với trước kia.

[eMagazine] - Việt Nam đang trải qua làn sóng lây nhiễm Covid-19 lần thứ 3, bao giờ kết thúc? - Ảnh 8.

Với dân số 97 triệu người, ngưỡng an toàn dịch của Việt Nam là 970 người nhiễm đang được điều trị ở các cơ sở y tế. Sau làn sóng thứ 1, tháng 03-2020 đến 04-2020, làn sóng thứ 2, tháng 07-2020 đến 09-2020, chúng ta đang bước vào làn sóng thứ 3, tháng 01-2021 đến 03-2021.


Trong suốt hơn 1 năm qua, từ 23-01-2020 đến nay, số người đang được điều trị Covid – 19 ở Việt Nam luôn thấp hơn ngưỡng an toàn dịch 970 người. Do đó Việt Nam là nước có lây nhiễm đã qua 2 làn sóng lây nhiễm và đang bước vào làn sóng thứ 3, song là nước không có dịch Covid – 19. Làn sóng lây nhiễm thứ 1 đạt đỉnh ngày 02-04-2020, với 158 người đang được điều trị. Làn sóng lây nhiễm thứ 2 đạt đỉnh ngày 17-08-2020, với 492 người đang được điều trị. Làn sóng thứ 3, bắt đầu 27-01-2021, ngày 13-02-2021 có 631 người đang được điều trị (số liệu của tổ chức thống kê thế giới Worldometer).

[eMagazine] - Việt Nam đang trải qua làn sóng lây nhiễm Covid-19 lần thứ 3, bao giờ kết thúc? - Ảnh 10.

HÌNH 6: Số người đang được điều trị Covid – 19 ở Việt Nam (Worldometer)​

Nếu áp dụng tiêu chí ngưỡng an toàn dịch 10 người được điều trị/1 triệu dân cho 1 số tỉnh, thành phố của Việt Nam trong làn sóng lây nhiễm thứ 2 và thứ 3, thì có 1 số địa phương là nơi có dịch thực sự.

[eMagazine] - Việt Nam đang trải qua làn sóng lây nhiễm Covid-19 lần thứ 3, bao giờ kết thúc? - Ảnh 11.

Lây nhiễm Covid – 19 ở Đà Nẵng bắt đầu bùng phát vào ngày 27-07-2020 với 14 người phải điều trị Covid – 19 ở các bệnh viện, trong đó có 11 ca nhiễm mới trong ngày 27-07-2020. Đến ngày 14-08-2020, lây nhiễm đạt đỉnh với 280 người đang được điều trị ở các bệnh viện.

Với dân số 1,14 triệu người thì số người đang được điều trị là 245 người/1 triệu dân, gấp hơn 24 lần ngưỡng an toàn dịch của Đà Nẵng (11 người đang được điều trị). Tức Đà Nẵng là thành phố có dịch Covid – 19, mặc dù cả nước Việt Nam không có dịch, và ngày 17-08-2020, cả nước có 492 người nhiễm đang được điều trị (Hình 6), thấp hơn ngưỡng an toàn dịch của Việt nam là 970 người đang được điều trị. Đến ngày 29-08-2020, Đà Nẵng không còn có ca nhiễm mới, song trong các bệnh viện vẫn còn 159 người đang được điều trị, gấp 14 lần ngưỡng an toàn dịch. Vì vậy không thể coi là dịch đã kết thúc.

Đến ngày 22-09-2020 còn 12 người đang được điều trị ở các bệnh viện và ngày 23-09-2020, tất cả được ra viện. Lúc này Đà Nẵng mới được coi là hết dịch. Tức là thời gian dịch bùng phát ở Đà Nẵng là 19 ngày (Hình 7), thời gian để không còn phát sinh lây nhiễm cộng đồng là 34 ngày (19 ngày + 15 ngày), và thời gian dịch kết thúc là 59 ngày (34 ngày + 25 ngày). Như vậy thời gian để số người đang được điều trị giảm và đạt ngưỡng an toàn dịch là 40 ngày (15 ngày + 25 ngày), gấp 2 lần thời gian dịch bùng phát (19 ngày).

[eMagazine] - Việt Nam đang trải qua làn sóng lây nhiễm Covid-19 lần thứ 3, bao giờ kết thúc? - Ảnh 12.

HÌNH 7: Diễn biến dịch Covid – 19 ở Đà Nẵng

[eMagazine] - Việt Nam đang trải qua làn sóng lây nhiễm Covid-19 lần thứ 3, bao giờ kết thúc? - Ảnh 13.

HÌNH 8: Diễn biến dịch Covid – 19 ở Hải Dương đến ngày 14.02.2021​

Với làn sóng lây nhiễm thứ 3 của Việt Nam, Hải Dương là địa phương có mức độ lây nhiễm rất cao (Hình 8).

Với dân số 1,9 triệu người, ngưỡng an toàn dịch của Hải Dương là 19 người đang được điều trị ở các bệnh viện. Ngày 27-01-2021 xuất hiện ca lây nhiễm cộng đồng đầu tiên được phát hiện, thì chỉ sau 1 ngày đã có thêm 72 ca lây nhiễm cộng đồng, tổng cộng có 77 người nhiễm phải được điều trị, lớn gấp 4 lần ngưỡng an toàn dịch. Tức là Hải Dương là tỉnh có dịch Covid – 19. Đến ngày 14-02-2021, số người được điều trị là 418 người, gấp 22 lần ngưỡng an toàn dịch của tỉnh. Hiện nay, sau 19 ngày chưa biết được khi nào thì dịch ở Hải Dương đạt đỉnh (Hình 8).

Với mức tăng số người phải điều trị ở các bệnh viện trong 4 ngày qua là 120 người, thì nhiều khả năng sau 4 ngày nữa, tức đến 18-02-2021, số người cần được điều trị sẽ tăng thêm không dưới 60 người, tổng số người đang điều trị sẽ khoảng 480 người, gấp 25 lần ngưỡng an toàn dịch. Tức là Hải Dương có nguy cơ trở thành địa phương có dịch Covid – 19 nặng hơn Đà Nẵng với mức độ lây nhiễm gấp 24 lần ngưỡng an toàn dịch (Hình 7).

Từ thực tế của Đà Nẵng là dịch kết thúc sau 59 ngày (số người đang được điều trị ở các bệnh viện thấp hơn ngưỡng an toàn dịch của địa phương), thì có thể dự đoán dịch Covid – 19 ở Hải Dương sẽ kết thúc không sớm hơn 60 ngày, tính từ ngày 27.01.2021, tức là vào cuối tháng 03-2021 với số người nhiễm đang được điều trị ở các bệnh viện không quá 19 người. Dĩ nhiên đây chỉ là dự báo sơ bộ để tham khảo.


Khi Đà Nẵng bắt đầu xảy ra lây nhiễm mạnh ở cộng đồng, lãnh đạo TP Đà Nẵng đã nhanh chóng công bố Đã Nẵng là TP có dịch và tiến hành các biện pháp phong tỏa, cách ly rất quyết liệt. Do đó sau 34 ngày không còn phát sinh lây nhiễm trong cộng đồng.

Cho đến nay, lãnh đạo tỉnh Hải Dương chưa công bố tỉnh Hải Dương là tỉnh có dịch, mặc dù mức độ lây nhiễm ở tỉnh đã cao gấp 24 lần ngưỡng an toàn dịch theo tiêu chí mà Tổ chức Y tế thế giới đã công bố là thế giới có dại dịch Covid – 19 vào 11-03-2020. Điều này có thể đã dẫn đến sự chủ quan của một bộ phận người dân trong việc phòng chống dịch và các biện pháp đã triển khai chưa tương xứng với tình hình là Hải Dương đang là một tỉnh có dịch với mức lây nhiễm cộng đồng cao hơn 20 lần ngưỡng an toàn dịch.

[eMagazine] - Việt Nam đang trải qua làn sóng lây nhiễm Covid-19 lần thứ 3, bao giờ kết thúc? - Ảnh 15.

Ngoài Hải Dương và Quảng Ninh, từ 27-01-2021 đến nay đã có lây nhiễm cộng đồng ở 11 tỉnh, thành phố khác với mức độ khác nhau, song nhìn chung là thấp. Hà Nội, TP HCM có lây nhiễm song không có dịch, vì số người đang điều trị Covid – 19 ở các bệnh viện của Hà Nội là 4 người/1 triệu dân, ở TP HCM là 4 người/1 triệu dân, thấp hơn nhiều ngưỡng an toàn dịch 10 người/1 triệu dân.

Mức độ lây nhiễm ở Hải Dương hiện nay (220 người đang điều trị/1 triệu dân) cao gấp 55 lần mức lây nhiễm ở Hà Nội và TP HCM (4 người đang điều trị/1 triệu dân). Tức là mức độ lây nhiễm cộng đồng ở Hà Nội và TP HCM chỉ bằng chưa tới 2% mức độ lây nhiễm ở Hải Dương. Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng và các tỉnh khác đang quyết liệt phòng chống dịch.

Vì vậy làn sóng lây nhiễm Covid - 19 thứ 3 ở Việt Nam hiện nay khi nào kết thúc chủ yếu phụ thuộc vào dịch Covid – 19 ở Hải Dương bao giờ kết thúc.

[eMagazine] - Việt Nam đang trải qua làn sóng lây nhiễm Covid-19 lần thứ 3, bao giờ kết thúc? - Ảnh 16.
 

hauyenhd

Xe container
Biển số
OF-495122
Ngày cấp bằng
6/3/17
Số km
5,866
Động cơ
2,964,211 Mã lực
Cả nước giãn từ 1 tết thì cố mươi ngày nữa là ngon rồi. Trước rằm thì dân cũng chỉ ăn, chơi chứ làm ăn buôn bán gì mà bảo ảnh hưởng kinh tế quá. 2 hôm nữa mn lại di chuyển rầm rập về phố. Không biết các đại bàng đang tính thế nào.
HD giãn cách từ 28/1 rồi cụ ơi.

Vậy tại sao nó chỉ lây mạnh ở HD hả cụ ;))
71CDDFBC-1EE7-4680-A258-EC3F299FF6CB.png

Cụ xem bảng thống kê tính đến hôm qua đây, Chí Linh với Cẩm Giàng là tâm dịch lại nằm trong KCN thì tránh sao đc các ca còn lên đều, Nam Sách với Kinh Môn thì vì vị trí địa lý dân làm trong KCN bên CL nhiều thì cũng dính theo thôi. Vấn đề của HD theo e nằm trong khu cách ly quá tải + k có biện pháp mạnh với dân ở vùng dịch về nên giờ mới xuất hiện các ca nằm ngoài khu phong toả.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top