Cụ chả hiểu j về cái Blue zone này, em thật.
Nếu cụ đi từ các quận có ca lây nhiễm thì cụ bị cách ly 21 ngày tại nhà.Các cụ mợ cho em hỏi Đà Nẵng có công văn cho người từ Hà Nội mà bay vào đó sẽ phải cách ly 14 ngày không ạ?
E đang bị đây
![sad :( :(](/styles/yahoo/2.gif)
Cụ chả hiểu j về cái Blue zone này, em thật.
Nếu cụ đi từ các quận có ca lây nhiễm thì cụ bị cách ly 21 ngày tại nhà.Các cụ mợ cho em hỏi Đà Nẵng có công văn cho người từ Hà Nội mà bay vào đó sẽ phải cách ly 14 ngày không ạ?
Ngay cả Quảng Ninh hôm nay cũng phức tạp, vì có 2 ca là 2 vợ chồng nhiễm không rõ nguồn lây.Tp HCM có vẻ căng thật đấy https://vnexpress.net/them-hai-nhan-vien-tan-son-nhat-nghi-nhiem-ncov-4233802.html
Trong khi lại ghi nhận hai trường hợp người thân của ca 2009 có kết quả sau( total HN hôm nay 3 ca oqr Garden Hill)
![]()
![]()
Israel đang đón nhận những kết quả ban đầu đầy hứa hẹn của nỗ lực tiêm chủng vaccine hàng đầu thế giới, thắp hy vọng cho cuộc chiến chống Covid-19.
Dữ liệu theo dõi 163.000 người dân Israel đã được tiêm đủ hai liều vaccine Pfizer/BioNTech do Tổ chức Y tế Maccabi công bố cho thấy chỉ có 31 người nhiễm nCoV. Trong nhóm đối chiếu được tiêm giả dược, số người nhiễm virus là 6.500.
Theo dữ liệu từ Bộ Y tế Israel, trong 750.000 người trên 60 tuổi đã tiêm vaccine, chỉ có 531 người nhiễm nCoV, chiếm 0,07%. Trong số đó, chỉ có 38 người phải nhập viện với các triệu chứng từ trung bình tới nặng. Một nghiên cứu khác của tổ chức y tế Clalit cũng phát hiện tỷ lệ dương tính với nCoV đã giảm 33% trong số 200.000 người sau 14 ngày tiêm mũi vaccine Pfizer đầu tiên, so với nhóm đối chiếu.
![]()
Nhân viên y tế tiêm vaccine cho một nam thanh niên Israel ở thành phố Hod Hasharon hôm 4/2. Ảnh: AFP.
Giới chuyên gia đánh giá đây là những kết quả đầy hứa hẹn, đặc biệt khi thế giới coi vaccine là con đường tốt nhất để thoát khỏi đại dịch và các chủng mới lây lan. "Chúng ta có thể nói một cách thận trọng rằng điều kỳ diệu đã bắt đầu xuất hiện", Eran Segal, nhà khoa học của Viện Weizmann, đăng trên Twitter tuần trước.
Nhà khoa học này cũng dẫn các số liệu cho thấy tỷ lệ ca nhập viện giảm 30% và ca bệnh nặng giảm 20% trong số những người trên 60 tuổi sau hai tuần tiêm vaccine.
Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng cảnh báo rằng Israel vẫn còn một chặng đường dài phía trước. Họ lưu ý các ca bệnh nặng đang giảm, nhưng tổng số ca nhiễm của Israel chưa có thay đổi đáng chú ý. Đồng thời, giới nghiên cứu cũng cho rằng kết quả có thể thay đổi do tác động của các biến chủng nCoV xuất hiện ngày càng nhiều. Israel đã phong tỏa nghiêm ngặt từ đầu tháng 1, ngay khi chiến dịch tiêm chủng được tăng cường. Đây cũng có thể là yếu tố giúp số ca nhiễm ở Israel giảm, theo các chuyên gia.
Israel khởi động chương trình tiêm chủng vào tháng 12 năm ngoái. Cho tới nay, khoảng 1/3 dân số nước này, tức ba triệu người, đã được tiêm chủng ít nhất một mũi vaccine Pfizer/BioNTech. Gần 1,8 triệu người đã tiêm đủ hai mũi theo quy định.
Hơn 90% người trong độ tuổi từ 70 tới 79 đã được tiêm một mũi vaccine và gần 80% đã tiêm đủ hai mũi. Chương trình tiêm chủng sau đó được mở rộng cho tất cả người dân trên 16 tuổi.
Israel có thể đạt được thành tích này là nhờ hệ thống y tế phổ cập và số hóa hiện có. Tất cả công dân đều đăng ký tham gia một trong 4 tổ chức y tế lớn của Israel. Mọi người đều được cấp mã số riêng, cho phép dễ dàng truy cập vào hồ sơ y tế điện tử. Hệ thống cũng cho phép nhân viên y tế liên tục cập nhật thông tin tiêm chủng của mỗi người, theo dõi tác dụng phụ và lên lịch cho mũi tiêm tiếp theo.
Giống nhiều quốc gia khác, giai đoạn đầu chiến dịch tiêm chủng của Israel cũng tập trung vào nhóm người trên 60 tuổi và nhân viên y tế. Tuy nhiên, họ có chính sách để tránh lãng phí vaccine thừa sau mỗi ngày hoặc mỗi tuần tiêm chủng, bằng cách tiêm cho bất kỳ ai ở gần đó.
"Chúng tôi đã lên kế hoạch tỉ mỉ cho chiến dịch tiêm chủng, nhưng thực hiện nó một cách linh hoạt. Khi lập kế hoạch, bạn khó có thể biết dây truyền trữ lạnh sẽ ra sao, hay sẽ tiêm bao nhiêu liều vaccine, nên cần có điều chỉnh nhanh chóng. Và chúng tôi đã làm điều đó rất tốt", Hagai Levine, nhà dịch tễ học tại Trường Y tế Cộng đồng Hadassah thuộc Đại học Hebrew, nói.
Thủ tướng Benjamin Netanyahu tuyên bố toàn bộ dân số Israel sẽ được tiêm chủng đầy đủ vào cuối tháng 3. Nhiều chuyên gia cho rằng mục tiêu này không đơn giản, nhưng vẫn tin vào tính khả thi của nó.
Israel dẫn đầu thế giới về chiến lược tiêm chủng vaccine Covid-19 và những kết quả đầy hứa hẹn mới đây đang mở ra hy vọng cho quốc gia Trung Đông này và cả thế giới về cuộc chiến chống đại dịch. Song nhiều chuyên gia cho rằng vẫn còn nhiều vấn đề lo ngại xoay quanh chiến dịch tiêm chủng của Israel.
Đầu tiên là sự xuất hiện ngày càng nhiều của các chủng nCoV mới, đặt ra thách thức về hiệu quả của các loại vaccine hiện có, trong đó có Pfizer/BioNTech. Dù vaccine của Pfizer hiện được chứng minh có hiệu quả đối với các biến thể, mọi thứ có thể thay đổi khi nCoV tiếp tục đột biến.
Một vấn đề khác được đặt ra là liệu người không mắc nCoV có nguy cơ lây nhiễm cho người khác sau khi tiêm vaccine Covid-19 hay không, theo Brian Wahl, nhà dịch tễ học tại Trường Y tế Cộng đồng Johns Hopkins Bloomberg.
Ngoài ra, giới chuyên gia cũng đang tìm hiểu xem vaccine Covid-19 có thể duy trì hiệu quả trong bao lâu. "Chúng tôi cần tiếp tục quan sát hiệu quả bảo vệ của vaccine trong vài tháng sau khi tiêm", Wahl nói.
Giới chức Israel và thế giới cũng cần tìm giải pháp đối phó với làn sóng hoài nghi hiệu quả tiêm chủng, đặc biệt là với loại vaccine mới được phát triển trong thời gian ngắn như vaccine Covid-19. Tuy nhiên, Ann Blake, một nhà nghiên cứu tại Đại học Y Baylor, người nghiên cứu về nỗ lực tiêm chủng của Israel, lạc quan rằng quốc gia Trung Đông có thể giải quyết tốt thách thức này.
"Chiến dịch tiêm chủng của Israel cho thấy một nỗ lực truyền thông có tổ chức và phối hợp tốt, dựa trên lãnh đạo cộng đồng địa phương và các thông điệp đáng tin cậy song song với một thông điệp nhất quán từ các cấp lãnh đạo cao nhất của chính phủ, nhằm khuyến khích những người còn chần chừ tiêm vaccine", Blake cho hay.
![]()
Nhân viên y tế tiêm vaccine Covid-19 tại viện dưỡng lão ở Ramat Gan, Israel. Ảnh: NYTimes.
Chính phủ Israel bên cạnh đó phải đối mặt với những chỉ trích về việc triển khai tiêm chủng đối với cộng đồng người Palestine. Israel đã gửi khoảng 2.000 liều vaccine Moderna cho Palestine tuần này và hứa hẹn gửi thêm 3.000 liều nữa. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng con số này là quá nhỏ so với hơn 4,5 triệu dân Palestine.
Nếu người dân Palestine không đạt miễn dịch cộng đồng, nó có thể làm suy yếu nỗ lực tiêm chủng của Israel, bởi vì nhiều người lao động Palestine di chuyển qua Israel mỗi ngày.
Các chuyên gia cho rằng câu chuyện của Israel đã cho thế giới bài học về việc một quốc gia có thể triển khai chiến dịch tiêm chủng nhanh như thế nào
Ở đây thông tin hơi khác chút bác ạ: https://dantri.com.vn/suc-khoe/hung-yen-ghi-nhan-mot-truong-hop-duong-tinh-sars-co-v-2-ngoai-cong-dong-20210209112921836.htmNgười đàn ông 38 tuổi, trú tại xã Yên Phú, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên, test nhanh tại Bệnh viện Phổi Trung ương dương tính nCoV
https://vnexpress.net/nam-giao-vien-o-hung-yen-test-nhanh-duong-tinh-4233866.html
Người đàn ông là giáo viên trường Cao đẳng Công thương. Trường nằm ở thị trấn Lai Cách, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Theo thông tin anh cung cấp với cơ quan chức năng, anh từ trường về nhà khoảng một tháng nay và có một số lịch trình ở tỉnh Hưng Yên. Ngày 8/2, anh tới Bệnh viện Phổi Trung ương khám bệnh. Hiện anh đã được lấy mẫu, xét nghiệm tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương
Nó cho ở trong khách sạn là may cho cụ rồi ha haNếu cụ đi từ các quận có ca lây nhiễm thì cụ bị cách ly 21 ngày tại nhà.
E đang bị đây, mất tết rồi
Từ hồi ĐN tháng 8 năm ngoái SG đã làm được gần 10k mẫu đơn/ngày rồi mà bác, giờ gộp 10-15 mẫu (với giả định năng lực lấy mẫu đủ đáp ứng) thì phải hơn nhiều chứ. Hôm trước đọc con số 15k mẫu đấy thì em hiểu là mẫu đơn. Nhưng đúng cái khó nhất là ở công đoạn lấy mẫu, em cũng thừa nhận ở post đầu tiên. Cần thiết thì phải huy động gấp lực lượng sinh viên ngành y thôi.Lượng 10-15k mẫu/ngày đấy là đã tính gộp mẫu.
Mất thời gian công sức nhất là ở giai đoạn lấy mẫu dịch họng hầu, chứ không phải công suất chạy PCR
tpHcM phức tạp vì là thành thị, giao lưu nhiều, ko phong toả hay cô lập ngay một vùng được, mà có làm thì giờ cũng quá muộn, phải làm vùng rộng ảnh hưởng đến kinh tế. Sân bay TsN lại là cửa ngõ quan trọng ko cấm phong toả được
Em cũng nghĩ vậy , vì đội trốn biên cả đống có kiểm soát đc hết đâu nên việc mắc trong cộng đồng có lẽ đã có nhiều ca lẻ tẻ tại nhiều nơi rồi . Thế mới có chuyện có nhiều trường hợp ko thể xác định nguồn lây . Nhưng có vẻ đợt này ko thấy diễn biến nặng mâý vì thấy thống kê số người nhiễm bệnh nhưng số phải chăm sóc đặc biệt và số chết thì ko thấy nói đến !Cá nhân em nghĩ là con Covi này quanh quẩn trong cộng đồng từ lâu rồi, là do mình không xét nghiệm đại trà mà chờ người có triệu chứng vào bệnh viện thì mới biết nên con số thống kê rất thấp.
Thưa cụ, nhà e ở Đà Nẵng, e đi công tác ở HN từ 24-28/1, là 4 ngày ngay trước khi phát sinh dịch. Thế theo cụ em phải làm thế nào? Ở lại khách sạn ở Hn đến lúc hết dịch luôn à?Mấy ngày này từ vùng có ca mắc covid vẫn bò về quê thì mn đã xác định sẽ có khả năng bị cách ly tập trung hoặc cách ly tại nhà chứ nhỉ, có lạ lẫm mới mẻ đâu mà mn than như vạc
Thật sự em k hiểu các bác cố bò về quê để đi cách ly nghĩ gì. Cha đau mẹ ốm k đợi được mấy ngày về nhìn mặt lần cuối còn thông thông xíu là k đi k được, chứ bình thường khoẻ mạnh con cháu đã xa quê cả năm, xa thêm 20 ngày thì chết đi đâu được mà p cố đi dịp này. Đợi 1 tháng nữa lấy phép về 10 ngày ăn chơi bét nhè cho đỡ nghĩ k chịu, đang yên đang lành bò về quê để được bế đi cách ly cơ.
TSN công bố thêm ca rồi, kiểu này nhóm gộp 4x5 k chỉ có 4 ca bốc xếp nhé.
Nhà bác ở đâu thì bác về đó, chứ chạy đi đâu được mà phải lăn tăn chuyện đi về, em chỉ thắc mắc các bạn ở sg hn cả năm hoặc thậm chí vài năm nhưng đợi k đc 20 ngày để về thăm quê cơ. Hoặc các bạn nhà ở sg hn nhưng p sốt ruột về ăn tết ở quê đúng thời gian bùng dịch rồi than thở sao bị cách ly thì cũng lạ thật chứ.Thưa cụ, nhà e ở Đà Nẵng, e đi công tác ở HN từ 24-28/1, là 4 ngày ngay trước khi phát sinh dịch. Thế theo cụ em phải làm thế nào? Ở lại khách sạn ở Hn đến lúc hết dịch luôn à?
Về thôi. Có thì cũng cách ly ở nhàNhà bác ở đâu thì bác về đó, chứ chạy đi đâu được mà phải lăn tăn chuyện đi về, em chỉ thắc mắc các bạn ở sg hn cả năm hoặc thậm chí vài năm nhưng đợi k đc 20 ngày để về thăm quê cơ. Hoặc các bạn nhà ở sg hn nhưng p sốt ruột về ăn tết ở quê đúng thời gian bùng dịch rồi than thở sao bị cách ly thì cũng lạ thật chứ.
Vâng, thế thì cứ yên lặng mà đi cách ly thôi, than thở làm gì khi mình lựa chọn? Và ai cũng tư duy như thế, thì dịch khả năng sẽ lan khắp 64 tỉnh thành phố thì cũng cố mà chịu, giãn cách cả nước thêm 1 tháng, kinh tế đình trệ thêm nửa năm cũng cố mà chịu, vì chúng ta củng góp tay góp sức vào thực tại như thế. Chỉ sợ dám làm mà k dám chịu, như thể bất hạnh của mình là hàng xóm nó tặng cho thôi.Về thôi. Có thì cũng cách ly ở nhà
Long an và tiền giang sát nách tphcm mà ko chiụ làm như dak nôngChủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông cho biết trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp tại TP HCM, tỉnh này đã quyết định nâng 1 cấp về phòng chống dịch: Yêu cầu cách ly tại nhà tất cả người dân từ TP HCM về.
![]()
Chủ tịch Đắk Nông: Tình hình rất căng nên phải cách ly tất cả người về từ TP HCM
(NLĐO) - Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông cho biết trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp tại TP HCM, tỉnh này đã quyết định nâng 1 cấp về phòng chống dịch: Yêu cầu cách ly tại nhà tất cả người dân từ TP HCM về.nld.com.vn
Liệu có từ tết duong lịch không cụ. Hy vọng là sau đó chứ đợt đón tết em thấy chủ quan quá.Bác Phu nói thế này thì các tỉnh họ nâng cao tinh thần cảnh giác là đúng rồi
![]()
Virus SARS-CoV-2 đã âm thầm lây lan trong cộng đồng tại TPHCM từ lâu
PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng Sự kiện y tế công cộng (Bộ Y tế) nhận định đợt dịch COVID-19 đang diễn ra tại TPHCM không phải đợt dịch lớn nhất nhưng phức tạp nhất. Theo ông Phu, virus đã âm thầm lây lan trong cộng đồng một khoảng thời gian từ lâu.www.tienphong.vn