Có phải chăng cụ thấy "bậc thạc sĩ ở nước ngoài" = chương trình đại học VN (4 năm cử nhân)?
Chứ không phải là "chương trình cử nhân nước ngoài" = "chương trình cử nhân VN"?
Khi cha mẹ và học sinh cấp 3 Trung Quốc nói chuyện với một giáo sư đại học tại Mỹ hỏi ý kiến của ông về việc nên đi du học ở Mỹ ở bậc cử nhân hay là thạc sĩ / tiến sĩ, ông này nói là tinh hoa giáo dục của nước Mỹ nằm ở chương trình cử nhân vì mấy lý do:
- Tinh thần khai phóng - liberal arts ~ học nhiều môn học theo sở thích ngoài major và theo quy định đa dạng hóa nội dung học hai năm đầu của trường (General Education). Đây là thứ tồn tại khá nhiều ở bậc học THPT và cử nhân nhưng không hề tồn tại ở bậc sau cử nhân
- Độ dài 4 năm ở độ tuổi hình thành thế giới quan > độ dài 1-2 năm (Master) hoặc thậm chí 5 năm (PhD) ở độ tuổi mà các giá trị và góc nhìn đã bắt rễ sâu và khó mở mang hay thay đổi.
- Môi trường học tập ở bậc cử nhân gần gũi với các học sinh đồng lứa khác hơn nhiều so với bậc học cao hơn vì format của lớp học, lab group, hoạt động ngoại khóa, v.v
Xin lỗi cụ vì em gõ chữ trên điện thoại nên câu cú không được thông suốt.
- Ý em nói là chương trình đại học ở Việt Nam cung cấp cho em đủ kiến thức, kĩ năng, trải nghiệm để em theo học chương trình sau đại học, làm việc ở Việt Nam, Bắc Âu, và Mỹ. Chương trình đại học tại Việt Nam và chương trình thạc sĩ tại Châu Âu mà em theo học có tương đối nhiều sách dùng chung, điều khác là ở VN em học những chapters đầu tiên (introductory), còn bậc thạc sĩ sẽ học những chapters phía sau (advanced). Còn chương trình của Mỹ là MBA (cũng không đòi hỏi kiến thức sâu nặng) nên thậm chí còn học lại nhiều kiến thức em đã học ở đại học (nhưng với cách tiếp cận khác thực tế hơn).
- Trên thế giới có nhiều nước phát triển ngoài Mỹ, như Nhật, Châu Âu, Nam Hàn, Úc... và những nước này đều không phổ biến mô hình liberal arts college (LAC). Sinh viên vẫn phải theo học một chương trình cụ thể như Bachelor in Management, Bachelor of Science in Mechanical Engineering, và Việt Nam cũng đi theo hướng này. Mỗi hướng đều có điểm tốt và điểm chưa hoàn hảo. Ngoài mô hình khai phóng như cụ nhắc đến, cụ có thể xem một chương trình đào tạo đại học ở Châu Âu (Chỉ 3 năm) tại
https://www.hhs.se/en/education/bsc/be/program-description/ để thấy là các bạn sinh viên cũng phải học những môn nhất định.
- Mô hình lớp học thì dựa vào những trải nghiệm, em thấy lớp học ở Business school (trường kinh doanh) ở Mỹ thì có sôi động hơn, nhưng khoa Economics lại không khác gì ở Việt Nam hay Châu Âu cả. Em có theo học một số lớp bậc đại học tại Mỹ bao gồm Family Business (Business School), International Trade Policy (Econ Dept). Có thể 2 lớp của em không phải nhiều, nhưng chắc chắn là do em cảm nhận chứ không phải nghe từ lời một người khác.
- Ở Việt Nam bây giờ có đầy đủ các hoạt động trong lớp: làm việc nhóm, giải case studies, thuyết trình, role play.... Các bạn sinh viên khoa học, công nghệ đều có cơ hội nghiên cứu cùng thầy cô hoặc tham gia các chương trình thực tập hè tại nước ngoài (nếu cụ cần thì em tiếp tục đưa dẫn chứng). Tuy nhiên, chất lượng đến đâu, có được nhận thực tập hay không thì phụ thuộc nhiều vào sự chủ động và khả năng định hướng của mỗi sinh viên, không ai thúc ép được vấn đề này cả, tây hay ta đều như vậy cả.
- Cuối cùng em muốn nhấn mạnh là ở mô hình giáo dục nào đi nữa thì sự cầu tiến, định hướng, chủ động của sinh viên mới là yếu tố quan trọng, chứ không phải tại mô hình giáo dục- 2020 rồi nên thế giới đã trở nên phẳng hơn. Vậy nên, với trải nghiệm của em thì không có mô hình giáo dục nào thần thánh cả, vì mỗi mô hình đều có ưu điểm và khuyết điểm.