Cái gọi là " " bão xy tô kin" của cụ tỷ lệ bao nhiêu %? Cụ tưởng bão của cụ xảy ra không triệu chứng à? 30 phút sau lăn ra chết luôn hay gì? Máy do SP2 tai nhà để làm gì?
Em còn tưởng cụ là bác sĩ hay chuyên gia ở đâu mà chê cả bác sĩ, chê cả F0 khỏi bệnh. Hóa ra 1 chút kinh nghiệm còn không có, đọc trên mạng mà tự tin thế?
Tối ưu nhất? Tối ưu nhất là cụ nằm trên giường, bên cạnh là bác sĩ trực 24/24 cho cụ
Nói thì rất hay bác ơi, giờ có một ví dụ thế này. Bác bị dương tính và không có triệu chứng ở ngày thứ 3, có xác suất chuyển nặng vào khoảng 1% (1/100), và có 2 lựa chọn. Một là nhập viện luôn, không có y bác sỹ túc trực 24/24 nhưng chắc chắn chuyển nặng thì có người biết. Hai là ở nhà, dùng máy tự đo, lúc nào có chuyển biến nặng thì gọi cấp cứu. Lấy bối cảnh là Sài Gòn vào giữa tháng 7, tức là y tế cũng chưa quá căng thẳng, đang trong giai đoạn chuẩn bị. Giờ bác quyết định đi ở nhà hay nhập viện. Bác trở lời câu hỏi này rồi sau đó mình nói chuyện tiếp.
Nhà nước đã chia ra từng tầng để chữa F0 là vì thế, ít nhất thì nếu trở nặng chuyển viện cũng sẽ nhanh hơn là gọi cấp cứu vào thời điểm đó. Mặc dù lúc quá tải thì kết quả thế nào chúng ta đều đã biết hết rồi. Không nói là quá tải F0 nhé, mà quá tải F0 trở nặng thở máy các kiểu, lúc mà tuyến cuối không thể nhận thêm được ai nữa.
Tất nhiên là liệu cơm gắp mắm, lãnh đạo và chuyên gia y tế sẽ cân nhắc hết các kịch bản, xác suất để đưa ra phương án tốt nhất trong phạm vi nguồn lực hạn chế. Đây là chính là phương pháp mà các nước mở cửa với Covid đang áp dụng, tức là bao nhiêu ca/ngày thì hệ thống y tế còn chịu đựng được, nếu tăng lên thì siết chặt còn nếu giảm xuống thì có thể mở cửa thêm. Như Hà Nội nếu mà cứ mỗi ngày nổ chừng 300 ca thậm chí 1000 ca cho đến hết dịch thì các cụ lại mừng quá. Chỉ sợ là số lượng vẫn cứ tăng lên không kiểm soát được.