Em khuyên thật ạ, các cụ cứ sắm một ít kit test nhanh + một hai cái máy đo SPo2 để hờ trong nhà đi ạ. Lúc trước trên này có cụ từng bảo không hình dung ra được F1 tại nhà sẽ thế nào, giờ thì nhiều tỉnh thành "thí điểm" điều đó rồi.
Khi số ca nhiễm càng tăng thì khả năng F0 "được" hoặc "phải" điều trị tại nhà sẽ càng cao. Điều mình "không hình dung được", hoặc "không muốn", biết đâu rồi có lúc thành hiện thực.
Chuẩn bị trước vẫn hơn ạ.
Trong một group FB em tham gia, một bạn TNV còn khuyên là dù có đi cách ly tập trung cũng nên tự mang đồ đo SpO2 theo, vì lỡ quá tải, thiếu nhân lực, thiếu vật tư... thì không đủ để đo từng người.
Thuốc men thì em chẳng dám khuyên bừa. Nhưng thực sự hiện tại trong SG, nhiều người vẫn nói là khi nhiễm, báo y tế phường, chỉ được phát gói thuốc A, còn gói C thì cứ báo là hết, trong khi mua bên ngoài vẫn có. Có người thương cha thương mẹ nên cắn răng "mua lậu" với giá trên trời, có người bằng lòng với những toa thuốc online đã lan truyền từ tháng 7, tháng 8 tới giờ.
Cụ nào có điều kiện thì tìm hiểu rồi sắm một ít thuốc cơ bản trong nhà, có khi lại cần ( cho bản thân hoặc cho tặng người quen chẳng hạn). Đừng đợi tới lúc khan hiếm hoặc ngăn sông cấm chợ lại vất vả.
Thêm cái nữa là các cụ đừng tiếc tiền mua khẩu trang tốt và cồn xịt khuẩn cho bản thân và gia đình. Đừng ham rẻ, đừng mua đại. Thậm chí dùng khẩu trang vải loại dày rồi giặt sạch dùng lại vẫn tốt( nếu có không gian sạch sẽ có nắng để phơi). Từ hồi bùng dịch tới giờ không biết bao vụ khẩu trang dởm, găng tay tái sử dụng... bị moi ra rồi. Gel rửa tay dởm, cồn rởm thì lợi bất cập hại. Đầu tư thêm cái kính chắn giọt bắn. Ban đầu mang bất tiện, nói chuyện khó nghe, sau là sẽ quen hết ạ.
Em có biết một nhà trong SG suốt mấy tháng dịch toàn sát khuẩn bằng "rượu gốc" pha loãng ( xịt hoặc rửa thay cồn, thậm chí súc miệng thay nước muối, chứ không phải uống nha các cụ). Nhà đó bảo thà mua rượu chỗ quen dưới quê lên dùng thế còn yên tâm hơn mấy thứ cồn công nghiệp bán tràn lan không nhãn mác. Dĩ nhiên đó cũng chỉ là một lựa chọn.
Nhiều người thì có thói quen dùng một cái ktyt qua nhiều ngày, đến khi xơ tưa ra luôn mới bỏ. Đương nhiên không tốt rồi.
Các cụ mợ cố tập cho gia đình con cái thói quen đồ gì mang từ ngoài vào cũng phải xịt khuẩn cẩn thận. Lấy hàng online thì xịt thùng, xịt lớp bọc trong bọc ngoài. Đi đâu về phải thay áo khoác đổi giày dép. Hạn chế dùng chung đồ dùng với người khác càng nhiều càng tốt dù thân thiết thế nào. Rửa tay thường xuyên. Hạn chế xài tiền mặt. Cụ nào công việc tiếp xúc người ngoài nhiều thì hạn chế chăm sóc người lớn tuổi bệnh nền trong nhà, có tiếp xúc thì tắm táp thay đồ sạch sẽ không vướng bụi đường rồi hãy vào phòng họ.
Ví dụ như công ty em, lúc tháng 10 tài xế chạy SG về phải cách ly tại bãi xe hoặc trạm xe chứ không được về nhà, qua tháng 11 thì đã được cho về nhà, nhưng hầu hết đều đồngg ý ở lại bãi xe để khỏi ảnh hưởng tới gia đình.