[Funland] Tổng hợp tất cả các vấn đề liên quan đến dịch bệnh COVID-19 / Phần 4 “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”

Trạng thái
Thớt đang đóng

maibai

Xe tải
Biển số
OF-788251
Ngày cấp bằng
23/8/21
Số km
354
Động cơ
-235,570 Mã lực
WHO cho rằng không có câu trả lời nào đơn giản cho mọi thứ trong "kỷ nguyên SARS-CoV-2". Tiến sĩ Mike Ryan cảnh báo có khả năng loại virus này sẽ lan rộng khắp thế giới, di chuyển đến một khu vực khác, nơi khả năng miễn dịch đang suy yếu. Chủ tịch Ủy ban khẩn cấp WHO Didier Houssin nhận định rằng chưa phải là lúc để hạ thấp mức độ cảnh giác, hoặc buông lỏng việc giám sát, xét nghiệm hay sao lãng các biện pháp y tế cộng đồng và ngừng chiến dịch tiêm chủng, bởi mức độ lây lan của virus SARS-CoV-2 vẫn còn rất mạnh, tỷ lệ tử vong vẫn cao và virus SARS-CoV-2 đang tiến hóa một cách không thể dự đoán được.

 

jazzzzz

Xe lăn
Biển số
OF-90108
Ngày cấp bằng
29/3/11
Số km
11,919
Động cơ
1,333,541 Mã lực
Em vào hóng chuyện nhà anh hàng xóm
 

lucky123

Xe hơi
Biển số
OF-780343
Ngày cấp bằng
12/6/21
Số km
126
Động cơ
-415,000 Mã lực
6d68293.jpg

Hội nghị thượng đỉnh COVID-19 toàn cầu
Lần thứ 2 sẽ được tổ chức theo hình thức trực tuyến vào ngày 12/5 tới để lãnh đạo các nước thảo luận về những nỗ lực nhằm chấm dứt đại dịch này và chuẩn bị các phương án ứng phó với các mối đe dọa y tế trong tương lai.
Trong thông cáo báo chí với Nhóm các nước phát triển hàng đầu thế giới (G7) và Nhóm các nước phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) công bố ngày 18/4, Nhà Trắng nhấn mạnh sự xuất hiện và bùng phát các làn sóng dịch mới do các biến thể của virus SARS-CoV-2 như Omicron đã cho thấy rõ cần có một chiến lược để kiểm soát dịch COVID-19 trên toàn cầu.
Hội nghị COVID-19 lần thứ 2 sẽ do Mỹ chủ trì cùng với Đức - nước giữ chức Chủ tịch G7, Indonesia - nước giữ chức Chủ tịch luân phiên của G20 và Senegal - nước giữ chức Chủ tịch Liên minh châu Phi, và Belize - nước hiện giữ chức Chủ tịch Cộng đồng Caribe (CARICOM).
Lan Phương (TTXVN/Vietnam+)

 

Mainboard To_oT

Xe hơi
Biển số
OF-791677
Ngày cấp bằng
28/9/21
Số km
183
Động cơ
23,848 Mã lực

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi gives thumbs down to Shanghai, distancing closest aide,” Nikkei Asia, 14/04/2022

Lý Cường từng được mong chờ sẽ trở thành thủ tướng tiếp theo của Trung Quốc.

Tuần trước, trong bài phát biểu kỷ niệm thành công của Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tuyên bố giành chiến thắng trước Covid-19.

“Như một số vận động viên nước ngoài đã nói, nếu có huy chương vàng dành cho ứng phó với đại dịch, thì Trung Quốc xứng đáng nhận nó. Tôi cho rằng huy chương vàng ấy thuộc về tất cả các nhân sự tham gia tổ chức Thế vận hội,” ông nói tại buổi lễ ngày 08/04.

Tập mỉm cười, nhưng một trong những trợ lý thân cận nhất của ông ở Thượng Hải có lẽ sẽ chẳng thể cười được. Thay vào đó, Lý Cường, Bí thư Thành ủy của trung tâm tài chính toàn cầu này, hẳn đã cảm thấy vô cùng lo lắng trong lúc tiếp tục giám sát đợt phong tỏa.

Lời khen ngợi của Tập là dành cho các quan chức ở Bắc Kinh. Ngược lại, Thượng Hải hiện đang trên bờ vực thẳm, khi phải vật lộn để kiềm chế đợt bùng phát dịch lần này. Thượng Hải chiếm phần lớn các trường hợp nhiễm mới ở Trung Quốc đại lục, gây ra vết nhơ cho chính sách “zero-Covid” cứng rắn của Tập.

Nếu đợt dịch này lan sang các khu vực khác của đất nước, nó có thể làm hủy hoại hy vọng của Tập về việc ca ngợi “chiến thắng vĩ đại” của chính quyền ông đối với coronavirus tại Đại hội Đảng Toàn quốc vào mùa thu này.

Điều đó sẽ là thảm họa đối với Lý Cường, một ứng viên cho vị trí thủ tướng tiếp theo của Trung Quốc, và một chính trị gia tự coi mình là phụ tá thân cận nhất của Tập.

Cư dân Thượng Hải, những người thường thích nói chuyện kinh doanh hơn chính trị, nay đã lao vào các cuộc tranh luận chính trị hiếm hoi, khi mà sinh kế của họ bị đe dọa.

“Thượng Hải chiếm tới 95% – một con số không thể tin nổi – các trường hợp mắc mới ở Trung Quốc đại lục. Tập hẳn là khó chịu lắm khi thấy số ca nhiễm tăng cao,” một người nói.

“Người ta bảo rằng Lý Cường thường xuyên nói chuyện với lãnh đạo tối cao qua điện thoại và nhận chỉ thị trực tiếp. Chuyện gì đã xảy ra vậy?”, người khác nói.

Bàn tán càng thêm xôn xao khi Phó Thủ tướng Tôn Xuân Lan, nữ ủy viên Bộ Chính trị duy nhất, người phụ trách giám sát các biện pháp ứng phó với covid của Trung Quốc, có chuyến thăm đến Thượng Hải.

Các bức ảnh được công bố cho thấy Tôn đang truyền đạt mệnh lệnh của Tập, còn Lý Cường, người về mặt kỹ thuật là ngang hàng với Tôn trong tư cách là một ủy viên Bộ Chính trị, thì khiêm tốn và chú ý lắng nghe.


Bí thư Thượng Hải Lý Cường lắng nghe chỉ đạo của Phó Thủ tướng Tôn Xuân Lan.​

Lý Cường duy trì vẻ mặt trang nghiêm trong suốt chuyến thị sát cùng Tôn. Kể từ lúc đó, vị thế quyền lực của cặp đôi này đã trở thành một chủ đề nóng trong các thảo luận của những người dân Thượng Hải đang bất bình.

“Lý Cường được Tôn Xuân Lan thông báo phải kiên trì tuân thủ chính sách zero-Covid. Điều đó khiến tôi lo lắng về tương lai của ông ta,” một người bình luận trên mạng xã hội.

Tình hình Covid ở Thượng Hải thật sự rất tệ. 2.000 nhân viên y tế của Quân đội Giải phóng Nhân dân từ các tỉnh khác đã được huy động đến đây.

Những người nhiễm bệnh bị cưỡng chế chuyển đi khỏi Thượng Hải, đến các tỉnh lân cận như Chiết Giang. Những cư dân tiếp xúc gần với bệnh nhân thì được đưa đến các cơ sở cách ly tạm thời, xây dựng ở các vùng ngoại ô.

Giữa cơn khủng hoảng, Lý Cường đã thực hiện một bước đi bất thường, là viết một bức thư ngỏ gửi tới tất cả các đảng viên ở Thượng Hải.

Bức thư ngày 06/04 kêu gọi nỗ lực kiềm chế bùng phát Covid và vượt qua vô vàn khó khăn, dưới sự lãnh đạo mạnh mẽ của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Tập Cận Bình.

Hành động khấu đầu rõ ràng trước Bắc Kinh đã được các cư dân Thượng Hải đón nhận trong kinh ngạc.


Các bệnh nhân có triệu chứng nhẹ đang được cách ly tại Trung tâm Triển lãm Thượng Hải mới, ngày 1/4/2022.​

Cùng lúc đó, những người dân thường không theo đảng phái nào trong thành phố đã tỏ ra tức giận. Những gia đình có trẻ nhỏ đang phải vật lộn để đảm bảo có đủ rau và sữa hàng ngày. Ở một đất nước mà người dân cực kỳ coi trọng lương thực, đây chẳng khác gì một thảm kịch.

Cư dân của thành phố đã bắt đầu tự tìm cách hợp tác với nhau, thay vì chờ đợi chính phủ hành động. Các bác sĩ, kỹ sư, giám đốc của các công ty vừa và nhỏ, các giáo sư và các cư dân có tay nghề cao khác, sống trong cùng một khu chung cư, đã cùng nhau phân chia khẩu phần thức ăn và mua hàng theo nhóm.

Họ kết nối với nhau nhờ điện thoại thông minh và máy tính cá nhân, sau đó tự giao các nhiệm vụ khác nhau cho mỗi người.

Cuộc ‘nổi dậy’ này không phải chuyện đáng ngạc nhiên. Một nguồn tin Trung Quốc quen thuộc với các nỗ lực cộng đồng đã chỉ ra rằng, “Thượng Hải cởi mở và hoàn toàn khác với Bắc Kinh, nơi bộ máy hành chính can thiệp vào mọi thứ, vì vậy hầu hết mọi thứ vẫn diễn ra tốt đẹp, dù thành phố có được để cho khu vực tư nhân tự xoay sở.”

Làn sóng lây lan virus trên khắp Trung Quốc đã gây áp lực giảm tăng trưởng kinh tế của nước này trong quý 1, số liệu thống kê chính thức sẽ được công bố trong tương lai gần. Trong tháng 3, doanh số xe hơi đã giảm ở mức hai con số so với một năm trước đó.

Kế đến, tác động của phong tỏa Thượng Hải sẽ xuất hiện trong quý 2, từ tháng 4 đến tháng 6, và gây khó khăn nghiêm trọng cho việc thực hiện cam kết đạt tăng trưởng thực tế khoảng 5,5% của chính quyền trung ương.


Thủ tướng Lý Khắc Cường, người công khai tuyên bố đây sẽ là năm cuối cùng của ông tại vị trí này, đã bày tỏ cảm giác khủng hoảng trong lần xuất hiện gần đây tại một hội nghị chuyên đề, nói rằng nguyên nhân là do “các yếu tố bất ngờ” bên trong Trung Quốc lẫn quốc tế.

Lý Cường từng được đồn đoán sẽ có tên trong danh sách lên kế nhiệm Lý Khắc Cường, nhưng thay vào đó, ông lại trở thành nạn nhân của một trong những yếu tố bất ngờ đó: phong tỏa Thượng Hải.

Nếu Lý Cường không mau chóng kiểm soát được tình hình Covid, sự nghiệp của ông sẽ bị ảnh hưởng đáng kể. Ai đó sẽ phải chịu trách nhiệm chính trị cho thảm họa ở trung tâm thương mại của Trung Quốc.

Đúng là lãnh đạo của các thành phố như Tây An, tỉnh Thiểm Tây, nơi cũng đã phong tỏa, cho đến nay vẫn chưa bị sa thải. Nhưng nếu Lý Cường được nhắm cho ghế thủ tướng, trở thành quan chức kinh tế hàng đầu của chính phủ, bất chấp những sai lầm của ông về Covid, người dân sẽ bắt đầu đặt câu hỏi.

Dù giữ độc quyền về quyền lực, thì Đảng vẫn bí mật quan tâm đến dư luận.

Lúc này đây, người dân Thượng Hải đã bắt đầu đồn đoán về tương lai chính trị của Lý Cường. “Ông ấy không còn là phụ tá đáng tin cậy nhất của Tập nữa,” một người nói.

Các lực lượng chính trị không thân cận với Tập đã nhận thấy cơ hội ngăn chặn cơ hội thăng tiến của Lý Cường tới Bắc Kinh, và làm suy yếu ưu thế lớn của “phái Chiết Giang,” nhóm phụ tá thân cận nhất của Tập, những người đã từng làm việc cùng Tập ở tỉnh miền Đông này.

Mang một không khí khác với Bắc Kinh, Thượng Hải cũng từng có những cuộc chiến chính trị trong hậu trường của riêng mình. “Phái Thượng Hải,” do cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân lãnh đạo, đã từng giữ ảnh hưởng lớn ở đó.

Giữa lúc các yếu tố gây bất ổn ngày một gia tăng trên mặt trận chính trị, ngày 10/04, Tập Cận Bình đã xuất hiện tại Tam Á, một thành phố trên bờ biển phía nam đảo Hải Nam.

Chuyến thăm đã khiến người ta chú ý tới thực tế rằng Tập đã không công du nước ngoài suốt hơn hai năm qua. Một phần là do Tập thấy tiếc nuối khi vào tháng 01/2020, Trung Quốc đã phải vật lộn với việc đối phó với đợt bùng phát coronavirus đầu tiên ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, trong khi ông đang thăm Myanmar.

Một loạt các bài học kinh nghiệm đã thuyết phục Tập gắn bó với chính sách zero-Covid.

Dù chính sách này đã được chỉ ra là có hiệu quả hạn chế đối với biến thể Omicron vốn lây lan nhanh, nhưng Tập không thể từ bỏ câu chuyện thành công của chính sách mà ông đã quyết định lựa chọn vào tháng 01/2020.

Trong 25 tháng qua, thế giới và Trung Quốc đã thay đổi đáng kể, nhưng Tập vẫn sẽ tạm ngưng công du quốc tế, cho đến khi nỗi sợ coronavirus được loại bỏ hoàn toàn. Không ai có thể đoán biết được điều đó sẽ diễn ra khi nào.

25 triệu người dân Thượng Hải, hầu hết sống trong các khu chung cư, đã tạo dựng mối quan hệ cộng đồng mới trong thời kỳ bùng phát dịch lớn nhất của thành phố, thông qua hình thức trao đổi hàng hóa, mua hàng theo nhóm, và thiết lập các trạm chia sẻ thực phẩm trên WeChat.

Tuy nhiên, khi cuộc phong tỏa tại Thượng Hải chưa có dấu hiệu sẽ chấm dứt sau gần 3 tuần, với một số khu vực thậm chí đã chịu tình cảnh này hơn 4 tuần, sự thất vọng cũng đang tăng lên phía sau cánh cổng đóng kín của các tòa nhà cao tầng trong thành phố, theo Reuters.

Trong các nhóm WeChat - ban đầu cho thấy sự đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau giữa người dân - giờ đây đang bùng nổ các mâu thuẫn vì kỳ thị người bệnh.

Báo cáo lẫn nhau

Trong một lần, xung đột nổ ra khi một dân cư bị hàng xóm báo cáo với chính quyền dù chưa rõ tình trạng sức khỏe thật sự của đối phương, khiến người này bị đưa đến khu cách ly tập trung - nơi cô xét nghiệm âm tính.


Khử trùng một khu dân cư bị phong tỏa ở Thượng Hải, ngày 15/4. Ảnh: Reuters.

Trong khi các nhà chức trách nỗ lực theo dõi để kiểm soát đợt bùng dịch lớn nhất của Trung Quốc kể từ đầu dịch đến nay, những người dương tính với virus thường được công khai danh tính trên nhóm WeChat của các khu dân cư.

Một công dân Mỹ sống tại Thượng Hải được thông báo rằng cô sẽ được đưa đến trung tâm cách ly sau khi xét nghiệm gộp của cô và 3 người khác cho kết quả dương tính, dù xét nghiệm tại nhà của cô là âm tính. Tất cả người có mẫu trong xét nghiệm gộp đó đều đã được đưa đi cách ly, dù không rõ ai trong số họ mới chính xác là người nhiễm virus.

“Trong các nhóm trò chuyện, họ nói những câu mỉa mai khi chúng tôi chưa được đưa đi cách ly như: ‘Ơ, mấy người dương tính vẫn ở đây à? Họ có còn ở đây không thế?’”, cô kể lại và từ chối cho biết tên.

Những cư dân lớn tuổi, dễ bị tổn thương hơn với Covid-19, cũng có nhiều khả năng bị báo cáo với chính quyền và bị đưa ra khỏi khu nhà của họ nếu bị hàng xóm ngờ vực về tình trạng sức khỏe.

Alexy, một cư dân nước ngoài khác, đã bị hàng xóm nghi ngờ và làm khó khi kết quả xét nghiệm Covid-19 của anh không được tải lên ứng dụng sức khỏe.


Một nhân viên chống dịch canh gác khu dân cư bị phong tỏa ở Thượng Hải, ngày 17/4. Ảnh: Reuters.

Ban quản lý tòa nhà nơi anh ở đã cố chặn việc giao thực phẩm của gia đình anh trừ khi họ chia sẻ kết quả xét nghiệm tại nhà với những cư dân còn lại - nhu cầu mà một số cư dân Thượng Hải cho là đang lan rộng dù vi phạm quyền riêng tư.

“Các dịch vụ của CDC (Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh) bị quá tải. Họ (hàng xóm) cảm thấy mình đang có sứ mệnh quan trọng nhất trong đời, có thể đóng vai trò của bác sĩ, cảnh sát và thẩm phán cùng một lúc”, anh mỉa mai.

Kỳ thị người dương tính

Một số người không thể về chính căn nhà của mình và được yêu cầu ở lại khách sạn sau khi ra khỏi trung tâm cách ly, bất chấp việc này vi phạm hướng dẫn của giới chức trách.

Một cư dân nước ngoài khác cho biết cô chịu sự phẫn nộ và kỳ thị của hàng xóm trong lúc cách ly tại nhà mà không được đưa đến trung tâm sau khi dương tính với virus.

Một người hàng xóm gọi cô là "thứ rác rưởi ngoại lai", trong khi vài người lan truyền rằng cô bị tâm thần. Ủy ban quản lý của khu dân cư không giúp gì, cô nói.

"Tôi thấy ảnh chụp màn hình tin nhắn của họ, bảo nhau rằng phải tiếp tục gọi cho chính quyền cho đến khi tôi được đưa đi mới thôi", cô nói và cho biết thêm sẽ chuyển ra ngoài ngay khi có thể.


Người dân Thượng Hải đã chịu cảnh phong tỏa nghiêm ngặt trong gần 3 tuần nhưng chưa thấy dấu hiệu chính quyền sẽ sớm mở cửa. Ảnh: Reuters.

Căng thẳng trong người dân ngày càng tăng khi Thượng Hải hôm 17/4 lần đầu báo 3 ca tử vong kể từ đợt bùng phát bắt đầu vào đầu tháng 3, và tỷ lệ lây nhiễm vẫn ở mức cao bất chấp phong tỏa kéo dài và nhiều đợt xét nghiệm hàng loạt.

Thượng Hải ghi nhận 19.831 trường hợp Covid-19 không triệu chứng mới trong ngày 17/4, giảm so với 21.582 trường hợp vào ngày trước đó. Các trường hợp có triệu chứng mới ở mức 2.417, giảm so với 3.238 trường hợp ngày hôm trước, theo Reuters.
"Ánh sáng đang giết chết tôi, nó là kẻ thù chính của tôi ở nơi này", Jane Polubotko, 30 tuổi và là người Ukraine, nói với Wall Street Journal, một ngày trước khi được phép rời khỏi khu cách ly tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm ở Thượng Hải (Trung Quốc).


Jane Polubotko, 30 tuổi người Ukraine, trên giường số 138, quận 17, trong khu cách ly ở Trung tâm Hội nghị & Triển lãm Thế giới Thượng Hải. Ảnh: Wall Street Journal.

Polubotko được chuyển đến đây sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2, cùng hàng nghìn người dân khác. Đến ngày 15/4, sau ba tuần cách ly và ba lần xét nghiệm âm tính, cô được trở về nhà. Polubotko chia sẻ trải nghiệm này khiến cô thấy mình giống như một “tên tội phạm Covid-19”.

Trở về căn hộ nơi cô đang sống cùng bạn trai, Polubotko muốn tắm rửa sau 18 ngày không được sử dụng vòi hoa sen, và tận hưởng sự yên tĩnh trong ngôi nhà của mình.

“Tôi không nghe thấy gì ngoài sự yên lặng, và có thể tự điều chỉnh ánh sáng trong phòng. Tôi sẽ không coi những điều này là hiển nhiên nữa”, cô nói.

Thượng Hải đang trải qua đợt bùng phát dịch Covid-19 tồi tệ nhất với 7.776 người nhập viện và hơn 220.000 người đang được theo dõi y tế, China Daily đưa tin hôm 14/4.

Chặng đường đến khu cách ly

Sáng 26/3, Polubotko thức dậy với cơn đau đầu và sốt. Vì vậy, cô đến bệnh viện để làm xét nghiệm Covid-19. Một ngày sau đó, dù các triệu chứng đã giảm dần, Polubotko nhận được cuộc gọi từ bệnh viện, yêu cầu kiểm tra thêm vì kết quả của cô có dấu hiệu bất thường.

Các nhân viên truy vết dịch tễ gọi điện hỏi Polubotko đã gặp ai và ở đâu, thậm chí còn yêu cầu ảnh chụp màn hình những nơi cô đã tiêu tiền. Sau đó, các nhân viên y tế trực tiếp đến căn hộ của Polubotko để tiến hành xét nghiệm và xác nhận kết quả dương tính.


Cơ sở cách ly nơi Jane Polubotko đã ở trong 3 tuần qua. Ảnh: Wall Street Journal.

Polubotko được xe cứu thương đưa đến khu phức hợp Trung tâm Hội chợ và Triễn lãm, nơi được chính quyền thành phố trưng dụng làm bệnh viện dã chiến.

Trong video Polubotko gửi cho các phóng viên Wall Street Journal, hội trường ở trung tâm được chia thành 24 “quận” đánh số khác nhau, mỗi quận được chia thành các phòng nhỏ đủ hai giường nằm, ngăn cách bởi vách tường chỉ cao ngang ngực.

Nam và nữ được phân vào các khu vực khác nhau nhưng sử dụng chung một khu vệ sinh, gồm hàng chục nhà vệ sinh di động. Dù được lau dọn nhiều lần mỗi ngày, sàn nhà vẫn luôn ẩm ướt, Polubotko kể lại.

Khi đến khu cách ly, cô được phát một số vật dụng cá nhân như bàn chải đánh răng, chậu nhựa và một chiếc khăn nhỏ để tắm rửa vì không có vòi hoa sen.

Sau nhiều ngày ở đây, Polubotko đã góp nhặt được những thông tin hữu ích để cuộc sống cách ly dễ dàng hơn. Chẳng hạn, trạm y tá ở mỗi quận đều có sẵn các mặt hàng như bột giặt và sản phẩm vệ sinh phụ nữ, nếu được hỏi. Cô cũng phát hiện họ còn có nút bịt tai và thuốc ngủ.

Theo chia sẻ của cô, mọi người được ra khỏi hội trường trong vài giờ mỗi ngày, nhưng vẫn bị ngăn cách với thế giới bên ngoài bởi hàng rào cao quá tầm mắt.

"Ánh sáng đang giết chết tôi"

Theo Polubotko, trong tuần đầu tiên, tâm trạng của mọi người ở khu cách ly tương đối nhẹ nhàng. Cô thấy nhiều phụ nữ lớn tuổi cùng nhau khiêu vũ, trong khi một số nhóm nhỏ tổ chức chơi bài, có người thậm chí còn chạy bộ trong hội trường. Tuy nhiên, theo thời gian, mọi thứ dần trở nên khó khăn hơn.

Polubotko cho biết đèn trong trung tâm luôn được bật 24/7. “Ánh sáng đang giết chết tôi, nó là kẻ thù chính của tôi ở đây”, cô nói.


Polubotko đặt một chiếc bìa các tông ở đầu giường vào ban đêm để ngăn ánh sáng. Ảnh: Wall Street Journal.

Trong những ngày cách ly, cô đã chứng kiến nhiều cơn giận dữ và những giọt nước mắt. Nhiều người muốn về nhà vì đã hai lần xét nghiệm âm tính, nhưng các nhân viên y tế không thể quyết định điều này. Polubotko thậm chí đã tranh cãi với các nhân viên y tế ở đây.

Bạn trai của Polubotko, Alessandro Pavanello, cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự ở khu cách ly tại Trung tâm Văn hóa Thể thao Điện tử Quốc tế Bund. Pavanello kể anh không thể tắm. Nhiều người dùng điện thoại gây tiếng ồn lớn, trong khi số khác hút thuốc lá ở góc phòng.

Anh cũng được ra ngoài vào ngày 15/4, sau hai lần xét nghiệm âm tính. Tuy nhiên, cặp đôi vẫn phải cách ly 7 ngày tại nhà theo quy định. Sau trải nghiệm lần này, cả hai đã quyết định sẽ rời Trung Quốc và trở về châu Âu.

Pavanello cho biết anh tôn trọng các quy tắc và phong tục của Trung Quốc khi sống tại đây. Tuy nhiên, yêu cầu cách ly bắt buộc và quá trình thực hiện hỗn loạn đã khiến anh quyết định rời đi sau gần 6 năm sống ở Thượng Hải.

Pavanello đã bị một sở cách ly từ chối tiếp nhận hai lần và phải quay trở về nhà, nhưng những người hàng xóm thậm chí không cho anh vào căn hộ của mình vì mắc Covid-19.

“Đó là một sự xúc phạm. Làm sao tôi có thể thấy ổn khi bị đối xử như vậy và vẫn ở lại đây?", anh nói.

Cả Pavanello và bạn gái đều không được gặp gia đình trong hơn hai năm qua, vì những quy định phòng dịch nghiêm ngặt của chính quyền Bắc Kinh. Đối với Polubotko, nỗi lo cho sự an toàn của gia đình ở Ukraine còn khiến điều này tồi tệ hơn.

“(Thượng Hải) là một nơi tuyệt vời để tôi xây dựng sự nghiệp và kiếm tiền. Nhưng giờ đây, tôi hiểu rằng đó không phải là ưu tiên hay giá trị chính mà tôi theo đuổi”, cô nói.
 

lucky123

Xe hơi
Biển số
OF-780343
Ngày cấp bằng
12/6/21
Số km
126
Động cơ
-415,000 Mã lực
Thủ tướng Anh xin lỗi vì vi phạm quy định phòng dịch COVID-19
Thủ tướng Anh Boris Johnson nằm trong số các quan chức bị cảnh sát phạt vì tham dự các cuộc tụ tập tại văn phòng và dinh thự của mình, và ông sẽ gửi lời xin lỗi trước Quốc hội.
Thủ tướng Anh Boris Johnson sẽ gửi lời xin lỗi trước Quốc hội khi ông lần đầu tiên đối mặt với các nhà nghị sỹ kể từ khi bị cảnh sát phạt vì vi phạm quy định phòng chống dịch COVID-19.
Theo Bộ trưởng phụ trách vấn đề Bắc Ireland Brandon Lewis, Thủ tướng Johnson sẽ có bài phát biểu trước Quốc hội vào khoảng 14h30 ngày 19/4 theo giờ GMT (21h30 cùng ngày theo giờ Việt Nam).
Tuần trước, ông Johnson và Bộ trưởng Tài chính Rishi Sunak nằm trong số các quan chức bị cảnh sát phạt vì tham dự các cuộc tụ tập tại văn phòng và dinh thự của Thủ tướng Johnson, vi phạm các quy định phòng dịch COVID-19.
Vụ việc trên đã khiến sự nghiệp chính trị của Thủ tướng Johnson đối mặt thách thức nghiêm trọng, khi các đảng đối lập kêu gọi ông Johnson từ chức vì vi phạm luật.
Vụ bê bối đã khiến mức tín nhiệm của ông Johnson sụt giảm và đảng Bảo thủ cầm quyền bị tụt xa so với Công đảng trong các cuộc thăm dò dư luận./.
1650373905280.png


Nguồn: TTXVN

 

rubytran2

Xe buýt
Biển số
OF-779734
Ngày cấp bằng
9/6/21
Số km
559
Động cơ
-714,333 Mã lực
Bác hàng xóm vẫn kiên định!
Trung Quốc khẳng định duy trì chính sách 'Zero COVID'
Ngày 19/4, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) thông báo quốc gia này sẽ tiếp tục duy trì chính sách "Zero COVID" trong bối cảnh các ca mắc COVID-19 cộng đồng gia tăng.
Phát biểu tại một cuộc họp báo, người phát ngôn NHC Mễ Phông cho biết Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vẫn coi COVID-19 là vấn đề y tế khẩn cấp, mối nguy lớn đối với sức khỏe cộng đồng khiến cả thế giới quan ngại.
Do đó, Trung Quốc sẽ tiếp tục gia hạn các biện pháp chống dịch nhằm giảm các ca lây nhiễm trong cộng động và các ca nhập cảnh. Chiến lược “Zero COVID” của Trung Quốc bao gồm việc tiến hành xét nghiệm, truy vết và cách ly tập trung các ca dương tính với virus SARS-CoV-2.
Theo dữ liệu chính thức do NHC thống kê, ngày 18/4 Trung Quốc đã ghi nhận 3.297 ca mắc mới COVID-19 trong cộng đồng và 18.187 ca mắc không có triệu chứng.
190422.jpg



 

jazzzzz

Xe lăn
Biển số
OF-90108
Ngày cấp bằng
29/3/11
Số km
11,919
Động cơ
1,333,541 Mã lực

groupon

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-129566
Ngày cấp bằng
5/2/12
Số km
1,241
Động cơ
386,305 Mã lực
Link: https://nld.com.vn/suc-khoe/tai-sao-tre-em-nen-tiem-vac-xin-covid-19-2022032815054459.htm

"Trước thắc mắc của nhiều phụ huynh về việc trẻ từng mắc Covid-19 (tức là trẻ đã có miễn dịch tự nhiên) liệu có cần tiêm vắc-xin không?, Tiến sĩ Phạm Quang Thái, Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng miền Bắc, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, khuyến cáo một số nghiên cứu cho thấy khi virus SARS-CoV-2 khi tấn công vào cơ thể lần đầu tiên, thì để lại miễn dịch không cao. Đây là cơ sở cho nguy cơ tái nhiễm.

Vì vậy, nên tiêm vắc-xin ngay sau khi nhiễm bệnh thì miễn dịch sẽ nhiều hơn, góp phần hạn chế nguy cơ tái nhiễm, thậm chí hạn chế cả những hội chứng hậu Covid-19 và tình trạng Covid-19 kéo dài. "Thực tế cho thấy có những trẻ vài tháng sau khi khỏi bệnh mới gặp hội chứng hậu Covid-19 vì virus gây tổn thương đa cơ quan, vật liệu di truyền virus để lại trong cơ thể gây phản ứng ở đa tạng. Do đó, kể cả khi trẻ đã khỏi bệnh thì vẫn nên tiêm vắc-xin"- chuyên gia này khuyên."

Cho những người còn phân vân:
"Cũng theo giới chuyên môn, ghi nhận thực tế từ hàng chục quốc gia/vùng lãnh thổ đã triển khai tiêm vắc-xin cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi thì tỉ lệ phản ứng thông thường (như sốt, sưng đau tại chỗ) khi trẻ tiêm vắc-xin này rất thấp, chưa nói đến phản ứng nặng. "
 

clpharm

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753473
Ngày cấp bằng
18/12/20
Số km
833
Động cơ
60,670 Mã lực
Link: https://nld.com.vn/suc-khoe/tai-sao-tre-em-nen-tiem-vac-xin-covid-19-2022032815054459.htm

"Trước thắc mắc của nhiều phụ huynh về việc trẻ từng mắc Covid-19 (tức là trẻ đã có miễn dịch tự nhiên) liệu có cần tiêm vắc-xin không?, Tiến sĩ Phạm Quang Thái, Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng miền Bắc, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, khuyến cáo một số nghiên cứu cho thấy khi virus SARS-CoV-2 khi tấn công vào cơ thể lần đầu tiên, thì để lại miễn dịch không cao. Đây là cơ sở cho nguy cơ tái nhiễm.

Vì vậy, nên tiêm vắc-xin ngay sau khi nhiễm bệnh thì miễn dịch sẽ nhiều hơn, góp phần hạn chế nguy cơ tái nhiễm, thậm chí hạn chế cả những hội chứng hậu Covid-19 và tình trạng Covid-19 kéo dài. "Thực tế cho thấy có những trẻ vài tháng sau khi khỏi bệnh mới gặp hội chứng hậu Covid-19 vì virus gây tổn thương đa cơ quan, vật liệu di truyền virus để lại trong cơ thể gây phản ứng ở đa tạng. Do đó, kể cả khi trẻ đã khỏi bệnh thì vẫn nên tiêm vắc-xin"- chuyên gia này khuyên."

Cho những người còn phân vân:
"Cũng theo giới chuyên môn, ghi nhận thực tế từ hàng chục quốc gia/vùng lãnh thổ đã triển khai tiêm vắc-xin cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi thì tỉ lệ phản ứng thông thường (như sốt, sưng đau tại chỗ) khi trẻ tiêm vắc-xin này rất thấp, chưa nói đến phản ứng nặng. "
Chúng tôi có phân vân đâu.
Chúng tôi khẳng định chắc nịch không tiêm =))
 

chidixeom

Xe hơi
Biển số
OF-466013
Ngày cấp bằng
28/10/16
Số km
117
Động cơ
202,794 Mã lực
Link: https://nld.com.vn/suc-khoe/tai-sao-tre-em-nen-tiem-vac-xin-covid-19-2022032815054459.htm

"Vì vậy, nên tiêm vắc-xin ngay sau khi nhiễm bệnh thì miễn dịch sẽ nhiều hơn, góp phần hạn chế nguy cơ tái nhiễm, thậm chí hạn chế cả những hội chứng hậu Covid-19 và tình trạng Covid-19 kéo dài."
Ông này thì nói nên tiêm ngay sau khi nhiễm bệnh, hướng dẫn của BYT là "Trẻ từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi đã mắc Covid-19: tiêm vắc xin phòng Covid-19 sau khi khỏi bệnh ít nhất 3 tháng."
 

quanduideple

Xe tải
Biển số
OF-758233
Ngày cấp bằng
23/1/21
Số km
260
Động cơ
50,333 Mã lực
Tuổi
124
Link: https://nld.com.vn/suc-khoe/tai-sao-tre-em-nen-tiem-vac-xin-covid-19-2022032815054459.htm

"Trước thắc mắc của nhiều phụ huynh về việc trẻ từng mắc Covid-19 (tức là trẻ đã có miễn dịch tự nhiên) liệu có cần tiêm vắc-xin không?, Tiến sĩ Phạm Quang Thái, Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng miền Bắc, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, khuyến cáo một số nghiên cứu cho thấy khi virus SARS-CoV-2 khi tấn công vào cơ thể lần đầu tiên, thì để lại miễn dịch không cao. Đây là cơ sở cho nguy cơ tái nhiễm.

Vì vậy, nên tiêm vắc-xin ngay sau khi nhiễm bệnh thì miễn dịch sẽ nhiều hơn, góp phần hạn chế nguy cơ tái nhiễm, thậm chí hạn chế cả những hội chứng hậu Covid-19 và tình trạng Covid-19 kéo dài. "Thực tế cho thấy có những trẻ vài tháng sau khi khỏi bệnh mới gặp hội chứng hậu Covid-19 vì virus gây tổn thương đa cơ quan, vật liệu di truyền virus để lại trong cơ thể gây phản ứng ở đa tạng. Do đó, kể cả khi trẻ đã khỏi bệnh thì vẫn nên tiêm vắc-xin"- chuyên gia này khuyên."

Cho những người còn phân vân:
"Cũng theo giới chuyên môn, ghi nhận thực tế từ hàng chục quốc gia/vùng lãnh thổ đã triển khai tiêm vắc-xin cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi thì tỉ lệ phản ứng thông thường (như sốt, sưng đau tại chỗ) khi trẻ tiêm vắc-xin này rất thấp, chưa nói đến phản ứng nặng. "
Tin thế nào được mấy cái loa tuyên truyền.Đây, người ta cũng bác sĩ , tiến sĩ, gs, thầy thuốc nhân dân ... nhưng đã về hưu nên giám nói thẳng nói thật:
Screenshot_2022-04-20-08-09-29.png
Screenshot_2022-04-20-08-08-12.png
Screenshot_2022-04-20-08-06-25.png
Screenshot_2022-04-20-08-05-15.png
Screenshot_2022-04-08-17-35-20.png
Screenshot_2022-03-18-13-16-22.png
 

groupon

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-129566
Ngày cấp bằng
5/2/12
Số km
1,241
Động cơ
386,305 Mã lực
Tổng số vaccine Mỹ trao tặng VN lên tới gần 40 triệu liều

Việc lo vaccine và triển khai tiêm là chính sách chung của tủ lạnh, còn tiêm hay không là quyết định của phụ huynh và học sinh.

Còn lại hàng chục quốc gia tiêm vùng lãnh thổ đã triển khai tiêm cho trẻ 5-12 tuổi.
Đó là 2 quan điểm song hành. Được chấp nhận cùng tồn tại.
 

BMZ_Z4

Xe điện
Biển số
OF-83
Ngày cấp bằng
31/5/06
Số km
2,278
Động cơ
679,406 Mã lực
Nói chung là mới tuyên truyền tiêm nên các cụ là đối tượng thì tự do lựa chọn.
Nhà chuyên môn thì có ý kiến của họ. Người quyết định tiêm và không tiêm chẳng nên bài xích nhau.
Em nghĩ khi các cụ ở vào vị trí quản lý nhà nước cũng sẽ có nhiều cái khó, giờ tình hình đang ổn, cứ tận dụng cho cuộc sống thôi.
 

NiceMoon1

Xe tải
Biển số
OF-802434
Ngày cấp bằng
11/1/22
Số km
350
Động cơ
19,226 Mã lực
Chúng tôi thì nhận thấy răng Vaccine không có tác dụng CHÍNH, nhưng lại rất nhiều tác dụng PHỤ. Vậy thì tiêm Vaccine để làm gì ???Để các ông lấy thành tích thôi à, chả dại.
Và các cháu sức khỏe bình thường trở lên mắc Covid rất nhẹ nhàng, không có dấu hiệu gì gọi là HẬU Covid, cũng không có tình trạng tái nhiễm nếu vẫn giữ gìn Khẩu trang + khử khuẩn.
Nhà tôi ko bỏ Khẩu trang ở nơi công cộng, thấy đeo nó an toàn và vệ sinh.
Đợi khi nào có Vaccine xịn, an toàn và chống được các loại Covid thì tiêm.

Tôi thấy hình như vì Vaccine không có tác dụng chính nên các nước ế nhiều và đem ra tài trợ cho nước nào thích tiêm :D
 

Hanoian2021

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-803687
Ngày cấp bằng
8/2/22
Số km
113
Động cơ
10,087 Mã lực
Tuổi
33
Nước Mỹ đã bắt đầu hành động. Đeo khẩu trang hiện tại không giúp ích gì khi tất cả các quán bar pub karaoke, quán ăn mở bung rồi. Đề nghị bãi bỏ qui định đeo khẩu trang

 

NiceMoon1

Xe tải
Biển số
OF-802434
Ngày cấp bằng
11/1/22
Số km
350
Động cơ
19,226 Mã lực
Nước Mỹ đã bắt đầu hành động. Đeo khẩu trang hiện tại không giúp ích gì khi tất cả các quán bar pub karaoke, quán ăn mở bung rồi. Đề nghị bãi bỏ qui định đeo khẩu trang

Đội đeo khẩu trang thì không vào bar/ pub hay đi những nơi tụ tập đông đúc. Những người này vẫn sợ Covid nên vẫn tránh những nơi đông đúc, vẫn đi du lịch / ăn uống nhưng thường chọn nơi riêng tư, vắng vẻ tí.
Ở VN đội đi bar /pub/nhậu/ khu vui chơi đông đúc bỏ khẩu trang lâu rồi.
 

Hanoian2021

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-803687
Ngày cấp bằng
8/2/22
Số km
113
Động cơ
10,087 Mã lực
Tuổi
33
Đội đeo khẩu trang thì không vào bar/ pub hay đi những nơi tụ tập đông đúc. Những người này vẫn sợ Covid nên vẫn tránh những nơi đông đúc, vẫn đi du lịch / ăn uống nhưng thường chọn nơi riêng tư, vắng vẻ tí.
Ở VN đội đi bar /pub/nhậu/ khu vui chơi đông đúc bỏ khẩu trang lâu rồi.
Vậy thì bỏ cả đi thôi. Giữ chả để làm gì. Phản khoa học
 

NiceMoon1

Xe tải
Biển số
OF-802434
Ngày cấp bằng
11/1/22
Số km
350
Động cơ
19,226 Mã lực
Vậy thì bỏ cả đi thôi. Giữ chả để làm gì. Phản khoa học
AI thích đeo thì đeo, ai thích bỏ thì bỏ.
Đeo khẩu trang tránh được nhiều thứ lắm, cảm cúm cũng tránh được nên tôi vẫn thích khẩu trang và tránh đám đông, bị lây cảm cúm cũng mệt.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top