Déjà vu.
TTO - Hàng ngàn lính quân y và nhân viên y tế đã được điều động tới Thượng Hải hỗ trợ dập dịch, đánh dấu đợt huy động sức người chống dịch lớn nhất tại Trung Quốc kể từ sau đợt bùng dịch Vũ Hán năm 2020.
tuoitre.vn
Nhiều người cao tuổi ở Thượng Hải được cho là đã chết trong bệnh viện vì Covid-19 nhưng không được báo cáo.
zingnews.vn
Phải ở yên trong nhà, gặp khó khăn khi mua lương thực hay sống luôn tại văn phòng để đảm bảo hoạt động kinh doanh là những gì người Thượng Hải đang trải qua, giữa quy định phong tỏa.
ngoisao.vnexpress.net
(NLĐO) - Lần đầu tiên, Thượng Hải ghi nhận hơn 13.000 ca nhiễm Covid-19 mỗi ngày khi thành phố này phong toả 26 triệu dân và xét nghiệm trên diện rộng.
nld.com.vn
TTO - Người dân ở Thượng Hải đã phàn nàn về các trung tâm cách ly tập trung đông đúc và mất vệ sinh, cũng như những khó khăn trong việc mua thực phẩm và hỗ trợ y tế.
tuoitre.vn
(PLO)- Thanh tra Ủy ban Y tế TP Thượng Hải cho biết việc tách trẻ em nhiễm COVID-19 khỏi gia đình của chúng là biện pháp không thể thiếu trong công tác phòng chống và kiểm soát dịch bệnh.
plo.vn
Một dòng đột biến của biến thể Omicron chưa từng ghi nhận trước đây vừa được phát hiện tại tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, trong bối cảnh quốc gia này đang dồn toàn lực đối phó với làn sóng COVID-19 mới tiếp tục lan rộng, nhất là tại trung tâm tài chính Thượng Hải. Thành trì “Zero COVID” được Trung...
cand.com.vn
Kinhtedothi - Chính quyền Thượng Hải thừa nhận chưa đủ "chu đáo" trong việc đảm bảo nguồn cung nhu yếu phẩm cho người dân khu vực phong tỏa.
kinhtedothi.vn
Người dân ở điểm cách ly Nam Hối, Thượng Hải quay video tiết lộ rằng bên trong rất loạn, không có ai quản lý, mọi người phải tranh cướp đồ dùng, kể cả cơm nước.
www.ntdvn.net
Lu Jiaying bị đưa đến một khu cách ly tập trung ở Thượng Hải sau khi có kết quả xét nghiệm “bất thường”. Suốt chuyến đi, điều ước duy nhất của cô là “sống sót để rời khỏi nơi này".
zingnews.vn
Lu Jiaying, một nữ nhân viên công nghệ 34 tuổi ở Thượng Hải (Trung Quốc), chưa có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 và không gặp phải bất kỳ triệu chứng nào. Nhưng vào 19h ngày 3/4, cô nhận được lệnh lên xe buýt đến một trung tâm cách ly hàng loạt.
Gần 16 giờ sau, cô Lu vẫn ở trên xe với bộ đồ bảo hộ kín từ đầu đến chân, không ăn uống hay thậm chí là đi vệ sinh. Cô là một trong những “nạn nhân” của đợt bùng phát dịch Covid-19 hỗn loạn nhất ở Thượng Hải và toàn Trung Quốc.
“Mong muốn duy nhất của tôi là sống sót rời khỏi nơi này”, cô nói với phóng viên
Wall Street Journal lúc 8h30 sáng 4/4. Vài giờ trước đó, Lu đã đăng một bức ảnh lên mạng xã hội, với những giọt mồ hôi trên trán và hơi nước phủ kín tấm chắn bằng nhựa.
Lu Jiaying, một nữ nhân viên công nghệ 34 tuổi ở Thượng Hải (Trung Quốc). Ảnh:
Wall Street Journal.
“Hoàn toàn bị bỏ rơi”
Chuyến xe buýt của Lu và hơn 20 hành khách khác cho thấy những khó khăn mà 25 triệu người dân Thượng Hải phải đối mặt trong những tuần gần đây. Cuộc sống của họ bị đảo lộn, trong khi các nguồn lực của thành phố bị “vắt kiệt” để thực hiện nhiệm vụ dập tắt Covid-19 ở bất cứ nơi nào có ca mắc.
Đối với cô Lu, rắc rối bắt đầu khoảng 2 tuần trước, khi khu dân cư nơi cô đang sống bị phong tỏa do nghi ngờ có ca mắc Covid-19.
Vào ngày 24/3, một quan chức y tế địa phương đã gọi điện và nói rằng xét nghiệm Covid-19 mà cô Lu thực hiện 2 ngày trước đó, cho kết quả "bất thường", vì vậy, cô cần được kiểm tra lại. Tuy nhiên, quan chức này không giải thích điều "bất thường" là gì.
Wall Street Journal không thể liên hệ với quan chức địa phương để yêu cầu bình luận.
Trong khi đó, ứng dụng di động chăm sóc sức khỏe của chính quyền Thượng Hải ghi nhận cả 4 lần xét nghiệm Covid-19 của cô Lu trước đó đều có kết quả âm tính.
Đến ngày 25/3, một người đàn ông tự xưng là nhân viên y tế địa phương gọi điện cho cô để “hướng dẫn cách vệ sinh cơ bản”. Cô Lu nhớ lại người đàn ông còn hỏi sao cô lại là phụ nữ trong khi danh sách ghi cô là đàn ông.
Chồng cô Lu được cho là đã tiếp xúc gần với một trường hợp nghi mắc Covid-19, do đó, anh được chuyển đến khách sạn cách ly lúc 1h ngày 26/3. Nhưng cô Lu không nhận được sự hỗ trợ từ chính quyền trong suốt 8 ngày tiếp theo, dù được báo có kết quả "bất thường".
“Tôi cảm thấy hoàn toàn bị bỏ rơi”, cô nói.
Hành khách trên chuyến xe buýt đến khu cách ly ở ngoại ô Thượng Hải. Ảnh:
Wall Street Journal.
Đến tối 3/4, một quan chức địa phương đã yêu cầu cô chuẩn bị đến trung tâm cách ly. Người này nói mệnh lệnh “đến từ chính quyền trung ương”.
Wall Street Journal không thể liên hệ với quan chức này để đưa ra bình luận.
Cô Lu mặc trang phục bảo hộ kín và mang theo một chiếc vali đầy những vật dụng cần thiết hàng ngày lên xe buýt, hòa vào hàng dài những chiếc xe hướng đến Trung tâm Triển lãm Quốc tế Mới Thượng Hải, nơi được trưng dụng làm cơ sở kiểm dịch lớn nhất thành phố, với hơn 15.000 giường bệnh.
Thất vọng
Sau vài giờ chờ đợi, chiếc xe buýt bắt đầu đi xa hơn về phía đông. Nhưng điểm đến không phải là trung tâm triển lãm mà là một nơi giống như công trường xây dựng ở ngoại ô thành phố.
Hơn 20 hành khách, trong đó có một số người đang ho, đã ngủ cả đêm trên xe buýt. Cô Lu quá sợ hãi nên không thể ngủ được, cô lo lắng về bệnh hen suyễn và những đợt viêm phổi từng trải qua trước đây, và thực tế cô đã không thể sử dụng phòng vệ sinh trong nhiều giờ.
Cô Lu đã liên lạc với cảnh sát nhiều lần, nhưng chỉ nhận được câu trả lời: “Đừng quá xúc động”, theo bản ghi âm cuộc gọi được chia sẻ với phóng viên.
Khu cách ly nơi cô Lu đang ở. Ảnh:
Wall Street Journal.
Đến 9h sáng 4/4, khoảng 14 giờ sau khi lên xe buýt, cô Lu và những hành khách khác lần đầu được phục vụ đồ ăn: Một bát cháo, sủi cảo và bánh bao. Nhưng lo sợ việc bỏ khẩu trang khi ở quá gần người khác, cô đã không mở hộp thức ăn của mình.
Cô được đưa đến trung tâm cách ly lúc 10h50 sáng 4/4, gần 16 giờ sau khi lên xe buýt, và được đưa vào một phòng có 3 chiếc giường xếp. Hai phụ nữ ở cùng cô Lu đều có kết quả xét nghiệm Covid-19 “bất thường”.
Hộp cơm được mang đến lúc 3h chiều, nhưng cô Lu không ăn vì nghe người khác nói cơm đã bị mốc. Một tình nguyện viên đã nói rằng cô sẽ phải ở trong phòng cách ly này một hoặc hai tuần.
Cô Lu chia sẻ không biết phải trút sự thất vọng vào ai, lưu ý rằng những người cô gặp trên đường đi - các quan chức y tế, cảnh sát, tình nguyện viên và tài xế xe buýt - dường như chỉ đang làm những gì họ phải làm. “Nhưng đây là hậu quả”, cô nói.
“Tôi luôn nghĩ Thượng Hải là nơi có người dân hiểu biết nhất, nhưng làm sao một con kiến có thể lay chuyển một cái cây lớn?”, cô nói với một phóng viên.
Đoạn hội thoại kinh ngạc dài 9 phút hé lộ tình cảnh bi đát trong công tác phòng chống dịch, 2.000 quân cảnh đồn trú tại Thượng Hải
Có một vụ dịch ở Triều Dương, Bắc Kinh. Vào ngày 4 tháng 4, các cửa hàng nhỏ ở làng Jinzhanxi và làng Dongcun ở quận Triều Dương, Bắc Kinh đã tạm thời bị kiểm soát, các ngôi làng đóng cửa và người dân...
TTO - Người dân ở Thượng Hải đã phàn nàn về các trung tâm cách ly tập trung đông đúc và mất vệ sinh, cũng như những khó khăn trong việc mua thực phẩm và hỗ trợ y tế.
Hôm 4-4, chính quyền Thượng Hải cho biết thành phố này vẫn sẽ tiếp tục bị phong tỏa trong bối cảnh nhà chức trách đánh giá kết quả của đợt xét nghiệm COVID-19 với toàn bộ hơn 25 triệu dân.
Thành phố này bắt đầu áp dụng lệnh phong tỏa hai giai đoạn vào ngày 28-3, ban đầu ở các quận phía đông của Thượng Hải, sau đó mở rộng ra toàn thành phố. Hôm 4-4, Thượng Hải đã lấy mẫu xét nghiệm PCR cho toàn bộ hơn 25 triệu dân. Một số cư dân thức dậy trước bình minh để xếp hàng chờ các nhân viên y tế mặc đồ trắng lấy mẫu tại các khu nhà ở của họ.
Lệnh phong tỏa đã làm gián đoạn cuộc sống hằng ngày và hoạt động kinh doanh ở trung tâm tài chính này.
Theo Hãng tin Reuters, hàng ngàn cư dân Thượng Hải đã được đưa vào các cơ sở cách ly tập trung sau khi có kết quả xét nghiệm COVID-19 dương tính, dù họ có triệu chứng bệnh hay không.
Theo Reuters, một số người dân đã phàn nàn về các trung tâm cách ly tập trung đông đúc và mất vệ sinh, cũng như những khó khăn trong việc mua thực phẩm và hỗ trợ y tế. Báo
South China Morning Post cho biết người dân than phiền họ bị thiếu thực phẩm và không thể đến được bệnh viện trong trường hợp khẩn cấp do các biện pháp hạn chế khắt khe.
"Thành thật mà nói, tôi không ủng hộ việc phong tỏa toàn thành phố. Cách làm đó sẽ gây tổn hại cho nền kinh tế của Thượng Hải và nhiều công ty nhỏ sẽ phá sản. Nhưng những người dân thường chúng tôi sẽ không xuống đường phản đối chính sách này. Điều chúng tôi lo là có đảm bảo được các nhu cầu thiết yếu hằng ngày của chúng tôi hay không" - một người phụ nữ tên Fangfang sống tại quận Phổ Đà, Thượng Hải, chia sẻ.
Người dân đặt câu hỏi tại sao trẻ em có kết quả thử nghiệm COVID-19 dương tính lại bị tách khỏi cha mẹ của các em. Hôm 4-4, quan chức y tế Thượng Hải Wu Qian Yu nói rằng trẻ em có thể có cha mẹ đi cùng nếu cha mẹ của các em cũng bị nhiễm bệnh.
Công chúng cũng ngày càng thắc mắc tại sao các ca nhiễm có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng - chiếm phần lớn số ca nhiễm ở Thượng Hải - lại không thể cách ly tại nhà.
Bà Jane Polubotko, một giám đốc tiếp thị người Ukraine hiện đang được đưa vào trung tâm cách ly lớn nhất của thành phố Thượng Hải, nói với Hãng tin Reuters rằng vẫn chưa rõ khi nào và bằng cách nào họ sẽ được cho rời khỏi.
"Không ai biết chúng tôi cần phải xét nghiệm bao nhiêu lần mới được ra ngoài" - bà Jane Polubotko nói.
Một người dân Thượng Hải (giấu tên vì lý do riêng tư) nói với Hãng tin Reuters rằng ông đã được đưa đến cơ sở cách ly tập trung vào đêm 3-4, sau khi báo cáo từng có kết quả xét nghiệm dương tính khi tự xét nghiệm cách đó hơn 1 tuần. Ông được đưa vào một địa điểm cách ly, ông lo sợ tái nhiễm khi phải dùng chung nhà vệ sinh với hai bệnh nhân COVID-19 đang còn dương tính.
Hôm 31-3, chính quyền Thượng Hải đã phải lên tiếng xin lỗi vì chống dịch kém. Ông Mã Xuân Lôi, phó bí thư Thành ủy Thượng Hải, thừa nhận các quan chức địa phương không hiểu biết đầy đủ về biến thể Omicron vốn có khả năng lây lan nhanh và đã không chuẩn bị kỹ lưỡng để đối phó tình trạng gia tăng ca nhiễm đáng kể, cũng như không đảm bảo đầy đủ sinh kế cho người dân trong các khu vực bị phong tỏa.
Trong bối cảnh công chúng tiếp tục bày tỏ lo ngại về các biện pháp chống dịch khắt khe của Thượng Hải và chia sẻ nhiều video lên mạng xã hội phàn nàn về lệnh phong tỏa, Phó thủ tướng Trung Quốc Tôn Xuân Lan yêu cầu giới chức nước này "làm mọi thứ có thể" để giúp người dân giải quyết các vấn đề, chẳng hạn tiếp cận với thuốc men, thực phẩm và nước uống.
BÌNH AN