Chúng ta đang hạ quyết tâm đưa bệnh covid19 từ nhóm A sang nhóm B
Mà 3 điều kiện để làm được như vậy là:
- Phải dự báo được tình hình dịch có diễn biến phức tạp hay không, có biến chủng hay không
- Số tử vong phải đưa về con số thấp nhất (đó là động cơ để fake số liệu)
- Phải xem dịch có ảnh hưởng đến kinh tế xã hội và an sinh của người dân hay không?
xem từ 1 phút 42s các bác nhé, là chỉ đạo ép từ chính phủ trong xu thế chung của nhiều nước. Tuy nhiên điều kiện của ta thì hoàn toàn khác họ.
tuy nhiên việc công bố minh bạch thông tin là mỏ neo duy nhất để tránh tình trạng coi thường dịch bệnh thì lại bị nhổ nốt
TTO - Đài CNN đăng bài viết của nhà tâm lý học Peggy Drexler, trong đó kêu gọi người dân vẫn nên ý thức phòng dịch COVID-19 thay vì chủ quan khi căn bệnh này dần trở nên phổ biến, hướng đến trở thành bệnh đặc hữu.
tuoitre.vn
và họ đề xuất giải pháp
trích:
Khi COVID-19 đã trở thành một phần trong cuộc sống, việc những người nổi tiếng công bố mình mắc bệnh sẽ giống như lời nhắc nhở thường trực, giúp người dân dần chấp nhận thực tế mới.
Sống chung với COVID-19 không có nghĩa là coi như căn bệnh này không hề tồn tại, mà điều quan trọng là phải tránh nhiễm virus khi có thể.
Đối với một số người, COVID-19 có thể để lại những hệ lụy sức khỏe lâu dài, thậm chí là dẫn đến tử vong. Hiện thế giới vẫn còn nhiều điều chưa biết về tác động lâu dài của căn bệnh này.
Bài viết kết luận rằng sống chung với COVID-19 là thừa nhận sự tồn tại của căn bệnh, cũng như hiểu được tầm quan trọng của các biện pháp phòng ngừa, và nắm được rằng những biện pháp này có thể thay đổi theo thời gian khi biến thể mới xuất hiện hoặc bùng phát làn sóng lây nhiễm mới.
Do đó, việc biết tin người nổi tiếng mắc COVID-19 sẽ giống như lời nhắc nhở hữu ích đến cộng đồng rằng dịch bệnh vẫn chưa chấm dứt dù chính quyền đã nới lỏng quy định đeo khẩu trang và số ca nhiễm đang giảm tại nhiều địa phương của Mỹ và trên thế giới.