- Biển số
- OF-387066
- Ngày cấp bằng
- 14/10/15
- Số km
- 2,813
- Động cơ
- 271,971 Mã lực
Thực tế là như thế: chả phải suy nghĩ.Với tình hình này thì đương nhiên rồi.
Suy ra từ Việt Nam: Hậu quả của tâm lý 'ai rồi cũng mắc COVID-19'
Trước bối cảnh số ca F0 trong cộng đồng tăng cao, một số người có tâm lý chủ quan cho rằng “ai rồi cũng mắc”, hoặc đã tiêm vaccine thì có triệu chứng nhẹ nên thả lỏng phòng dịch, hoặc để “mắc cho xong”; các chuyên gia cho rằng điều này là đánh cược với tính mạng, sức khỏe của mình.
PGS.TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cũng cảnh báo: “Người dân không nên có tư tưởng chủ quan thả lỏng theo kiểu “rồi ai cũng mắc”; vì với bệnh tật, người dân không thể đùa với sức khỏe, tính mạng của mình. Trong tình hình dịch diễn biến phức tạp như hiện nay, mỗi người càng phải nghiêm túc phòng dịch, vẫn phải thực hiện tốt nguyên tắc 5K để tránh lây nhiễm. Bởi không ai biết được mình có bệnh nền gì, nếu bị nhiễm thì sẽ diễn biến thế nào, có hay không có triệu chứng nặng thậm chí có bị tử vong hay không… Người dân không nên chủ quan, mạo hiểm mà vẫn phải bảo vệ sức khỏe cho bản thân mình, người thân và cộng đồng. Bởi có thể người trẻ khỏe mắc không có triệu chứng nặng nhưng khi lây sang người nhà, người ốm yếu sẽ rất nguy hiểm”.
Cảnh giác với tái nhiễm, hậu COVID-19
Theo BS Nguyễn Thu Hường, có thể xảy ra các tình huống dẫn đến tái nhiễm như: Trước đó người bệnh đã nhiễm chủng Delta sau đó chủ quan có thể tiếp tục tái nhiễm với chủng mới Omicron; đặc biệt, người đã nhiễm chủng Omicron nhưng vẫn có thể tái nhiễm lần nữa với chính Omicron nhưng với biến thể phụ khác. Hiện chủng Omicron được phát hiện có các biến thể phụ là: BA.1, BA.2, BA.3. Thực tế hiện nay cho thấy, những người từng nhiễm biến chủng ban đầu của Omicron là BA.1, có thể nhiễm tiếp chủng BA.2.
Đặc biệt, hiện tại Hà Nội, biến thể Omicron được ghi nhận ở 20/30 quận, huyện; biến thể BA.2 chiếm tới 87% tổng số các mẫu phát hiện nhiễm biến thể Omicron. Đáng chú ý, biến thể phụ BA.2 có khả năng lây lan nhanh hơn 1,5 lần biến thể gốc BA.1 và có khả năng tránh tác động miễn dịch của các loại vaccine hiện tại hơn biến thể gốc BA.1 khoảng 30%.
BS Nguyễn Thu Hường khuyến cáo, tất cả các đối tượng, ở mọi lứa tuổi, nếu có tiếp xúc nguồn lây đều có thể tái nhiễm; nhưng đối tượng có nguy cơ tái nhiễm cao hơn là người già, người bị suy giảm miễn dịch, người có bệnh lý nền và trẻ chưa được tiêm vaccine. Việc tái nhiễm cũng có thể gặp ở người trẻ, vì vậy bất kỳ ai cũng không thể chủ quan, kể cả với người đã từng mắc và đã khỏi bệnh.
Theo đó, dù các triệu chứng khi nhiễm chủng Omicron thường không nặng như chủng Delta nhưng thời gian tái nhiễm càng ngắn sẽ làm bệnh nhân mệt mỏi, kéo theo đó thời gian hậu COVID-19 dài hơn, ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể.
Hậu quả của tâm lý 'ai rồi cũng mắc COVID-19'
Trước bối cảnh số ca F0 trong cộng đồng tăng cao, một số người có tâm lý chủ quan cho rằng “ai rồi cũng mắc”, hoặc đã tiêm vaccine thì có triệu chứng nhẹ nên thả lỏng phòng dịch, hoặc để “mắc cho xong”; các chuyên gia cho rằng điều này là đánh cược với tính mạng, sức khỏe của mình.baotintuc.vn
Loại bỏ suy nghĩ “ai cũng sẽ thành F0”
Loại bỏ suy nghĩ “ai cũng sẽ thành F0”
(ĐCSVN) - Những ngày gần đây, việc số lượng người nhiễm COVID-19 có chiều hướng gia tăng cao; triệu chứng của người nhiễm COVID-19 nhẹ hơn trước đã khiến nhiều người nảy sinh “ai cũng sẽ thành F0”. Theo các chuyên gia, đây là biểu hiện của tâm lý chủ quan, lơ là, cần phải loại bỏ. Nếu không loại...dangcongsan.vn
Chỗ em 5K đầy đủ vẫn nhiễm hết cả. Không lẽ 5K khi đi ngủ ?
Phải biết chấp nhận thực tế đi các lãnh đạo ạ.
Năm trước ở SG có ai nghĩ thế đâu, giờ sao rồi ?