Hôm nay 176 nghìn ca, cập nhật lúc 18h. Đi đường đông vui ra phết. Các địa điểm công cộng không yêu cầu scan PC-COVID hay phun cồn khử khuẩn tay. Có vẻ như bình thường rồi.
Bệnh đặc hữu ai bị nặng đi chữa là mất tiền chứ ko free như bây giờ nữa à các cụThế này các dịch vụ sắp tới được phép mở full chưa nhỉ các cụ
HỎI ĐÁP TRỰC TUYẾN
Hành vi làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm cho cộng đồng sẽ bị xử lý như thế nào?
Người gửi: Nguyễn Xuân Thành
Hiện nay, dịch bệnh Covid 19 đang diễn biến phức tạp. Tôi muốn hỏi Bộ Công an, trường hợp người biết mình đã bị nhiễm bệnh mà bản thân không khai báo y tế và vẫn tiếp xúc với mọi người khiến dịch bệnh lây lan rộng thì bị xử lý như thế nào?
Ngày hỏi: 27/07/2021 Lượt xem: 51699
Câu trả lời
Theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 và Quyết định số 173/QĐ-TTg ngày 01/02/2020; Quyết định số 07/2020/QĐ- TTg ngày 26/2/2020 của Thủ tướng Chính phủ, thì bệnh Covid-19 được xếp vào bệnh truyền nhiễm nhóm A (Nhóm A gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh. Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A bao gồm bệnh bại liệt; bệnh cúm A-H5N1; bệnh dịch hạch; bệnh đậu mùa; bệnh sốt xuất huyết do vi rút Ê - bô - la (Ebola), Lát-sa (Lassa) hoặc Mác-bớc (Marburg); bệnh sốt Tây sông Nin (Nile); bệnh sốt vàng; bệnh tả; bệnh viêm đường hô hấp cấp nặng do vi rút và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới phát sinh chưa rõ tác nhân gây bệnh).
Đồng thời, theo quy định tại Điều 8 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 thì các hành vi sau đây bị nghiêm cấm:
“Điều 8. Những hành vi bị nghiêm cấm
1. Cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.
2. Người mắc bệnh truyền nhiễm, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm và người mang mầm bệnh truyền nhiễm làm các công việc dễ lây truyền tác nhân gây bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật.
3. Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật.
4. Cố ý khai báo, thông tin sai sự thật về bệnh truyền nhiễm.
5. Phân biệt đối xử và đưa hình ảnh, thông tin tiêu cực về người mắc bệnh truyền nhiễm.
6. Không triển khai hoặc triển khai không kịp thời các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo quy định của Luật này.
7. Không chấp hành các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền”.
Do đó, đối với hành vi “người biết mình đã bị nhiễm bệnh Covid-19 mà bản thân không khai báo y tế và vẫn tiếp xúc với mọi người khiến dịch bệnh lây lan rộng”, tùy tính chất và mức độ của hành vi mà người vi phạm có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc xử lý trách nhiệm hình sự, cụ thể:
1. Quy định xử phạt vi phạm hành chính
Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 176/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế thì hành vi che giấu bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam, bị xử phạt vi phạm hành chính đến 1.000.000 đồng, cụ thể:
Điều 6. Vi phạm quy định về giám sát bệnh truyền nhiễm
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không khai báo khi phát hiện người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Che giấu hiện trạng bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A của bản thân hoặc của người khác mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;
b) Không thực hiện việc xét nghiệm phát hiện bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Quy định về xử lý hình sự
Hành vi làm lây lan dịch bệnh Covid-19 cho người khác có thể bị xử lý trách nhiệm về hình sự về “Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người” quy định tại Điều 240 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. Người vi phạm có thể bị xử phạt hình phạt tù cao nhất đến 12 năm tù.
Điều 240. Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Đưa ra hoặc cho phép đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác có khả năng lây truyền dịch bệnh nguy hiểm cho người, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
b) Đưa vào hoặc cho phép đưa vào lãnh thổ Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiếm có khả năng lây truyền cho người;
c) Hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế;
b) Làm chết người.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 12 năm:
a) Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ;
b) Làm chết 02 người trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Tuy nhiên, Điều 240 Bộ luật Hình sự năm 2015 chưa quy định chi tiết đối với người mắc bệnh truyền nhiễm, người mang mầm bệnh truyền nhiễm, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm có hành vi làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người và các trường hợp khác liên quan đến tác nhân là con người làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người. Đến thời điểm hiện nay, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao chưa ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể như thế nào là “Hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người” theo điểm c Khoản 1 Điều 240 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Như vậy, để có căn cứ xử lý hình sự đối với người có các hành vi như trên làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm cho người, cơ quan chức năng cần kiến nghị, đề xuất Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành một số hướng dẫn cụ thể thi hành Điều 240 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Người trả lời: Bộ Công an
Công nhận, cứ ngày 2-3K rồi đoàng phát bổ sung 30K.các tỉnh bảo nhau bổ sung dần dần.
HN mà bổ sung phải cực khủng luôn ấy cụCông nhận, cứ ngày 2-3K rồi đoàng phát bổ sung 30K.
có bảo hiểm chi trả chứ cụ. bệnh thông thường cảm cúm chắc có trong danh mục của bảo hiểm, thuốc cũng toàn thuốc căn bản.Bệnh đặc hữu ai bị nặng đi chữa là mất tiền chứ ko free như bây giờ nữa à các cụ
Dân tình đổ hết sang thớt bóng đá xem trận Play Off giữa Nga và Ucraina rồi cụ ơi. em cũng đang định hỏi cái luật này, chỗ em làm 50% rơi rụng rồi, lãnh đạo cũng dính F0 rồi mà vẫn quán triệt dân đen phải đi làm không cho nghỉ dù là F1 hay có con là F0Các cụ cho em hỏi cái luật này còn hiệu lực không nhỉ? Hay là luật để ngắm cho vui? Giờ mỗi ngày hàng chục nghìn người vi phạm, nếu phạt thì thu được nhiều tiền lắm đấy ạ.
Cờ trắng là nào, chúng ta đã vượt qua dịch bệnh hiểm nghèo để abc... Ca khúc khải hoàn luôn chứ lị.Vẫy cờ trắng roài thì lói nuôn đi cư văn vở từ ngữ
Nếu F1 mà nghỉ, thì cơ quan em đóng cửa các cụ mợ ạDân tình đổ hết sang thớt bóng đá xem trận Play Off giữa Nga và Ucraina rồi cụ ơi. em cũng đang định hỏi cái luật này, chỗ em làm 50% rơi rụng rồi, lãnh đạo cũng dính F0 rồi mà vẫn quán triệt dân đen phải đi làm không cho nghỉ dù là F1 hay có con là F0
Đặc hữu là như nào vậy cụ? Khó hiểu vãi!Tiến tới bt, coi là bệnh đặc hữu. Vẫy cờ trắng roài thì lói nuôn đi cư văn vở từ ngữ quá.
Từ hán việt à? Em cũng chỉ chịuĐặc hữu là như nào vậy cụ? Khó hiểu vãi!
Mong là như vậy cụ ạTôi nghĩ đỉnh rồi, các bác.
Trong cái tập hợp người mà tôi quen biết, gặp gỡ, tất cả đều đã F0 được một thời gian và nay đã quay trở lại làm việc, sinh hoạt bình thường.
Có mấy chủng đấy, nhiễm hết mấy chủng là xong không tái nhiễm nữa.Em sợ tái nhiễm. Mọi người chứ cởi như là nhiễm xong rồi không bị nữa nhỉ.