Ồ, tôi xin đưa một chút tin thế giới.
Tờ The Guardian nổi tiếng đã giật một tile có thể nói là vô cùng xúc phạm tới chính phủ Australia. "MỘT ĐỐNG RÁC RƯỞI XẤU XA BẨN THỈU", ĐÓ CHÍNH LÀ CÁCH NƯỚC AUSTRALIA QUẢN TRỊ DỊCH BỆNH COVID, CHỈ CÓ THỂ VÍ VON ĐƯỢC NHƯ VẬY.
We thought the government would develop a Covid strategy for post-lockdown life. Instead, they have chosen to ‘let it rip’
www.theguardian.com
The Guardian mở bài đã dẫn lời twist của @Dr.Kerryn Phelps "Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng rằng các nhà chức trách sau khi đã thành công với chiến lược ngăn chặn & đón đầu sẽ nhân rộng cách làm này. Nhưng thay vì đó họ đã ném toẹt mọi thứ vào sọt rác để thích ứng linh hoạt".
Chúng ta đã làm sai vấn đề gì?
Tại sao nước Úc, từ chỗ là một nơi mà cả thế giới phải ghen tị vì các biện pháp phòng dịch/y tế công cộng được triển khai tốt nhất thế giới & số ca bệnh thấp nhất trong khi nền kinh tế vẫn phát triển mà giờ thì sao? Tình hình hiện nay chỉ có thể mô tả là một mớ hỗn độn tồi tệ không hơn không kém từ sức khỏe, chăm sóc y tế đến công ăn việc làm.
Những việc nước Úc đang làm chỉ cho ta thấy ví dụ thực tế những điều không nên làm với đại dịch Covid. Các biện pháp xét nghiệm/truy vết/cách ly (TTIQ) cùng với việc bắt buộc phải cải thiện hệ thống thông gió trong không gian kín là những việc thiết yếu trong phòng dịch để đạt được những kết quả tốt đẹp khi kết thúc năm 2021 này & chính phủ cần chú ý đến lời khuyên của các chuyên gia y tế cộng đồng, các nhà dịch tế học và các bác sĩ lâm sàng có kinh nghiệm thực tế.
Cho dù vắc xin vẫn là một phần quan trọng của công tác phòng dịch nhưng chúng tôi đã được cảnh báo rằng không nên chỉ dựa vào vắc xin, không phải WHO cũng đã nói vậy sao?
Thời gian đã trả lời các cảnh báo của chúng tôi là hoàn toàn đúng. Khi Omicron xuất hiện và lây nhiễm cho cả người đã được tiêm chủng và chưa được tiêm chủng, làm tổn thương và cướp đi mạng sống xủa bao người có bệnh nền & cả những đứa trẻ đang có bệnh vốn đã bị suy giảm miễn dịch, làm tổn hại nghiêm trọng hệ thống y tế vốn đứng đầu thế giới này.
Chúng tôi cũng đã chỉ ra trong các nghiên cứu rằng: Hai liều vắc xin dù có tiêm cũng chỉ tạo ra giá trị miễn dịch tạm thời, kể cả có tiêm liều thứ ba hay "tăng cường thêm" đi chăng nữa thì miễn dịch cũng biến mất chỉ sau vài tháng. Như vậy khả năng nhiễm Covid về lâu dài vẫn tiềm ẩn kể cả đối với người đã tiêm phòng.
Khi thủ hiến mới của New South Wales là D.Perrotes nhậm chức trưởng y tế bang là Kerry Chant đã bị gạt ra ngoài và thủ hiến mới đã không ngần ngại xé toạc các biện pháp phòng dịch vốn đem lại lợi ích trước đó ném vào sọt rác và đưa các biện pháp thích ứng mới vào, với lập luận rằng "Ngày 15/12 mọi việc sẽ tốt đẹp" & câu chuyện ảo tưởng "Omicron chỉ gây triệu chứng nhẹ. Đây chính là món quà thượng đế ban tặng để chúng ta kết thúc đại dịch".
Có lẽ ông ta muốn ngầm tuyên bố rằng "Tất cả mọi người Úc rồi sẽ nhận được món quà Omicron của thượng đế chăng?" Và như thế tại sao phải ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh cho phí phạm tiền bạc và thời gian?
Thật không thể tưởng tượng được rằng cặp bạn cùng tiến D.Perrotes và Scott Morrison đã thông báo gỡ bỏ hoàn toàn chế tài mang khẩu trang bắt buộc và quét mã QR khi mà hệ thống y tế đang chịu áp lực quá tải và những ngày tiệc tùng cuối năm cận kề.
Cặp đôi này dường như muốn gửi tới mọi người thông điệp "Tiêm rồi, miễn dịch cộng đồng rồi hãy ra ngoài ngay và chi tiêu mạnh tay đi, hãy phục hồi kinh tế và tăng trưởng". Trong khi đó thì sao? Người dân NSW bị nhiễm Covid phải tự xét nghiệm, tự truy vết để cảnh báo người thân và tự chăm sóc bản thân tại nhà với những sự hỗ trợ chỉ nhận được trên truyền hình.
.......
Trong khi người lao động được yêu cầu phải làm xét nghiệm nhanh mới được tới nơi làm việc thì chính phủ lại bắt buộc người lao động phải trả chi phí xét nghiệm với lý do không thể thuyết phục hơn "Chúng tôi không muốn tạo thêm gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp"-thủ tướng Scott Morrison nói.
Khi được một nhà báo hỏi rằng:
- Không phải người lao động nào cũng có khả năng chi trả tiền xét nghiệm nhạn liên tục như vậy? Ông nghĩ sao?
Scott Morrison đã thản nhiên buông lời:
- Một số người có khả năng trả, một số người có thể không. Chúng ta đang ở trong một giai đoạn mới của đại dịch, thời điểm mà không thể mọi thứ đều miễn phí.
Thật nực cười, nếu mọi thứ phải trả tiền thì tại sao người lao động lại không thể được đi làm tự do thoải mái như năm trước & các ngài tự nhiên biến đổi những thứ đang tốt đẹp thành những thứ tồi tệ và hỗn độn này vì mục đích gì?
.......
End
Tất nhiên đó chỉ là câu chuyện ở nước Úc xa xôi, nó không phải quan điểm của tôi nên tôi hoàn toàn tôn trọng quan điểm của các bác khi đọc câu chuyện này.