[Funland] Tổng hợp các ý kiến về việc xây dựng tượng đài

DuongHL

Tháo bánh
Biển số
OF-304300
Ngày cấp bằng
8/1/14
Số km
10,334
Động cơ
391,866 Mã lực
Thì cũng phải giải thích nghe nó lọt tai chớ bác.
- 2 anh CSGT ứng với chữ MÃI trong phong thủy.
- 3 anh PCCC ứng với chữ TÀI
- Cộng cả lại thành 5 anh côn an ứng với chữ SINH
- Nếu cộng thêm 1 già 1 trẻ nhân dân anh hùng lại thì thành 6,5 ứng với LỘC dư.
Nhưng vấn đề là trẻ hay già cũng là 1 con người.... Vậy thành 7 ứng với Thất (MẤT). =))
Thế mấy anh tiếp thị sữa đứng ở đâu?
 

lambogi79

Xe điện
Biển số
OF-92844
Ngày cấp bằng
24/4/11
Số km
4,676
Động cơ
-63,360 Mã lực
Nơi ở
Lữ đoàn xe cút kít
Đm, nghĩ đến là muốn chửi tục. Báo chí thì câm như hến
*** hiểu thằng ml nào nó duyệt để làm CT tượng đài này ko biết nữa
Đất nước thì đang đói kém, vật giá lèo thang, mà chúng nó vẫn có thể làm đc cái CT này !
Đối tượng, lại là 1 thứ mất hình ảnh nhất trong mắt nhân dân
 

cairong_2011

Xe lăn
Biển số
OF-193288
Ngày cấp bằng
9/5/13
Số km
10,377
Động cơ
481,308 Mã lực
VĂN HOÁ TƯỢNG ĐÀI VÀ NHỮNG NGHỊCH LÝ
Tượng đài không phải là sản phẩm của văn hoá truyền thống Việt Nam. Trong nền văn hoá truyền thống hàng ngàn năm của dân tộc không có tượng đài mà chỉ có tượng thờ (tượng chân dung, tượng Phật, thánh thần…).
Tượng đài là sản phẩm của nền văn hoá ngoại lai được du nhập vào nước ta từ những năm 60 của thế kỉ trước. Hàng chục năm trở lại đây, phong trào xây dựng tượng đài diễn ra khá rầm rộ, có rất nhiều tượng đài được xây dựng trên cả nước, có nhiều tượng đài hoành tráng, đồ sộ. Tuy nhiên, bất cập nhất là chúng ta xây dựng rất nhiều tượng đài nhưng lại chưa xây dựng được văn hoá tượng đài, vì vậy đã nẩy sinh nhiều nghịch lí “cười ra nước mắt”.
Nghịch lí thứ nhất là vấn đề thiết kế, qui hoạch tượng đài. Đặc thù của tượng đài là loại hình nghệ thuật không gian, nhằm ngợi ca, tôn vinh một danh nhân, kỉ niệm một sự kiện lịch sử đặc biệt…thông qua ngôn ngữ của hình khối, đường nét có giá trị tạo hình, thẩm mĩ cao. Yêu cầu đầu tiên và trọng yếu là phải có một không gian rộng, trang trọng, thoáng (theo kiến trúc sư Ngô Huy Giao thì không gian quyết định 50% sự thành công của tượng đài), thế nhưng, nhiều tượng đài của chúng ta được xây dựng trong một không gian nhỏ hẹp, chật chội, ồn ào, thậm chí ngay giữa một khu chợ, hay ngay cửa ngõ thành phố như một chướng ngại vật. Một số tượng đài lại được xây dựng ở những nơi vắng người qua lại, hẻo lánh nên không được đông đảo người
dân biết đến.
Nghịch lí thứ hai: tượng đài là tác phẩm nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc, yêu cầu tác giả phải là những nghệ sĩ tài ba, có kiến thức uyên thâm, thế nhưng, việc dựng tượng, chọn mẫu thiết kế, qui hoạch…lại nhiều khi được quyết định bởi một số cá nhân hoàn toàn “mù tịt” về nghệ thuật. Các nhà chuyên môn cho rằng, nhiều tượng đài của chúng ta thiết kế đơn điệu, mô phỏng, thậm chí xấu xí, thô kệch, phản thẩm mĩ, kích thước không phù hợp với nội dung tượng…
Họa sĩ, nhà phê bình mỹ thuật Phan Cẩm Thượng phát biểu trong một cuộc hội thảo: “Việt Nam chỉ có ba loại tượng đài: tượng đài công nông binh (tất cả đều giống nhau); tượng đài danh nhân (chia thành hai loại văn và võ); tượng đài Bác Hồ thì luôn mặc áo Tôn Trung Sơn, tuổi được ấn định là 65 trở lên. Điều này chứng tỏ tư duy của chúng ta rất nghèo nàn”.
Còn nhà phê bình mĩ thuật Nguyễn Quân thì nói: “Lãng phí, tham nhũng, xấu xí và phản thẩm mỹ dân tộc v.v... đó là "ngôn ngữ nghệ thuật” của tượng đài của chúng ta” (trả lời phỏng vấn báo Vietnamnet). Công tác thi, lựa chọn mẫu tượng đài cũng còn những bất cập, nên nhiều khi không chọn được mẫu tốt nhất.
Nhà điêu khắc Tạ Quang Bạo, người đã từng thực hiện nhiều tượng đài từ Bắc chí Nam cho rằng: “Xã hội có cái gì xấu thì trong tượng đài cũng có cái đó. Cũng chạy cổng trước cổng sau, thế thì làm thế nào có tượng đài tốt được? Ai chạy giỏi, người ấy thắng! Tổ chức thi thố vậy thôi, chứ cổng sau có khi còn rộng mở hơn cổng trước, biết vậy mà không làm gì được”. Một số tượng danh nhân không có mẫu gốc (không có ảnh để lại) nên tính chân thực không cao, hầu như chỉ dựa vào trí tưởng tượng của tác giả (thực ra là “bịa”), và do đó, tính thuyết phục bị hạn chế. Việc dựng tượng quá nhiều gây nên hiệu ứng “bội thực” của công chúng cũng cần được khắc phục.
Họa sĩ Nguyễn Đỗ Bảo lo ngại: “Kinh nhất là tượng đài làm theo ngẫu hứng của các lãnh đạo địa phương. Thẩm mỹ hạn chế, qui hoạch không theo nguyên tắc nào, ông nào lên năm năm cũng muốn để lại dấu ấn của mình, thế là cho xây tượng đài, tiền thì là tiền nhân dân, mà nhân dân ở địa phương ấy lại kiên quyết không chấp nhận tượng đài ấy. Lẽ ra, nhà điêu khắc nên biết tự trọng mà từ chối mỗi khi được mời trong trường hợp này”. Việc xây dựng tượng đài đã trở thành cơ hội làm ăn béo bở cho một số người, thành một nguyên cớ hợp lí để rút ruột công quĩ, vì thế nhiều người gọi tượng đài là “tượng làm ăn”. Tượng đài là công trình văn hoá thẩm mĩ, nhưng nhiều khi lại được xây dựng trên “nền móng” của những hiện tượng tiêu cực, phi văn hoá!
Nghịch lí thứ ba, tượng đài là công trình vĩnh cửu, nhưng vì nhiều lí do, nhiều công trình tượng đài bị xuống cấp nhanh chóng và trầm trọng, ảnh hưởng tiêu cực đến sự thưởng thức, chiêm ngưỡng của công chúng. Tiêu biểu nhất là tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ, với kinh phí đầu tư 47 tỉ đồng nhưng vì vật liệu không đảm bảo chất lượng nên chỉ hoàn thành xong một thời gian ngắn đã xuống cấp, rạn nứt, chảy rỉ nước…
Mặt khác, sự quan tâm giữ gìn, sửa sang tượng đài không được chú trọng ở nhiều nơi. Nhiều tượng đài xây dựng xong rồi bị bỏ hoang phế, rêu phong, không gian bị lấn chiếm, bị ô nhiễm… không được chấn chỉnh, bảo vệ kịp thời. Kinh phí nhà nước bỏ ra để xây dựng tượng đài là rất lớn, trong khi đất nước còn nghèo, vì vậy cần cân nhắc kĩ lưỡng, tham khảo ý kiến của các nghệ sĩ, nhà nghiên cứu trước khi quyết định xây dựng một tượng đài. Tượng đài là kiểu công trình không cần vội và không thể làm vội, nhưng nhiều khi được quan niệm như một công trình có tính thời vụ.
Nghịch lí thứ tư là cách “đối xử” không đúng với bản chất văn hoá của tượng đài. Phổ biến nhất là sự nhầm lẫn giữa tượng đài với tượng vườn (dựng trong các công viên hoặc vườn nhà mang tính trang trí hoặc kỉ niệm), giữa tượng đài với tượng thờ (các nhân vật cao quý như thần, Phật, vua, chúa... đặt trong các đình, chùa, thánh đường, lăng, miếu, đền, điện). Tượng đài là công trình nghệ thuật, có ý nghĩa biểu tượng, có giá trị giáo dục. Tượng đài cũng là nơi để tập hợp quần chúng, nơi thưởng ngoạn, thư giãn của nhân dân.
Trước tượng đài, tâm hồn con người hướng về cái cao cả, vĩ đại, bất diệt, cái đẹp vĩnh hằng để chiêm nghiệm sâu sắc về cuộc sống, về lẽ đời, thanh lọc tâm hồn. Tượng đài là sự nhắc nhở, sự vẫy gọi, sự thôi thúc, sự toả sáng, sự che chở, sự sẻ chia… có ý nghĩa hướng thượng, hướng thiện. Thế nhưng, một hiện tượng rất phổ biến ở Việt Nam là người ta coi tượng đài các danh nhân, kể cả các lãnh tụ cách mạng như một công trình văn hoá tâm linh và có nhiều hành vi mang nặng màu sắc mê tín dị đoan, hoàn toàn trái ngược với bản chất văn hoá, giá trị tư tưởng, giá trị nhân văn đích thực của tượng đài. Đó là sau khi tượng đài hoàn thành, nhiều nơi tổ chức cúng bái, mời thầy cúng, pháp sư, sắm sửa lễ vật, hương hoa… để “mời hồn nhập tượng”, nhiều khi lễ cầu cúng kéo dài hai, ba ngày đêm. Rồi người ta đặt trước các tượng đài một bát hương, và cứ thường xuyên thắp hương, khấn vái, cầu mong được “chứng giám, phù hộ”...
Một số người cho rằng, việc thắp hương trước các tượng đài là một nét văn hoá tâm linh truyền thống bình thường, không có gì phải phê phán. Tuy nhiên, hành vi ấy cũng không phù hợp với quan niệm truyền thống của dân tộc. Người Việt thường thắp hương cho linh hồn tổ tiên, người thân hay các thánh thần tại bàn thờ được lập một cách trang trọng trong nhà hoặc trong đền, chùa, có ảnh (tượng thờ), bài vị hoặc thắp hương tại mộ phần hoặc đài tưởng niệm, không ai thắp hương tưởng niệm tổ tiên, người thân, thánh thần bằng cách dựng nên một bức tượng giữa không gian rồi đặt bát hương tại đó cả. Việc thắp hương ở những vị trí ngoài trời chỉ dành cho thổ thần, thổ công, tà thần hoặc những vong linh không nơi nương tựa. Có lẽ nhiều người đã nhầm lẫn tượng đài với tượng thờ, tuy giống nhau một chữ “tượng” nhưng bản chất lại hoàn toàn khác nhau. Chúng tôi cho rằng, tượng đài chỉ là nơi để chiêm ngưỡng, nếu muốn bày tỏ tình cảm thì chỉ nên đặt hoa, vòng hoa…còn thắp hương là một hành vi phi văn hoá. Xin hãy đừng suy nghĩ theo kiểu “thần cây đa, ma cây gạo” của người xưa, cứ bạ đâu là cắm hương vào đấy. Đó không phải là tôn vinh, mà là đang hạ thấp các danh nhân. Dĩ nhiên là một số người biết thế, nhưng đã có sẵn bát hương, ai cũng thắp hương nên cũng phải làm theo cho khỏi “lập dị”.
Nhà phê bình mĩ thuật Nguyễn Quân cho rằng “tượng đài hoàn toàn xa lạ với tâm hồn người Việt”. Dù sao tượng đài mới được du nhập vào nước ta, cho nên từ quan niệm, cách tiếp cận, cách ứng xử với tượng đài của đa số người dân vẫn còn những bất cập nhất định. Chúng ta thường nói “văn hoá tượng đài”, vậy thì hãy ứng xử với tượng đài một cách có văn hoá và có lẽ việc trước mắt cần làm là xây dựng và phổ biến “văn hoá tượng đài”.

Theo báo Dân trí
 

ubisapro

Xe trâu
Biển số
OF-335434
Ngày cấp bằng
19/9/14
Số km
33,628
Động cơ
970,395 Mã lực
Chắc phải có mục đích gì chứ bình thường ai làm thế :))
Được làm hình mẫu đại diện cho cả ngành thì oai lắm nhá :)). Chắc các anh vất vả phục vụ nên được chọn ;))
 

hanghieu

Xe tăng
Biển số
OF-603113
Ngày cấp bằng
13/12/18
Số km
1,045
Động cơ
132,168 Mã lực
Tuổi
46
Được ăn lại còn được đúc tượng :D
 
Biển số
OF-613979
Ngày cấp bằng
6/2/19
Số km
3,152
Động cơ
189,113 Mã lực
Tuổi
43
Có cái tượng người Pháp đem đến, Việt hoá là tượng Bà đầm xoè (nữ thần tự do) trên thế giới có 3 cái, 1 cái ở Mỹ, 1 cái ở Việt, 1 cái ở chính quốc. Cái đẹp đẽ thì nhân dân anh hùng giật đổ mịa nó mất. Tiếc thật.
C36CD1BE-19A1-43BB-8B14-8027E47BDD0B.jpeg
 

hanghieu

Xe tăng
Biển số
OF-603113
Ngày cấp bằng
13/12/18
Số km
1,045
Động cơ
132,168 Mã lực
Tuổi
46
Sùng bá và tượng đài nó là đặc sản rồi, chắc vẫn sẽ nhân rộng toàn quốc
 

namphong12

Xe lăn
Biển số
OF-196133
Ngày cấp bằng
28/5/13
Số km
12,179
Động cơ
253,885 Mã lực
Nơi ở
Vũng Tàu
Các cụ chê gì thì chê, chửi gì thì chửi. Đừng chê tượng đài xấu. Mai nó hạ xuống đêm đúc lại. Ngân sách lại tốn mớ tiền.
 

slavik

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-808028
Ngày cấp bằng
12/3/22
Số km
695
Động cơ
17,552 Mã lực
Các cụ chê gì thì chê, chửi gì thì chửi. Đừng chê tượng đài xấu. Mai nó hạ xuống đêm đúc lại. Ngân sách lại tốn mớ tiền.
Kiểu như hàng cây Mỡ trên đường NCT ý ;))

Sau khi xin ý kiến các nhà khoa học, thành phố Hà Nội đã chọn cây lát hoa trồng thay thế cây gỗ mỡ trên đường Nguyễn Chí Thanh.
Trước đó ngày 10/3/2015, thành phố thông báo chặt hạ, thay thế toàn bộ 381 cây xanh trên đường Nguyễn Chí Thanh bằng cây vàng tâm. Mặc dù việc chặt hạ sau đó bị dừng lại nhưng hàng trăm cây xanh đã bị chặt và trồng thay thế cây mới.
Tuy nhiên, sau nhiều tranh cãi, thành phố Hà Nội thừa nhận cây đã trồng trên đường Nguyễn Chí Thanh không phải cây vàng tâm mà là gỗ mỡ.
Chỉ vài tháng sau khi trồng, hàng loạt cây mỡ bị chết, vỏ cây nứt, cành trụi lá. Trận mưa giông chiều tối 13/6 tại Hà Nội cũng làm một số cây mỡ bị bật gốc làm lộ ra gốc cây vẫn còn bọc nylon.

 
Chỉnh sửa cuối:

slavik

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-808028
Ngày cấp bằng
12/3/22
Số km
695
Động cơ
17,552 Mã lực
Có cái tượng người Pháp đem đến, Việt hoá là tượng Bà đầm xoè (nữ thần tự do) trên thế giới có 3 cái, 1 cái ở Mỹ, 1 cái ở Việt, 1 cái ở chính quốc. Cái đẹp đẽ thì nhân dân anh hùng giật đổ mịa nó mất. Tiếc thật.
C36CD1BE-19A1-43BB-8B14-8027E47BDD0B.jpeg
Đau, giờ dân lại phải bỏ cả vài trăm củ sang Pháp, sang Mỹ để ngắm bức tượng này của bọn đế quốc.
 

MEC V6

Xe điện
Biển số
OF-694172
Ngày cấp bằng
9/8/19
Số km
2,732
Động cơ
128,475 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Tượng đài trên được xây dựng giáp với bức tường bao của Công viên Thống Nhất, đoạn gần ngã ba giao nhau giữa phố Trần Nhân Tông và phố Quang Trung (quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội).
Thiếu tướng Nguyễn Công Bẩy - Phó Cục trưởng Cục Công tác Đảng và Công tác chính trị (Bộ CA) cho biết, nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát nhân dân (20/7/1962-20/7/2022), từ nay đến ngày 20/7, Bộ CA sẽ chủ trì khánh thành quần thể tượng đài lực lượng CSGT, lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PCCC và CNCH).
Bộ Công an giải thích vì sao dựng tượng đài chiến sĩ CSGT và PCCC - 1
View attachment 7232656
Em dự sẽ có tượng đài khắp tp, em thấy bẩu là dỡ tường rào công viên thống nhất mà chưa thấy làm ợ
 

ngtuhan

Xe đạp
Biển số
OF-75877
Ngày cấp bằng
20/10/10
Số km
20
Động cơ
421,716 Mã lực
Do thấy nhân dân không thích tượng đài này, nay chúng tôi tự giác gỡ bỏ và sẽ xây lại cụm tượng đài với nội dung: NẠN NHÂN CỦA CSGT.
Xin mọi người nhiệt tình đề cử ý tưởng để Công an HN chúng tôi triển khai sớm công trình.
 

MEC V6

Xe điện
Biển số
OF-694172
Ngày cấp bằng
9/8/19
Số km
2,732
Động cơ
128,475 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
E nhìn vào chẳng hiểu gì, 1 ông đứng cạnh cột tín hiệu cầm gậy thì chỉ ngang cho phương tiện đi qua trong khi phía trước có 1 ông dẫn 1 bà đi hướng thẳng (trái với chỉ dẫn của ông cầm gậy) để băng qua đường gây xung đột giao thông, bên cạnh lại có mấy ông đứng ngồi quỳ... là sao?
Em không hiểu ông đang ngồi mục đích làm gì
 

MEC V6

Xe điện
Biển số
OF-694172
Ngày cấp bằng
9/8/19
Số km
2,732
Động cơ
128,475 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Về mặt nghệ thuật thì đúng là sự phỉ nhổ vào nghệ thuật,
Chính quyền cứ thích đặt tượng là đặt nhỉ, không hỏi thằng dân (thằng nộp thuế xây tượng) đến nửa câu. Chán
Có hỏi em rồi tại nhà cụ xa quá cụ thông cảm
 

The Avenue

Xe tăng
Biển số
OF-156393
Ngày cấp bằng
12/9/12
Số km
1,079
Động cơ
-270,634 Mã lực
Các ông muốn làm của nợ này thì đé.o ai cấm đc, nhưng dân mất tiền thuế cho các ông thì phải làm cho nó ra cái hồn tí. Đm trông cái nghệ thuật của các ông chán đời bcm
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top