Tây nào vậy vậy cụ , bảo hiểm tên người đóng cho cái xe đó phải đền . Nói như cụ thì công nhân lái xe chuyên nghiệp nó đền suốt đời cho xe công ty à à . Một chiếc xe lưu thông trên đường bắt buộc phải có bảo hiểm mới được đăng kiểm , vậy nói như cụ thì thằng mượn xe ngay sau đó nó gây lỗi tông vào con RR nhưng nó không có bảo hiểm thì bên bị hại đòi tiền bồi thường ở đâu . Luật nó chắc chắn cầm đằng chuôi chứ không thả gà ra đuổi đâu ạ
Vấn đề cụ nói đến thì nó có hai nội dung khác nhau ạ . Một là tính cách tui tây đa số nó quý xe lắm luôn ấy , nó không cho mượn đâu .
Hai là bảo hiểm nó có nhiều gới khác nhau , ví dụ cụ mua bảo hiểm gói BH chỉ một mình cụ lái chiếc xe đó thì nó sẽ rẻ hơn gói BH cho nhiều người khác nhau lái . Nếu cụ gây tai nạn thì BH họ đền căn cứ vào xác nhận của cảnh sát là chính cụ điều khiển phương tiện đó . Nếu người khác lái bảo hiểm họ sẽ bắt cụ chịu một phần hoặc tệ hơn là từ chối . Cho nên vợ chồng hoặc hay cho mượn xe thì cứ gói đóng bảo hiểm nhiều người lái , dĩ nhiên sẽ đắt hơn
Cái này thì cũng tùy nước mà luật bảo hiểm khác nhau, nhưng ở Châu Âu nói chung là chỉ có 2 loại bảo hiểm cơ bản, đó là bảo hiểm bắt buộc (người Việt mình hay gọi là bảo hiểm 1 chiều). Bảo hiểm này xe nào cũng bắt buộc phải mua, từ xe máy tới xe ôtô, nếu không mua thì tiền phạt sẽ rất nặng. Xe có thể tên 1 người và mua bảo hiểm có thể là 1 người khác, nhưng bắt buộc phải có thì mới được tham gia giao thông.
Trong trường hợp hai xe chỉ có bảo hiểm bắt buộc va vào nhau thì sẽ phụ thuộc vào mức độ thiệt hại mà có báo cảnh sát hay không (thường ở Séc, mức độ thiệt hại dưới 100 ngàn Korun, khoảng dưới 100 triệu VND thì không cần báo cảnh sát). Hai người lái xe tự khai biên bản chung với nhau. Mẫu khai thì trên xe nào cũng phải có, trong đó yêu cầu tên tuổi, địa chỉ, số thẻ căn cước, bằng lái xe và số bảo hiểm của người lái xe là người gây tai nạn lẫn thông tin như trên của người lái xe bị đâm vào.
Ngoài ra có phần khai các thiệt hại của hai xe và hình vẽ sơ bộ tình huống đâm, mọi cái đều có hướng dẫn cụ thể cách khai ở trang phía sau của tờ khai. Hai bên cùng ký và chụp lại giấy tờ của nhau để tránh trường hợp tranh cãi về sau. Thường thì người lái xe bị đâm vào sẽ đem xe vào hãng servis và ủy quyền cho hãng có trách nhiệm làm việc với hãng bảo hiểm xe và sửa xe. Hãng servis khi cầm biên bản tai nạn, sẽ liên hệ với bảo hiểm của xe gây tai nạn (lúc này bảo hiểm sẽ liên quan tới người đứng tên mua bảo hiểm, chứ không phải người lái xe). Bảo hiểm của bên xe gây tai nạn có trách nhiệm phải trả toàn bộ chi phí sửa xe bị đâm.
Trong trường hợp người mua bảo hiểm của xe bị đâm, có mua thêm phần bảo hiểm có xe dự phòng khi bị xe khác đâm vào và phải để trong hãng sửa dài ngày. Thì hãng bảo hiểm của bên xe gây ra tai nạn phải trả thêm tiền thuê xe dự phòng cho bên bị đâm đi lại trong thời gian sửa chữa.
Còn xe gây ra tai nạn thì sao? Vì là bảo hiểm bắt buộc và là 1 chiều, nên bảo hiểm sẽ không trả chi phí sửa chữa cho xe gây tai nạn. Người chủ xe sẽ phải tự bỏ tiền túi ra sửa chữa. Nếu người lái xe không phải là chủ xe, không phải là người mua bảo hiểm xe, thì lúc đó chủ xe hay người mua bảo hiểm xe phải thỏa thuận với người lái xe về việc sửa chữa xe. Nếu không thỏa thuận được thì sẽ phải nhờ tới tòa án giải quyết. Chính vì vậy mà rất ít ai dám cho người khác mượn xe nếu không phải là người thật sự thân thiết.
Ngoài ra, hãng bảo hiểm của xe gây ra tai nạn, sẽ dựa vào hợp đồng ký với người mua bảo hiểm xe mà có mức bảo hiểm mới, tùy vào thiệt hại mà hãng đã phải thanh toán để sửa xe bị đâm. Tiền bảo hiểm hàng tháng của người mua bảo hiểm cho xe gây tai nạn có thể sẽ tăng cao khá nhiều so với trước. Và đó cũng là lý do người Tây rất ngại cho mượn xe vì có thể sẽ rất rắc rồi và phiền phức nếu xảy ra tai nạn.
Ở trường hợp xe gây tai nạn mua bảo hiểm 2 chiều, thì lúc đó hãng bảo hiểm của xe gây tai nạn sẽ thanh toán chi phí sửa chữa cho cà 2 xe (nên mới gọi là bảo hiểm 2 chiều). Nhưng người đứng ra mua bảo hiểm 2 chiều của xe gây tai nạn sẽ phải chịu 1 phí gọi là trách nhiệm chung với hãng bảo hiểm, thường là 5 hoặc 10% tiền chi phí thiệt hại, tùy theo hợp đồng ký kết lúc đầu. Dĩ nhiên với mức đồng trách nhiệm 5% thì tiền mua bảo hiểm sẽ cao hơn với mức đồng trách nhiệm 10%.
Các hãng bảo hiểm bắt người mua phải cam kết chịu phí đồng trách nhiệm để hạn chế phần nào trường hợp người mua bảo hiểm tự gây ra tại nạn, để lấy tiền của hãng bảo hiểm. Ngoài ra hãng bảo hiểm cũng sẽ lập tức nâng mức đóng bảo hiểm hàng tháng của người mua bảo hiểm 2 chiều cho xe gây tai nạn. Như vậy có thể thấy là kể cả đối với xe có bảo hiểm 2 chiều thì khi gây tai nạn thì cũng sẽ rất phiền phức cho người mua bảo hiểm. Nên việc cho mượn xe là việc rất hãn hữu và luôn kèm theo nhiều rủi ro cho người mua bảo hiểm lẫn chủ xe.
Ở bên Châu Âu, khi xảy ra tai nạn, rất ít khi có chuyện đánh nhau, bởi rất dễ dính án hình sự và rắc rối liên quan tới pháp luật. Nên thường khi tai nạn xảy ra thì cả hai bên đều cùng nhau giải quyết nhanh gọn, tránh phải gọi cảnh sát tới. Mọi cái dù đúng hay sai thì đều có bảo hiểm giải quyết, kể cả chi phí gọi xe cứu trợ tới kéo về servis. Đặc biệt là không có chuyện gây tai nạn rồi bỏ đi, dù có thể đã gây ra chết người, với lý do là ở lại hiện trường sẽ bị người dân đánh. Ở bên Châu Âu không ai cư xử như vậy cả, nếu anh gây tai nạn, kể cả chết người thì anh cũng phải ở lại hiện trường để chờ công an tới giải quyết hoặc gọi cứu trợ tới giúp người bị nạn.
Tất nhiên cũng có khá nhiều người gây tại nạn rồi bỏ trốn, và họ sẽ bị kết tội hình sự và phải chịu án nặng hơn rất nhiều so với tình huống nếu họ vẫn ở lại hiện trường trong trường hợp đó.