- Biển số
- OF-744758
- Ngày cấp bằng
- 1/10/20
- Số km
- 2,077
- Động cơ
- 149,114 Mã lực
Thắng thì là phù thủy. Thua thì thành phù du. Lẽ đời nó là vậy, không nên bi lụy, cũng chẳng nên hằn học làm gì.
Mình chỉ muốn nói câu chốt liên quan tới thầy Tru, rằng thầy thất bại không phải vì bóng đá kiểm soát, mà vì không thể chơi được thứ bóng đá kiểm soát đúng nghĩa.
Có thể là nó quá phức tạp với cả cầu thủ lẫn con dân Việt Nam ở thời điểm này.
Với cầu thủ, họ không được đào tạo từ nhỏ, một cách bài bản, khoa học và đúng đắn, để chơi thứ bóng đá như thế. Họ không có cả bộ kỹ năng lẫn tư duy. Đó là hai thứ rất khó nếu không muốn nói là không thể cải thiện với những cầu thủ quá 23 tuổi, nhất là những người vốn có sẵn niềm tin rằng thứ bóng đá họ chơi bao năm qua là đúng, là công thức thành công.
Nếu để ý một chút bạn sẽ thấy Hùng Dũng hiếm khi nào có một pha vừa đỡ bóng vừa xoay người và rồi chuyền ngay giữa các tuyến của đối thủ. Hoàng Đức hầu như không tung ra được đường chuyền phá tuyến nào. Tiến Dũng thì không dám chuyền xuyên tuyến, không dám kéo bóng lên ngay cả khi có cơ hội. Phần lớn các cầu thủ chuyền bóng theo bản năng, không quan tâm là thời điểm, hướng, tốc độ, điểm đến... có hợp lý hay không..
Quá nhiều những sự lỡ cỡ như thế, không vỡ mới là lạ.
Nhiều người nói về câu chuyện ông Tru không tinh tế, không biết mềm mỏng, không bla bla... Nhưng thực sự thì cái sự tinh tế của ông nếu có thì cũng chỉ làm các cầu thủ rướn thêm được một tí so với chính họ thôi, không thay đổi được gì cả. Mà thực ra, rướn thêm một tí vốn dĩ là nhiệm vụ của từng cầu thủ, nhất là trong màu áo đội tuyển quốc gia.
Ông Tru được quy hoạch để... thất bại. Tôi không biết ông nhìn thấy tiềm năng gì ở mảnh đất này mà nhận lời làm việc. Có thể là mức lương cao. Nhưng sau tất cả thì nhận mấy chục nghìn đô để phải nghe một lũ không biết gì về bóng đá hoặc mang đầy lợi ích cá nhân phê phán, hằn học, chửi rủa, thậm chí sỉ nhục, thì quả là không đáng.
Cũng có thể ông thấy tương lai với những cậu bé từng đào tạo hồi còn làm việc ở đây cho một trung tâm bóng đá trẻ. Nhưng ông quên mất là người ta không thể chiến thắng với những cậu bé. Không ai để yên cho ông làm điều đó cả.
Ông Tru thất bại rồi, nhưng ai đó làm ơn đừng để niềm tin vào bóng đá kiểm soát bị dìm ch.it. cùng ông. Cá nhân tôi tin rằng chúng ta sẽ không thể đi được tới đâu nếu vẫn chơi thứ bóng đá của mấy chục năm nay. Chúng ta cần xây dựng một chân đế thật tốt, tạo ra thật nhiều cầu thủ đủ cả kỹ năng lẫn tư duy, để các HLV đội tuyển không còn cần phải DẠY lại các tuyển thủ trong mỗi lần tập trung nữa.
Xây dựng những trung tâm huấn luyện chất lượng. Đào tạo ra thật nhiều những HLV, tuyển trạch viên có bằng cấp và đạo đức. Tạo thật nhiều sân chơi để các em thoả sức thể hiện mà không cần quan tâm tới chuyện thắng thua. Đưa bóng đá THỰC SỰ về các trường học, nơi mỗi giáo viên thể dục đều phải là một HLV đủ trình độ và bằng cấp.
Làm được như thế thì sợ gì không đủ người "chơi" bóng.
Bảo thủ như người Anh mà họ còn thay đổi được, người Việt ta nổi tiếng mềm dẻo uyển chuyển như cây tre hà cớ gì lại không?
Quan trọng là muốn. Khi đã muốn thì sẽ có đường.
Copy FB Việt Cường ·
Mình chỉ muốn nói câu chốt liên quan tới thầy Tru, rằng thầy thất bại không phải vì bóng đá kiểm soát, mà vì không thể chơi được thứ bóng đá kiểm soát đúng nghĩa.
Có thể là nó quá phức tạp với cả cầu thủ lẫn con dân Việt Nam ở thời điểm này.
Với cầu thủ, họ không được đào tạo từ nhỏ, một cách bài bản, khoa học và đúng đắn, để chơi thứ bóng đá như thế. Họ không có cả bộ kỹ năng lẫn tư duy. Đó là hai thứ rất khó nếu không muốn nói là không thể cải thiện với những cầu thủ quá 23 tuổi, nhất là những người vốn có sẵn niềm tin rằng thứ bóng đá họ chơi bao năm qua là đúng, là công thức thành công.
Nếu để ý một chút bạn sẽ thấy Hùng Dũng hiếm khi nào có một pha vừa đỡ bóng vừa xoay người và rồi chuyền ngay giữa các tuyến của đối thủ. Hoàng Đức hầu như không tung ra được đường chuyền phá tuyến nào. Tiến Dũng thì không dám chuyền xuyên tuyến, không dám kéo bóng lên ngay cả khi có cơ hội. Phần lớn các cầu thủ chuyền bóng theo bản năng, không quan tâm là thời điểm, hướng, tốc độ, điểm đến... có hợp lý hay không..
Quá nhiều những sự lỡ cỡ như thế, không vỡ mới là lạ.
Nhiều người nói về câu chuyện ông Tru không tinh tế, không biết mềm mỏng, không bla bla... Nhưng thực sự thì cái sự tinh tế của ông nếu có thì cũng chỉ làm các cầu thủ rướn thêm được một tí so với chính họ thôi, không thay đổi được gì cả. Mà thực ra, rướn thêm một tí vốn dĩ là nhiệm vụ của từng cầu thủ, nhất là trong màu áo đội tuyển quốc gia.
Ông Tru được quy hoạch để... thất bại. Tôi không biết ông nhìn thấy tiềm năng gì ở mảnh đất này mà nhận lời làm việc. Có thể là mức lương cao. Nhưng sau tất cả thì nhận mấy chục nghìn đô để phải nghe một lũ không biết gì về bóng đá hoặc mang đầy lợi ích cá nhân phê phán, hằn học, chửi rủa, thậm chí sỉ nhục, thì quả là không đáng.
Cũng có thể ông thấy tương lai với những cậu bé từng đào tạo hồi còn làm việc ở đây cho một trung tâm bóng đá trẻ. Nhưng ông quên mất là người ta không thể chiến thắng với những cậu bé. Không ai để yên cho ông làm điều đó cả.
Ông Tru thất bại rồi, nhưng ai đó làm ơn đừng để niềm tin vào bóng đá kiểm soát bị dìm ch.it. cùng ông. Cá nhân tôi tin rằng chúng ta sẽ không thể đi được tới đâu nếu vẫn chơi thứ bóng đá của mấy chục năm nay. Chúng ta cần xây dựng một chân đế thật tốt, tạo ra thật nhiều cầu thủ đủ cả kỹ năng lẫn tư duy, để các HLV đội tuyển không còn cần phải DẠY lại các tuyển thủ trong mỗi lần tập trung nữa.
Xây dựng những trung tâm huấn luyện chất lượng. Đào tạo ra thật nhiều những HLV, tuyển trạch viên có bằng cấp và đạo đức. Tạo thật nhiều sân chơi để các em thoả sức thể hiện mà không cần quan tâm tới chuyện thắng thua. Đưa bóng đá THỰC SỰ về các trường học, nơi mỗi giáo viên thể dục đều phải là một HLV đủ trình độ và bằng cấp.
Làm được như thế thì sợ gì không đủ người "chơi" bóng.
Bảo thủ như người Anh mà họ còn thay đổi được, người Việt ta nổi tiếng mềm dẻo uyển chuyển như cây tre hà cớ gì lại không?
Quan trọng là muốn. Khi đã muốn thì sẽ có đường.
Copy FB Việt Cường ·