- Biển số
- OF-157531
- Ngày cấp bằng
- 20/9/12
- Số km
- 706
- Động cơ
- 359,287 Mã lực
Đang nói chuyện thuần túy về giáo dục, không nói chuyện di dân, tị nạn kinh tế... là mục đích chính được che dưới vỏ bọc giáo dục. Hiện nay một số ngành không còn được đào tạo ở Việt Nam, một số ngành Việt Nam không đào tạo được và trên hết là chất lượng giáo dục trong những năm gần đây không thỏa mãn được yêu cầu của người Việt nên nhiều người phải gửi con em ra nước ngoài học. Mặt khác, các trường, quỹ này nọ của nước ngoài cấp nhiều học bổng toàn phần hoặc miễn, giảm học phí để lôi kéo sinh viên giỏi, người tài và khách hàng của họ qua nước ngoài học đồng thời phục vụ nhu cầu nhân lực của quốc gia đó sau này.Đi học nước ngoài nào phải chỉ để "tị nạn giáo dục", còn rất nhiều cái khác nữa như môi trường, cơ hội làm việc, con cái có quốc tịch về sau ... Bởi vậy cứ từ từ 1, 2 năm nữa thôi rồi sẽ rõ. Cứ nhìn sang bên ĐH Ngoại Thương ấy, hết năm 2 xem còn bao nhiêu cháu còn ngồi đó hay lại tiếp tục đi du học gần hết
Đơn cử ĐH Ngoại thương tốt thế, cứ cho là tốt nhất hiện nay, Harvard của Việt Nam mặc dù trước đây là một trường dạy nghề, thì câu hỏi đặt ra là tại sao các sinh viên giỏi đều đi cả sau 2 năm??? Câu hỏi này sẽ có nhiều đáp án, nhiều cách trả lời khác nhau tùy thuộc vào mỗi người.
Tôi bổ sung thêm xíu là ĐH Vin hay các trường ĐH tư thục khác đều là một doanh nghiệp nên theo lý thuyết: họ chỉ hướng đến lợi nhuận, mọi thứ đều phục vụ cho lợi nhuận kể cả đầu tư vật chất, nhân lực, cấp học bổng, liên kết, xếp hạng nọ hạng kia... mấy cái mục đích nhân văn, cao quý, tinh hoa gì đó cũng vẫn không nằm ngoài sự phát triển để thu lợi nhuận cả trước mắt và lâu dài.
Chỉnh sửa cuối: