Động Người Xưa là một di tích cư trú và mộ táng của người tiền sử, động nằm trên núi đá vôi trong khu rừng nguyên sinh thuộc Vườn quốc gia Cúc Phương, huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình. Động Người Xưa còn được người Mường gọi là hang Đắng vì là nơi sinh sống của rất nhiều loài dơi. Đây là hang động có vị trí nằm gần trục giao thông xuyên rừng quốc gia Cúc Phương và là điểm thăm quan du lịch chính trong hành trình đến với rừng cúc phương. Năm 1966 Viện khảo cổ Việt Nam phối hợp với VQG Cúc phương, được sự giúp đỡ của các chuyên gia Đức, đã tiến hành khai quật hang động này. Ngành khảo cổ đã thu được các loại rìu đá, mũi nhọn xương, dao cắt bằng đá, vỏ ốc và nhiều xương thú, răng thú, đặc biệt đã phát hiện được 3 ngôi mộ cổ với các bộ xương người đã hoá thạch còn khá nguyên vẹn. Bằng phương pháp các bon phóng xạ 14 các nhà khoa học đã xác định những bộ xương này cách ngày nay khoảng 7.500 năm. Thi hài người chết được chôn trong tư thế nằm co, ở độ sâu 0,40m và 1,40m, xung quanh kè đã hộc, đáy lót đá dăm và xung quanh rắc thổ hoàng
Động Người Xưa dài 300m với hai tầng hang rất rộng, từ cửa hang chính đi vào khoảng 50m thì rẽ tay phải. Đây là hang động khô mang đặc trưng của núi đá vôi. Động này rất thoáng vì có một cửa hang ở trên đỉnh núi hút gió vào toàn bộ hang nên không khí ở đây rất dễ chịu. Đó là lý do tại sao những người tiền sử đã chọn hang động này làm nơi sinh sống. Trong hang tối, nhiều chỗ lối đi hẹp, vào thăm động phải chuẩn bị trước đèn pin, không dùng đuốc hay các nhiên liệu khác gây ô nhiễm và làm hư hại đến di tích (em sưu tầm ít thông tin để CCCM năm thêm)
Nếu các cụ quên món đèn pin thì người bán hàng cũng nhắc bạn ngay yên tâm
Trung đoàn nhà em thì món này đã trang bị rất kỹ mỗi nhà và cái ( xác định ngủ lều trong rừng mà)
Động cách đường khoảng 300m và được làm cầu để du khách vào thăm