Việc lấn chiếm vỉa hè này vào luật chưa các cụ nhỉ? Theo em cứ vào luật đã, mức phạt trong luật thật nặng cỡ trăm triệu đổ lên là không cần dẹp chỉ cần đi thu tiền thôi ạ.
Mời cụ nhé,
| Căn cứ pháp lý, pháp luật: |
– Nghị định 100/2013/NĐ-CP của Chính phủ.
– Luật Giao thông đường bộ 2008.
– Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính Phủ.
Quy định cụ thể:
1. Sử dụng vỉa hè, lòng đường như thế nào thì không vi phạm?
Theo Khoản 4 Điều 1 Nghị định 100/2013/NĐ-CP của Chính Phủ đã quy định rõ về việc sử dụng tạm thời một phần hè phố không vào mục đích giao thông có nội dung cụ thể như sau:
– Việc các chủ thể sử dụng tạm thời một phần hè phố không vào mục đích giao thông sẽ không được gây mất trật tự, an toàn giao thông.
– Hè phố các chủ thể sẽ được phép sử dụng tạm thời không vào mục đích giao thông trong các trường hợp cụ thể dưới đây:
+ Các chủ thể sẽ được phép sử dụng hè phố tạm thời không vào mục đích giao thông trong trường hợp thực hiện tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Thời gian sử dụng tạm thời hè phố không quá 30 ngày; trường hợp thời gian sử dụng tạm thời lớn hơn 30 ngày phải được Bộ Giao thông vận tải (đối với quốc lộ) hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với các hệ thống đường địa phương) chấp thuận.
+ Các chủ thể sẽ được phép sử dụng hè phố tạm thời không vào mục đích giao thông trong trường hợp tổ chức đám tang và điểm trông, giữ xe phục vụ đám tang của hộ gia đình; thời gian sử dụng tạm thời hè phố không quá 48 giờ, trường hợp đặc biệt thì cũng sẽ không được quá 72 giờ.
+ Các chủ thể sẽ được phép sử dụng hè phố tạm thời không vào mục đích giao thông trong trường hợp tổ chức đám cưới và điểm trông, giữ xe phục vụ đám cưới của hộ gia đình; thời gian sử dụng tạm thời hè phố theo quy định pháp luật cũng sẽ không quá 48 giờ.
+ Các chủ thể sẽ được phép sử dụng hè phố tạm thời không vào mục đích giao thông trong trường hợp đó là điểm trông, giữ xe phục vụ hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội; pháp luật cũng quy định cụ thể thời gian sử dụng tạm thời hè phố sẽ không quá thời gian tổ chức hoạt động văn hóa đó.
+ Các chủ thể sẽ được phép sử dụng hè phố tạm thời không vào mục đích giao thông trong trường hợp đó là điểm trung chuyển vật liệu, phế thải xây dựng để nhằm mục đích có thể phục vụ thi công công trình của hộ gia đình; thời gian sử dụng cụ thể là từ 22 giờ đêm ngày hôm trước đến 6 giờ sáng ngày hôm sau theo quy định của pháp luật.
– Vị trí hè phố mà các chủ thể được phép sử dụng tạm thời không vào mục đích giao thông sẽ cần phải đáp ứng đủ các điều kiện cụ thể được nêu dưới đây:
+ Điều kiện đầu tiên đó là phần hè phố còn lại dành cho người đi bộ có bề rộng tối thiểu đạt 1,5 mét.
+ Một điều kiện nữa đó là hè phố cần phải có kết cấu chịu lực phù hợp với trường hợp được phép sử dụng tạm thời.
– Đối với trường hợp các chủ thể thực hiện việc sử dụng hè phố quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 2 Điều Điều 1 Nghị định 100/2013/NĐ-CP, các hộ gia đình sẽ có trách nhiệm cần phải thông báo với Ủy ban nhân phường, xã sở tại trước khi các chủ thể đó sử dụng tạm thời một phần hè phố. Pháp luật cũng quy định, đối với các trường hợp được quy định cụ thể tại các Điểm a, d, đ Khoản 2 Điều Điều 1 Nghị định 100/2013/NĐ-CP, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ quy định thủ tục hành chính cụ thể về việc cho phép sử dụng tạm thời hè phố.
Như vậy, căn cứ theo quy định được nêu trên tại Nghị định 100/2013/NĐ-CP, ta nhận thấy rằng, việc sử dụng tạm thời một phần hè phố không vào mục đích giao thông sẽ chỉ ở trong các trường hợp quy định tại điểm a, b, c, d, đ tiết 2 khoản 4 Điều 1 Nghị định 100/2013/NĐ-CP của Chính Phủ.
Nếu như các chủ thể không sử dụng vỉa hè trong các trường hợp được quy định cụ thể như trên thì các chủ thể sẽ không có quyền sử dụng phần đất vỉa hè này không vào mục đích giao thông. Và, các hành vi của các chủ thể sẽ là vi phạm pháp luật. Vì vậy mà các chủ thể sẽ bị xử lý theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
2. Có được buôn bán, kinh doanh trên lòng đường, vỉa hè hay không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định cụ thể như sau:
Lòng đường và hè phố sẽ chỉ được sử dụng cho mục đích giao thông.
Bên cạnh đó, theo quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 35 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định các chủ thể sẽ không được thực hiện các hành vi sau đây:
– Các chủ thể không được tổ chức họp chợ, mua, bán hàng hóa trên đường bộ.
– Các chủ thể không được tụ tập đông người trái phép trên đường bộ.
– Các chủ thể không được thả rông súc vật trên đường bộ.
– Các chủ thể không được phơi thóc, lúa, rơm rạ, nông sản hoặc để vật khác trên đường bộ.
– Các chủ thể không được đặt biển quảng cáo trên đất của đường bộ.
– Các chủ thể không được lắp đặt biển hiệu, biển quảng cáo hoặc thiết bị khác làm giảm sự chú ý, gây nhầm lẫn nội dung biển báo hiệu hoặc gây cản trở người tham gia giao thông.
– Các chủ thể không được che khuất biển báo hiệu, đèn tín hiệu giao thông.
– Các chủ thể không được sử dụng bàn trượt, pa-tanh, các thiết bị tương tự trên phần đường xe chạy.
– Các chủ thể không được thực hiện các hành vi khác gây cản trở giao thông.
Như vậy, ta nhận thấy, các chủ thể không được sử dụng lòng đường, vỉa hè để thực hiện việc kinh doanh, buôn bán theo quy định của pháp luật. Trừ những trường hợp được quy định cụ thể ở phần bên trên thì các chủ thể sẽ được sử dụng lòng đường, vỉa hè trong một khoảng thời gian nhất định.
Căn cứ theo các phân tích được nêu cụ thể bên trên, đối với hành vi buôn bán vỉa hè, khai thác lòng đường vào những mục đích cá nhân, các hành vi đó gây ảnh hưởng và cản trở đến người hay đến giao thông hay các hoạt động bình thường khác thì các hành vi đó sẽ bị coi là hành vi lấn chiếm lòng đường. Lấn chiếm lòng lề đường là một hành vi vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính Phủ.
3. Mức xử phạt đối với hành vi ;ấn chiếm vỉa hè để làm nơi kinh doanh:
Căn cứ theo khoản 1 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định nội dung cụ thể như sau:
Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với các chủ thể là những cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với các tổ chức khi các cá nhân hay tổ chức đó thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
– Các cá nhân hay tổ chức bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2, điểm b khoản 5, điểm e khoản 6 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
– Các cá nhân hay tổ chức đã phơi thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản trên đường bộ; đặt máy tuốt lúa trên đường bộ.
Bên cạnh đó thì tại khoản 5 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định nội dung cụ thể như sau:
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với các chủ thể là những cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với các tổ chức khi các cá nhân hay tổ chức đó thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
– Các cá nhân hay tổ chức đã dựng rạp, lều quán, cổng ra vào, tường rào các loại, công trình khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 6, điểm b khoản 8, điểm a khoản 9 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
– Các cá nhân hay tổ chức đã sử dụng trái phép lòng đường đô thị, hè phố để: Họp chợ; kinh doanh dịch vụ ăn uống; bày, bán hàng hóa; sửa chữa đối với các loại phương tiện, máy móc, thiết bị; rửa xe; đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo; thực hiện việc xây, đặt bục bệ; làm mái che hoặc thực hiện các hoạt động khác gây cản trở giao thông, ngoại trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 6; khoản 7; điểm a khoản 8 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính Phủ.
– Các cá nhân hay tổ chức đã chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố dưới 05 m2 để nhằm mục đích làm nơi trông, giữ xe.
– Các cá nhân hay tổ chức đã chiếm dụng phần đường xe chạy hoặc lề đường của đường ngoài đô thị dưới 20 m2 làm nơi trông, giữ xe.
Như vậy, ta nhận thấy rằng, căn cứ theo quy định của pháp luật, đối với hành vi các chủ thể thực hiện việc buôn bán lấn chiếm vỉa hè có thể phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với các cá nhân, và phạt từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức.
Bên cạnh đó thì pháp luật cũng quy định đối với hành vi các chủ thể lấn sử dụng trái phép lòng đường đô thị, hè phố để nhằm các mục đích cụ thể như: Họp chợ; kinh doanh dịch vụ ăn uống; bày, bán hàng hóa; sửa chữa đối với các phương tiện, máy móc, thiết bị; rửa xe; đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo; xây, đặt bục bệ; làm mái che hoặc các chủ thể thực hiện các hoạt động khác mà các hoạt động đó gây cản trở giao thông chiếm lòng lề đường có thể phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, và cũng có thể bị phạt từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức.
Quy định pháp luật thì nhiều thế, mà hành pháp, thực thi, giám sát tuân chủ pháp luật của các cấp chính quyề.n thì như căng củ cọt,
Việc phải làm hàng ngày của thực thi, giám sát, đảm bảo tuân chủ pháp luật của các cấp chính quyề.n,... thì kg làm đầy đủ, để lấn chiếm biwaf bãi,.... xong rồi đầu năm nào cũng trống dong cờ mở làm thành 1, 2 đợt phong trào, chiến dịch,... rôi vài bữa lại như cũ,...